Hôm nay,  

Dân Chủ, Đấu Tranh Mới Có

04/12/201500:00:00(Xem: 5187)

Dân chủ không chờ mà được, không xin mà có. Dân chủ phải đấu tranh mới có. Có nhiều khi phải hy sinh như nhà đấu tranh Tom Paine nói “tự do hay là chết và Mục sư Luther King Jr chết cho tự do, bình đẳng của người dân ở Mỹ.

Nhiều dấu chỉ cho thấy một số người Việt trong nước quá mong muốn, quá nóng lòng chờ đợi dân chủ nên bị một số cán bộ tuyên huấn CS, cò mồi của CS, đám tuyên truyền viên bằng miệng dùng báo đài của Nhà Nước CSVN hay lợi dụng các hội luận, các phỏng vấn trên các chương trình tiếng Việt của các đài phát thanh ngoại quốc, trong đó có của Anh, Pháp, Mỹ nữa, cho ăn bánh vẽ như Tào Tháo nói láo với binh lính đói khát đằng trước có rừng mơ.

Tiêu biểu như tuần qua rất ồn ào với tin tung ra từ Quốc Hội Đảng cử dân bầu của CSVN. Rằng lãnh đạo Việt Nam [CS] phải tuyên thệ trung thành với dân. Thủ tướng, chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội và chánh án tòa án nhân dân tối cao Việt Nam phải “tuyên thệ trung thành với tổ quốc, nhân dân và hiến pháp” khi nhậm chức. Rằng đó là Quốc Hội sửa đổi nội qui; điều lệ mới được thông qua sáng 24/11 và sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2016. Theo đó, người tuyên thệ “quyết định nội dung tuyên thệ phù hợp với trách nhiệm được giao và phải đứng trước quốc kỳ tuyên thệ với thời gian không quá 3 phút”. Ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, nói với đài VOA tiếng Việt, “Khi mà quốc hội mới bầu ra các chức danh như chủ tịch nước, thủ tướng, chủ tịch quốc hội và chánh án tòa án nhân dân tối cao, thì sẽ có tuyên thệ nhậm chức. Trong hiến pháp thì quy định như thế còn trong nội quy kỳ họp của quốc hội, quy định như thế để thực hiện việc tuyên thệ theo tinh thần của hiến pháp. Các nước họ làm nhiều rồi, như là tổng thống nhậm chức họ làm rồi, còn Việt Nam từ xưa tới nay thì chưa”.

Còn một số nhà quan sát dấu tên thêm mắm dặm muối, nói thêm với VOA, rằng điều đáng chú ý là “không có đảng trong phần phải tuyên thệ trung thành”. Và suy diễn thêm nội quy sửa đổi trên được thông qua trong bối cảnh chỉ còn vài tháng nữa là diễn ra đại hội đảng lần thứ 12, và tại kỳ họp này, các vị trí chủ chốt của Đảng Nhà Nước CSVN sẽ được công bố. Hồi đầu năm nay, một tờ báo thuộc cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đăng bài bình luận cho rằng 2015 sẽ là năm căng thẳng chính trị ở Việt Nam trong khi chuẩn bị cho Đại hội thứ 12 với việc bầu ban lãnh đạo chóp bu mới, đồng thời nhận định rằng Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đang nhắm tới chiếc ghế Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cán bộ, đảng viên và cò mồi của CSVN nói vậy, chớ không phải vậy, mà còn khác hơn, dối hơn vậy nhiều. Khẩu hiệu trung với đảng, hiếu với dân là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy bộ đội CS. Khi hạ trào cách mạng, CS có đổi chút đỉnh khi nói nhưng bản chất là hằng cữu trung với đảng. Hồi tháng Bảy vừa qua, phát biểu tại Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói quân đội Việt Nam "phải tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với dân tộc, với hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam..", khác với các tuyên bố trước đó của các nhà lãnh đạo khác, đặt đảng lên đầu trên phương diện hình thức. Nhưng nội dung chẳng có gì khác, vì vẫn trung thành với hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam” tức trung thành với chế độ CS trên danh nghĩa là Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Nhưng trên thực tế và thực chất, Điều 4 qui định Đảng CS là Đảng lãnh đạo Nhà Nước, quản lý Nhân dân, làm chủ Đất nước, Đảng chỉ dời cái phết qua vài chữ trên khẩu hiệu, thì quyền của CS trở thành độc tài đảng trị toàn diện.


Và thực tế và thực sự là vậy, tin VOA cho biết, trong lễ bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 12/1/2015, Ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố “đổi mới chính trị [ở Việt Nam] không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng, nhà nước mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia”.

Trở lại cái gọi là Quốc Hội CSVN. Tổ chức này không có bầu chọn nhưng chức danh lãnh đạo Đảng Nhà Nước, theo đúng nghĩa chữ bầu chọn. Chính Bộ Chánh Trị chọn trước, Đại Hôi Đảng thông qua theo thủ tuc của CS gọi là cộng đồng tuyển trạch. Quốc Hôi chỉ hợp thức hoá cho có lệ, mặc chiếc áo nhân dân trên người CS thôi.

Và thêm một hành động lập lờ đánh lận con đen dân chúng VN mà CS và cò mồi đang làm. Đó là Quốc Hội CSVN đảng cử dân bầu thảo luận Dự thảo Luật về Hội. Nhưng sớm nhất cũng phải đến tháng 10/2016 mới được Quốc hội khóa tới thông qua. Quyền lập hội, cũng như quyền tự do di chuyển, ngôn luận được qui định trong tất cả các bản Hiến pháp của nhà nước Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ 1946 tới 1992 và 2013, nhưng tại sao gần đại hội đảng CSVN lần thứ 12, Quốc Hội thứ 13 mới thảo luận nhưng phải để Quốc hội khóa 14, mãi vào năm 2016 mới bầu, rồi một thời gian sau mới chung quyết luật lập hội. Dễ hiểu, Đảng CSVN hé nắp vung để xì bớt áp suất bất mãn của dân chúng trước đại hội Đảng lần thứ 12 bầu lãnh đạo Đảng Nhà Nước và kế hoạch cho 5 năm tới.

Quốc Hội còn đề nghị thảo luận Luật Thăm dò Dân ý để làm chánh sách quốc gia. Đặt vấn đề trong những tháng cùng ngày tận của Quốc Hội khoá 13 mà không chung quyết là để tạo hy vọng Đảng Nhà Nước sẽ đổi mới chánh trị, cải tiến tự do, dân chủ, tạo bầu không khí lạc quan hầu chuyển hướng công luận đang bất lợi cho CS. Kinh nghiệm sống trong chế độ CS không phải ở VN, mà ở TC, Liên xô, các nước Đông Âu khi trước ở đâu cũng vậy. CS thường nói vậy mà không phải vậy. Người dân phải đấu tranh, lắm khi phải chết sống với mong muốn thì mới thành công. Một là đấu tranh trực diện với nhà cầm quyền địa phương biểu tình đông người, dẻo dai, kiên trì bám trụ, lấy quần chúng bao vây lãnh tụ. Hai là đấu tranh gián tiếp với nhà cầm quyền trung ương bằng cách chiếm quốc lộ, tạo bế tắc con đường huyết mạch từ Bắc vào Nam. Ba là dùng tiến bộ khoa học kỹ thuật tin học phổ biến tin tức, tạo thành một cuộc đấu tranh chấn động, khiến nhà cầm quyền trung ương áp lực địa phương phải giải quyết. Bốn là nổi dậy để lật đổ CS như ở Ba Lan và các nước Đông Âu CS. Tóm lại, tự do, dân chủ không ngồi chờ mà có, không xin mà được, phải đấu tranh hay chiến đấu mới có./.(Vi Anh)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.