Hôm nay,  

Chiến Tranh Và Lương Tri

31/05/200100:00:00(Xem: 4940)
Mỗi năm đến ngày Tưởng niệm Chiến sĩ trận vong (Memorial Day) ở Mỹ, những cuộc chiến cũ có vẻ lùi thêm vào quá khứ kể từ cuộc Nội chiến Nam-Bắc mà sự kết thúc đã làm khởi điểm cho ngày lễ truyền thống này. Lạ lùng thay cuộc chiến Việt Nam tuy một phần tư thế kỷ trôi qua, đã không chịu lùi dần mà vẫn cứ hiện hình trở lại có khi thật nhức nhối. Ngày Tưởng niệm năm nay đến vào lúc chỉ mấy tuần trước đây có vụ cựu Thượng nghị sĩ Bob Kerrey nhìn nhận đã chỉ huy một toán biệt kích Hải quân giết chết hơn một chục người dân ở làng Thanh Phong, tỉnh Bến Tre, là một dịp để đám bụi thời gian dấy lên và cuốn theo chiều gió. Có người đã lên án ông Kerrey, nhiều cựu chiến binh đã bênh vực ông và nhiều người dân Mỹ đã thông cảm, nhưng thường với những tình cảm thật lẫn lộn.

Nước Mỹ có tội hay không có tội" Mỹ tham chiến ở Việt Nam là đúng hay sai" Những câu hỏi đó còn day dứt trong lòng người Mỹ, dự luận dân chúng còn chia rẽ. Vết thương không còn rớm máu như năm xưa, nhưng nó vẫn còn đó như một chứng bệnh kinh niên lâu lâu lại nhức nhối. Tôi vẫn nghĩ chiến tranh là tàn nhẫn, nhưng có một điều tôi muốn nhấn mạnh. Trong bất cứ cuộc chiến nào và ở bất cứ bên nào những người lính đã tử trận đều là những người đáng kính. Họ đã chết vì thi hành nghĩa vụ công dân, hoặc vì bị mê hoặc bởi sự tuyên truyền lừa gạt của một chủ thuyết hay ngộ nhận chính nghĩa trong một thời buổi nhá nhem. Nhưng khi đã cầm súng ra trận, lâm vào thế “nếu ta không giết, ta sẽ bị giết”, xin đừng nói bên nào nhân đạo hơn bên nào. Những người đó chết vẫn đáng kính hơn những kẻ đã né tránh chiến tranh, nêu ra bất cứ lý do gì để trốn lính, trừ một lý do họ không dám nói ra mồm là hèn nhát sợ chết.

Trong Ngày Tưởng Niệm năm nay, có tiếng nói của một người lính tôi cho là có ý nghĩa nhất cho sự suy tư của người Mỹ. Cựu chiến binh David Tatum nói: “Chúng tôi đã phạm phải rất nhiều sai lầm, chúng tôi biết như vậy. Chúng tôi đã đến Việt Nam với những lý do chính đáng và chúng tôi đã làm sai tất cả. Nhưng chúng tôi cởi mở hơn về những sai lầm chúng tôi phạm phải. Họ (những người Cộng sản Bắc Việt) đã reo rắc khủng bố, họ đã chém giết dân chúng miền Nam Việt Nam, đó là điều dân chúng Mỹ cần phải hiểu”. Tatum là một cựu chiến binh Thủy Quân Lục Chiến đã tham chiến ở Việt Nam, hiện ông là một giáo sư Lịch sử Mỹ tại một trường Trung học ở Philadelphia. Ông đã dẫn lớp học của ông đến thăm đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Washington.

Nhiều người lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam nay vẫn còn bị ám ảnh vì nhiều chuyện, có người bị chấn động tâm thần không cách nào chữa lành. Đó là điều dễ thông cảm bởi vì họ đã tham dự một cuộc chiến quá bạo tàn trong một khung cảnh mịt mù, nhiều khi không phân biệt nổi đâu là bạn đâu là thù. Lương tâm cắn dứt là đúng, nhưng ít ra cũng phải có lương tâm nó mới bị cắn dứt. Lương tri của mọi con người bình thường bắt buộc không thể quên một quá khứ, khiến họ nói ra công khai những cảnh bạo tàn mà họ đã chứng kiến hay đã góp phần vào đó bằng cách này hay cách khác. Thế nhưng tôi muốn nói thêm. Lương tri cũng phải có hai chiều.

Tôi không hy vọng một ngày nào đó những người lính Cộng sản trong cuộc chiến Việt Nam lại được phép có lương tri và được chế độ của họ cho phép hay khuyến khích họ cởi mở bộc trực, nói lên những gì họ đã phạm phải đối những kẻ thù của họ. Tôi không hề có ảo tưởng như vây. Tôi nói lương tri hai chiều là ngay ở phía những người Mỹ. Đối với những người dân ở trong vùng Cộng sản kiểm soát ở miền Nam Việt Nam, những nguời mà chính họ cũng biết có thể là dân và cũng có thể là cán bộ, du kích hay quân chính quy cải dạng họ không có cách nào phân biệt nổi, nhưng nếu bị họ giết lầm, họ vẫn thấy đau khổ, lương tâm bị dày vò. Đó là điều rất tốt, lương tri đó thật đáng phục. Nhưng cái lương tri đó cũng nên có một mặt thứ hai để nhìn vào những người đã chiến đấu bên cạnh họ hay những người dân đã giúp đỡ họ và đã bị họ bỏ lại khi họ vội vã rút lui, để lãnh đủ mọi thứ búa rìu của kẻ chiến thắng.

Chúng tôi muốn nói đến những quân cán chính và cả những người dân của chế độ Việt Nam Cộng hòa trước đây. Có nhiều người nay không nói được, bởi vì họ đã nằm yên dưới những nấm mồ tử sĩ ở ngay trên đất nước Việt Nam, hay nằm trong các các nấm mồ hoang vắng của các trại cải tạo, hay đã nằm yên dưới đáy bể trong các cuộc vượt biên hoặc có những nạn nhân mà đến bây giờ không tìm thấy xác. Cố nhiên còn rất nhiều người còn sống, có người ở nơi nói lên được và có người ở nơi phải âm thầm chịu đựng. Những người nói lên được đã bầy tỏ biết bao cảm nghĩ, đau thương cho người thân đã chết, ngán ngẩm cho cảnh đời hay cả mối hận lòng để ước mơ làm sao tránh cho dân tộc khỏi gập nạn như vậy nữa.

Đối với những tiếng nói như vậy, một phần dư luận Mỹ bằng cách diễn tả này hay diễn tả khác, có vẻ đã trả lời: Nước Mỹ đã làm tất cả cho các anh trước khi rút lui. Sau chiến tranh, nước Mỹ đã mở cửa đón người tị nạn, đã giúp đỡ quân cán chính miền Nam và giúp định cư cả những cựu tù cải tạo. Nhưng các anh đã thua, các anh còn trách ai" Điều đó rất đúng, chúng tôi đã thua chúng tôi phải chịu, chúng tôi không trách ai hết. Những nếu lương tri người Mỹ còn day dứt vì những người họ đã giết ở phía bên kia, thiết tưởng một góc nhỏ của lương tri đó cũng nên nhìn đến những người đã chết ở phía bên này - dù không trực tiếp chết vì bàn tay Mỹ, nhưng ít ra Mỹ cũng đã gián tiếp có một phần trách nhiệm. Chúng tôi chỉ mong họ có chút lương tri đó. Có thế thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.