Hôm nay,  

CSVN Toan Hại Dân Hậu Giang

7/6/201600:00:00(View: 6390)

Nhà cầm quyền CSVN từ Hà nội đến Hà Tĩnh đã hại hàng triệu dân và làm ô nhiễm môi trường sống của dân chúng 4 tỉnh Miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế... khi cấp phép cho công ty Formosa luyện thép đã xả nước thải độc ra làm biển chết, cá chết hàng loạt, ngư dân bị triệt nguồn sống, không đánh bắt cá tôm gì được nữa.

Suốt 89 ngày CSVN theo thói quen biến thành bản chất thứ hai, che dấu tội lỗi này, tính để lâu cho cứt trâu hoá bùn. Nhưng dân chúng VN bất mãn, biểu tình hàng trăm ngàn người từ Bắc chí Nam trong nước. Ngoài nước người Việt hải ngoại ủng hộ đồng bào trong nước một mặt biểu tình ủng hộ tinh thần đồng bào trong nước, mặt khác Mỹ vận, quốc tế vận tối đa. Hàng trăm ngàn người ký kiến nghị vào trang We the People yêu cầu Phủ Tống Thống Mỹ giúp tìm nguyên nhân. Đại sứ Mỹ ở VN bay về Washington họp báo tuyên bố Toà Đại sứ Mỹ có ngỏ lời giúp Hà nội tìm nguyên do, chánh phủ CSVN từ chối. Trả lời kiến nghị trên We the People, Chánh Phủ Mỹ tuyên bố chia xẻ niềm đau nỗi khổ chính đáng của người dân Việt và công dân Mỹ gốc Việt, nhưng cũng cho biết Hoa kỳ không giúp được vì Hà nội từ chối không cho Mỹ giúp. Còn Chánh phủ Đài Loan sau khi nghiên cứu, công khai và minh thị tuyên bố cá chết trắng bờ biển Miền Trung là do Formosa xả nước thải có độc chất hoá học. Bí quá, Phủ Thủ Tướng CSVN mới mở cuộc họp báo, có sự hiện diện của ban tổng giám đốc Formosa. Ban giám đốc công ty Formosa cúi đầu nghiêng mình nhận lỗi, tuyên hứa đền bồi 500 triệu Mỹ kim. Công luận của giới trí thức và dân chúng VN không hài lòng. Chánh phủ CSVN và công ty Formosa mới giải quyết đằng ngọn, chớ chưa tận gốc, nên đặt vấn đề. Phải truy cứu trách nhiệm của các đảng viên cán bộ xem xét hồ sơ, cấp giấy phép cho Formosa. Xem coi Nhà nước có thiết lập hệ thống giám sát, con người, qui định, định kỳ hay bất thường đòi hỏi Formosa xả nước đúng qui chuẩn an toàn không. Có tính những thiệt hại lâu dài mà ngư dân, ngành thuỷ sản, nước biển và đáy biển bị hoá chất độc hại tác động hay chưa. Có tính thiệt hại về uy tín của mặt hàng mũi nhọn xuất cảng thuỷ sản này chưa, kéo dài trong bao lâu ở thị trường thế giới. 500 triệu đô đó có xứng đáng với thiệt hại mà người dân Việt và biển VN đã, đang, sẽ phải chịu hay chưa?

Trong tình hình căng thẳng và chấn động khắp nước ấy, thì có tin chấn động từ Tây Đô của Đồng Bằng Sông Cửu Long, được người dân Việt thân thương gọi là Miền Tây, Văn Minh Miệt Vườn, vựa lúa, cá nước ngọt của VN. Đó là Nhà máy giấy Lee & Man, một nhà máy sản xuất giấy và carton của Hồng Kông bên hông TC, vốn là một trong 5 tập đoàn lớn nhứt thế giới, sẽ tổ chức sản xuất bên bờ Sông Hậu Giang là một con sông lớn nhứt của Đồng Bằng Sông Cữu Long, con sông cái, sông mẹ của một hệ thống sông ngòi, kinh rạch chằn chịt tạo nên văn minh Miệt Vườn của người Việt ở Miền Nam.

Tin Đài Á châu Tự do của Mỹ ngày 28 tháng 6 năm 2016, “Cảnh báo về một thảm họa môi trường sẽ do nhà máy giấy Lee & Man Hậu Giang gây ra tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long được gióng lên mạnh mẽ.” Bài báo dẫn dụ, “Hiệp hội Chế biến và Xuất Khẩu Thủy sản Việt Nam - gọi tắt theo tiếng Anh VASEP, vào ngày 16 tháng 6 vừa qua có công văn gửi quốc hội và chính phủ Việt Nam. Công văn nêu rõ hoang mang của 270 doanh nghiệp thành viên VASEP trên toàn quốc trước tin sắp đi vào hoạt động dự án xây dựng nhà máy giấy của Công ty TNHH Giấy Lee & Man Việt Nam.”

“VASEP nêu rõ khi nhà máy Lee & Man tại cặp bờ Sông Hậu ở hạ nguồn sông Mê kong đi vào sản xuất giấy và bột giấy sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường; khi mà thải ra khoảng 28.500 tấn sud [NaOH, soude, tiếng trong Hoá học còn gọi là soude caustique, tức ăn da] mỗi năm xuống Sông Hậu.


“Theo VASEP thì để sản xuất ra được 1 tấn giấy hay bột giấy cần đến 50 kilogram sud làm chất tẩy. Nếu như lượng sud đó đổ ra sông Hậu và ra biển thì sẽ trở thành mối nguy lớn hủy hoại nguồn thủy sản trên sông và biển, cũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc nuôi trồng thủy sản ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

“Giáo sư Lê Huy Bá, nguyên viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, cho biết: “Sud là chủ yếu, sau đó tẩy sud, rồi sau đó lại trung hòa một phần của acid nữa. Sud là chủ yếu ngoài ra còn nhiều hóa chất khác nữa…

“Nhà máy của Trung Quốc mà công nghệ sản suất giấy của Trung Quốc là công nghệ rất lạc hậu nên sẽ ảnh hưởng vùng đó. Vùng đó là vùng khó thoát thủy vì là vùng trũng, lòng chảo. Chung quanh đó có rất nhiều kênh rạch sẽ bị nhiễm. Việc nuôi tôm, nuôi cá sẽ khó; và rồi sẽ xảy ra những chuyện như ở Sông Bưởi, Thanh Hóa cho mà xem!”

“Tiến sĩ Tô Văn Trường trong bài viết gửi đăng trên trang Bauxite Việt Nam hôm ngày 24 tháng 6 vừa qua nêu rõ: Dự án Lee & Man Việt Nam bao gồm hai hạng mục chính: nhà máy sản xuất bột giấy tẩy trắng công suất 330 ngàn tấn một năm và nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp công suất 420 ngàn tấn một năm. Ông nêu rõ nhà máy cần sud NaOH trong qui trình xử lý nước thải, ít ra cũng gần 30 tấn mỗi ngày.

Tiến sĩ Tô Văn Trường nêu rõ Các nhà máy sản xuất giấy, thép, hóa chất… được xếp vào loại báo động vì chất xả thải độc ra môi trường. Công nghiệp giấy còn bị xếp vào loại gây ô nhiễm còn hơn cả công nghiệp khai khoáng, bởi vì phải khai thác các nguồn cellulose tự nhiên (rừng), sử dụng nhiều chất tẩy độc hại trong quá trình sản xuất và đặc biệt việc tái chế giấy càng thải ra nhiều chất độc hại và nguy hiểm.

Vị tiến sĩ này còn bày tỏ quan ngại, “Dự án nhà máy giấy Hậu Giang do tỉnh thẩm định chứ không phải do bộ thẩm định”, thế nhưng khi nghe thông tin Bộ cũng quyết liệt vào để xem nguyên nhân cũng như và vấn đề khiếu kiện của dân thế nào.

Tuy nhiên Ông Tụng Vi Phú – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Giấy Lee – Man Việt Nam họp báo, nói một cách thách thức: “Bộ Tài nguyên - Môi trường vào đó để điều tra, đánh giá mới có thể ra được kết luận cuối cùng, chứ nếu ngồi ở bộ võ đoán, phân tích rất khó.”

Người dân muốn biết nhà cầm quyền làm thế nào theo sát nước thải có độc chất hay không, dù ống nước xả để trên bờ. Chẳng lẽ cử người giám sát 24/24, hay chui vào ống. Thế thì việc xả chất độc là do bên công ty sản xuất chủ động lúc vắng mặt cán bộ kiểm tra hay tắt máy kiểm để xả.

Tai hại của Hậu Giang nếu bị sẽ trầm trọng hơn ở 4 tỉnh Miền Trung bị Formosa xả lậu, xả lén. Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng trũng. Chất độc theo Sông Hậu Giang lan toả khắp hệ thống kinh rạch và sông ngòi Miền Tây. Cá nước ngọt, đen trắng đều lâm nguy. Cá vùng nước lợ và cận duyên cũng chết tiêu luôn.

Dân Miền Tây ở nông thôn múc nước sông lên lóng phèn uống. Nước sông có chất sud ăn da thì miệng lưỡi, bao tử, ruột gan con người nào chịu nổi.

Đất nước là của nhân dân. Nhà Nước không có quyền cấu kết với tài phiệt ngoại bang biến quê cha đất tổ của người dân Việt thành cái bãi xả rác độc, làm hại môi sinh, ô nhiễm đất, nước, không khí. Tỉnh Uỷ Hậu Giang một là dẹp cái dự án chết người, chết vật, chết đất, chết nước ấy đi. Hay là bị dân chúng nguyền rủa, chống đối, tạo cơ hội cho Tổng Trọng điều CS Bắc Việt vào nắm đầu tỉnh uỷ, uỷ ban như đã làm ở Saigon vậy./.(Vi Anh)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.