Hôm nay,  

Tạng Ngữ & Phật Giáo

08/03/201500:00:00(Xem: 3180)
Nên sử dụng ngôn ngữ nào cho Phật Giáo? Các quan chức trong cơ quan Chính Hiệp của nhà nước Trung Quốc nghĩ là cần tới 4 ngôn ngữ… nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma nghĩ rằng tiếng Tây Tạng gần với Phật Giáo theo truyền thống Nalanda hơn.

Tại sao có dị biệt như thế? Phải chăng một cuốn tự điển Phật học sử dụng 4 ngôn ngữ sắp tới dự kiến do nhà nước Trung Quốc có thể sẽ có ảnh hưởng chính trị chen vào?

Nhiều người Tây Tạng tin như thế.

Thí dụ, tự điển Phật học 4 ngôn ngữ đó, khi viết về lịch sử các Đức Đạt Lai Lạt Ma tất nhiên sẽ nói rằng chức vị này là do Hoàng Đế Trung Quốc phong tặng?

Một bản tin của phóng viên Erika Miranda ngày 3/3/2015 trên mạng http://en.yibada.com/ có tựa đề “Các Học Giả Trung Quốc Sẽ Soạn ra Một Tự Điển 4 Ngôn Ngữ Để Hỗ Trợ Việc Nghiên Cứu Văn Bản Phật Giáo.”

Một cố vấn chính trị TQ và một học giả Tây Tạng tiết lộ với thông tấn Xinhua News Agency về kế hoạch chính phủ Trung Quốc dự kiến sẽ kết tập một cuốn tự điển đa ngôn ngữ về các văn bản Phật Giáo trong năm nay.

Một viên chức trong Ủy Ban Quốc Gia của Hội Đồng Tham Vấn Chính Hiệp Trung Quốc có tên là Drongbu Tseringdorje nói rằng, các học giả TQ cần tự điển 4 ngôn ngữ Bắc Phạn (Sanskrit), tiếng TQ, tiếng Tây Tạng và tiếng Anh để hiểu kinh điển cũng như các ngữ lục và văn bản viết trên lá bối còn lưu trữ được.

Ông nói rằng các văn bản viết trên lá bối (palm-leaf còn gọi là lá cọ) ghi lại về triết lý, văn hóa, lịch sử và khoa học sử dụng ở cả hai miền nam và trung Châu Á được viết bằng tiếng Sanskrit trong khi các văn bản lá bối khác tìm ra ở Tây Tạng lại viết bằng Tạng ngữ.

Các bản văn từ Tây Tạng theo bản tin này có gần 60,000 trang và xưa tới hơn một ngàn năm trước.

Drongbu, cũng là Viện trưởng viện nghiên cứu đầu tiên và duy nhất chuyên về văn bản lá bối, cũng tiết lộ về chặng đường thứ hai của dự án.

Ông cũng giải thích rằng ông sẽ hợp tác với các học giả ở các đaị học Bắc Kinh để soạn ra tự điển 4 ngôn ngữ để giúp nghiên cứu về văn bản Phật giáo.

Theo lời ông, Phật giáo truyền từ Ấn Độ sang Trung Quốc lúc đó là 2 truyền thống: Nam Tông (Theravada Buddhism) và Bắc Tông (Mahayana Buddhism). Rồi, theo lời ông, Phật Giáo Bắc Tông sau đó phát triển thành Thiền Tông, Tịnh Độ và Phật Giáo Tây Tạng, mà ông nói còn là Lạt Ma Giáo (Lamaism).

Xin chú ý lời ông học giả của chính phủ Bắc Kinh. Ông noí rằng, PG Trung Quốc phát triển thành PG Tây Tạng. Có đúng không?

Không đúng.

Theo Tự Điển Bách Khoa Mở Wikipedia, mục từ “History of Tibetan Buddhism” trong đó cho biết Phật Giáo Ấn Độ trực tiếp vào Tây Tạng với kinh điển viết bằng tiếng Sanskrit.

Chớ hề có chuyện Phật Giáo Trung Quốc khai sinh ra Phật Giáo Tây Tạng. Sử của Trung Quốc không ai tin nổi.

Hãy tin rằng PG Tây Tạng được truyền trực tiếp từ PG Ấn Độ, và do vậy mang phong cách Mật Tông với các thần chú và phép tu Mật Tông có ảnh hưởng từ Bihar và Bengal.

Chính vì Trung Quốc muốn bóp méo lịch sử PG Tây Tạng, muốn biến PG Tây Tạng là con ruột của PG Tàu, nên Đức Đạt Lai Lạt Ma trong bản tin Phayul hôm 5-3-2015 tuyên bố rằng ngôn ngữ Tây Tạng là dòng sống của truyền thống Nalanda.

Bản tin Phayul ghi lời Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng người Tây Tạng nên nhận thức rằng các diễn giải tốt nhất về truyền thống Phật giáo dựa vào các vi sư Nalanda chỉ có ghi lại trong ngôn ngữ Tây Tạng.

Ngài nói, “Truyền thống PG có thể diễn giải tốt nhất theo luận lý về Phật pháp không ngờ vực gì chỉ là Nalanda Tradition (Truyền Thống Nalanda). Và truyền thống Nalanda này có thể diễn giải tốt nhất trong Tạng ngữ.”

Ghi nhận: Nalanda là một tu viện cổ Phật giáo ở Bihar, Ấn Độ. Còn được gọi là Đạị Học Nalanda vì có chức năng đaò tạo tăng sĩ. Nalanda thành lập ở thế kỷ thứ 5, và bị tàn phá vào thế kỷ 13.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói như thế trong ngày thứ 15 Tây Tạng Tân Niên khi thuyết giảng về Jataka Tales (Truyện Tiền Thân Đức Phật).

Ngài nói, “Không chỉ bởi vì Tạng ngữ là ngôn ngữ của người Tây Tạng mà họ nên giữ gìn. Truyền thống cổ truyền Nalanda -- vốn làm lợi ích cho toàn thể nhân loại -- chỉ có thể diễn giải tốt nhất bằng Tạng ngữ.”

Ngài nói, đang có nhiều người muốn học Tạng ngữ vì họ muốn hiểu về PG.

Ngài nói, “Để duy trì truyền thống Nalanda, cần có Tạng ngữ, và trách nhiệm chúng ta là bảo tồn Tạng ngữ.”

Ngài nói lên nỗi lo về dân số người Tây Tạng quá ít ở cả hải ngoại và trong lãnh thổ Tây Tạng.

Có thể thấy, Đức Đạt Lai Lạt Ma có nỗi lo lớn nhất là, văn hóa Tây Tạng sẽ bị xóa sổ vì biển người Trung Quốc, ngôn ngữ Tây Tạng sẽ biến mất vì trẻ em Tây Tạng vào trường phải học Hoa ngữ.

Bây giờ đã thấy bước đầu là Từ Điển Phật Học 4 ngôn ngữ rồi, trong đó như lời quan chức trong Hội Đồng Chính Hiệp đã nói, rằng Phật Giáo từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc trước, rồi từ TQ mới truyền lên vùng núi tuyết Tây Tạng. Nói thế, vừa là bóp méo lịch sử, vừa lộ ra âm mưu xóa sổ văn hóa Tây Tạng vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.