Hôm nay,  

Bài Dự Thi Người Việt Trên Đất Úc - Chú Lâm (phần I)

09/03/200200:00:00(Xem: 4579)
Lời phi lộ của tác giả: Bài viết sau đây kể lại 3 cuộc tình xẩy ra nơi "đất lạ quê người". Một mối tình đơn phương giữa một "Chàng xa vợ, Nàng vắng chồng! và 2 mối tình của bản thân người viết. Tuy nhiên, tên của các nhân vật đều được thay đổi. Vì không phải là người chuyên môn cầm bút nên chắc chắn có nhiều câu văn tối nghĩa. Tôi hy vọng độc giả thông cảm tha thứ. Vì vậy, khi đọc được thông báo, tôi không ngại tranh thủ thời gian ở hãng và ở gia đình để "gõ" được mấy trang gởi đến toà soạn. Câu chuyện này đã sẩy ra cách đây gần 20 năm. bản thân người viết đã có vợ và 2 con. Tôi không hề muốn níu kéo dĩ vãng, tôi cũng không hy vọng đoạt giải do SàiGòn Time nhã ý cho độc giả có dịp thi đua nghệ thuật và tài năng. Viết câu chuyện này tôi chỉ có một tham vọng duy nhất đó là nói lên sự nghịch lý trong ngôn ngữ Việt Nam mà xưa nay ít ai nhìn nhận, thậm chí còn ép buộc lớp trẻ phải theo khiến họ không thích hoặc tránh né nói tiếng Việt ở hải ngoại. Vì Chủ đề "Tình Yêu và Hạnh Phúc" nên tôi chỉ lướt qua, tuy nhiên, sự nhạy cảm nên sẽ có nhiều người cảm thấy khó chịu nhưng tôi vẫn nêu lên trong câu chuyện, bởi nó là sự thật đã xẩy đến với tôi. Tôi cũng tin rằng sẽ có nhiều người cùng cảnh ngộ mà thông cảm. Theo tôi, sự thay đổi lối nói chuyện và ứng xử của người Việt phải cần nhiều kiên nhẫn, không phải "một sáng và một chiều" mà có được, nhưng không phải là không thể làm được. Nếu có được sự thay đổi thì trách nhiệm chắc chắn là do giới trí thức, những người cầm bút, những người làm văn nghệ và phải được sự hậu thuẫn của chính quyền. Tiếc thay! Đảng CSVN lại là bức tường ngăn cản, thậm chí còn lợi dụng sự tiêu cực của ngôn ngữ và tập quán để trục lợi cho đảng và cá nhân. Là người Việt Nam, bản thân người viết vẫn còn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi sự tiêu cực của tập quán người Việt, tuy nhiên tôi hằng mong ước một ngày kia, thế hệ trẻ Việt Nam sẽ được "giải phóng văn hóa" để thế hệ trẻ được hít thở một bầu văn hóa thoáng mát, để các nhà dịch thuât dễ dàng sử lý một cuốn sách, các nhà văn không còn mất thì giờ đắn đo đại danh từ nào xứng đáng cho nhân vật trong tác phẩm, hầu cho văn hóa Việt Nam được lên cấp thì mới mong một nước Việt Nam giàu sang thịnh vượng. - Xin Thành thật cảm ơn.
*
Hai người bạn cùng chung chuyến bay, họ được nhân viên xã hội dẫn đi nhận phòng. Midway hotel tọa lạc nơi ngoại ô miền tây Melbourne là nơi Lâm bắt đầu vào cuộc đời hoàn toàn bỡ ngỡ xa lạ. Lâm liếc mắt quan sát căn phòng, cách kiến trúc, sạch sẽ và nề nếp mà thầm phục sư văn minh và giàu sang của đất nước này.
- Quang à, Mày tắm trước đi.
- Không, Tao nghỉ chút đã. Nhà này không phải của mày cũng chẳng phải của tao, đừng khách sáo. - Quang đáp
Lâm bước vào bồn tắm mở khóa nước, không khỏi ngạc nhiên, chàng lẩm bẩm: "Mẹ!.. Nước máy ở đây mạnh thật", chàng vội bước ra ngoài với tay khóa nước vì nước lạnh cóng xương. Loay hoay một lúc chàng khám phá ra một vòi nhưng có cả nước nóng và lạnh. Đắc ý chàng bước trở vào bồn, lẽ dĩ nhiên mở nước nóng, chứ nước lạnh thế kia!... ai mà tắm được.
Nghe tiếng xít xoa vọng ra từ phòng tắm Quang gọi to:
- Chuyện gì vậy"
- Nước nóng qúa làm sao mà khóa lại đây! - Lâm đáp.
Quang đẩy cửa vào phòng tắm thấy nước lênh láng, hơi nước bốc lên mù mịt, Lâm cứ la lên oai oái cố tìm cách khóa vòi nước nóng phun tung tóe, Thấy Lâm ép sát người vào tường đưa tay thật xa vặn khóa nước nhưng không thoát khỏi những giọt nước ác ôn tha hồ tưới lên thân thể "trần như nhộng". Phì cười, Quang thầm nghĩ: "Đúng là bộ đội con. Ngớ ngẩn giống y hệt mấy người bộ đội chính quy vào miền Nam lần đầu cỡi xe Honda và được cái đài kep nách."
*
Hơn hai tháng rồi, mặc dù trọng lượng có tăng thêm cả chục cân nhờ được ăn uống đầy đủ, nhưng cơ thể vẫn chưa quen được cái gía rét ở đây. Mùa đông ở đây lạnh thấu xương, Cái lạnh ấy nó càng thêm ác nghiệt vì họ vẫn còn là con người của vùng nhiệt đới. Quang đứng lên lấy trong tủ ra chiếc áo choàng đưa lên cao.
- Xem nè, tao mới xin được cái áo này dầy lắm, đẹp chưa. Mỗi lần đi lên đi xuống canteen ăn cơm, khoác vào cho bớt gió. Thôi đi ăn cơm chưa"
- Cơm với nước gì tao ăn chả được, mỗi thịt gà và bắp là ngon mà đâu phải ngày nào cũng có. Ở đây mày ăn cơm được không"
- Không, nhưng ăn món khác. Cơm họ nấu sống mà bỏ mỡ ngấy qúa, tao về nhà chị tao ăn đồ Việt Nam ngon thiệt. Tuần sau tao nói chị tao nấu ít đồ ăn Việt Nam mang vào cho mày ăn đỡ thèm!
- Thôi đừng. Họ đã dặn dò là không được nấu hoặc ăn ở trong phòng. - Lâm từ chối.
- Đừng sợ! Tao biết mấy người còn mang nồi điện vào đây hâm lại đồ canteen để ăn cho ngon nữa kìa!
- Tao biết chớ. Thậm chí có bà kia còn lớn tiếng trách cô nhà bếp là không lập tức dọn dẹp đồ ăn của bà ấy làm đổ ra nền nhà canteen, bà còn sỗ sàng nói chính bà phải trả tiền ăn ở. công việc của cô là phải dọn dẹp, nhưng tao nghĩ người ta lịch sự tiếp đãi, mình nên bắt chước và tự trọng là hơn.
- Ừ mày nói đúng. Tao thấy từ cách đối xử của nhân viên bán canteen, cô gíao dạy Anh Ngữ đến bầy chim hải âu không biết sợ người mà tao phải tự hỏi chính mình, chừng nào Việt Nam mới được thế này. Người Việt càng ngày càng đông, cứ tiếp tục làm những điều thiếu ý thức như vậy, họ sẽ có ấn tượng xấu với người mình, rồi họ sẽ chẳng còn lòng nhân đạo thâu nhận những thằng vô gia cư như tao với mày nữa đâu. Nè, hôm nay lại một chuyến bay đưa về Sydney, tuần sau lại có một chuyến bay đến đây từ Hồng Kông, tao nghe thằng Nam nói có má và em nó nữa.
- Nam nào" - Lâm hỏi
- Thằng Nam ở Long House khu F bên trại đó, nó đi tàu PB 871 cùng với đứa em gái bây giờ đang ở nhà dượng nó bên cạnh nhà chị tao trong khu chung cư Kensington kìa.
Một thoáng vui bừng lên trong trí nhớ. Lâm vẫn gọi là bé Ánh. Ánh thường đến lều anh chị Hoàng ở Pula Bidong chơi với Khanh là cháu của Lâm, vì vậy Ánh bắt chước Khanh gọi Lâm là chú và xưng cháu. Gia đình của Khanh bị phái đoàn Úc từ chối vì rắc rối hồ sơ với đứa con nuôi nên vẫn còn kẹt ở đảo. Ánh có nước da ngăm, dáng người cao, khuôn mặt dài, tóc ngắn có mầu vàng vì cháy nắng thường cột lại bằng dây thun phía sau gáy, Ánh có vẻ bẽn lẽn nhưng vui tươi và hồn nhiên. Tuy thế đôi khi nàng vẫn đùa dỡn nũng nịu và chọc ghẹo Lâm, vì Lâm lớn hơn và tỏ ra là người trưởng thành chín chắn.
- Trời ơi! thấy người ta đoàn tụ mà mình cũng bồn chồn lây. - Lâm than thở
- Mày độc thân, Anh mày bên đảo thế nào rồi cũng được đoàn tụ. Tao đây mới đáng buồn, vợ và 2 đứa con tao vẫn còn ở Cần thơ Việt Nam, cái ngày đoàn tụ thật xa vời. Tuần sau có người đến đây chở đi làm Farm, tao phải đi làm kiếm tiền gởi về cho gia đình. Tao mà ngồi học như mày không chịu được.
- Mày tưởng tao yên tâm ngồi học lắm sao. Đầu óc tao cũng lo ra giống mày vậy. Ở đây khung cảnh mày thấy đẹp không, nhưng buồn qúa. Quang ơi, tao chẳng có anh em họ hàng. Ngồi ăn cơm nói chuyện với mấy người lính ngày xưa họ toàn là khoe cấp bậc và đơn vị, tao chẳng có qúa khứ nào đáng để tự hào nên chẳng biết nói gì. Ở bên đảo còn có người quen, bên này, mày mà về nhà anh em thì tao chẳng còn ai. Ngồi học hoài rồi cũng chán lại lấy giấy viết thư về Việt Nam hoặc sang bên đảo cho anh chị Hoàng và mấy đứa cháu. Lâm với tay đưa cho Quang coi cuốn sổ tay. Nè tối qua tao viết về cho gia đình tao mày đọc thử xem: "Ta về đây làm loài tương tư lệ Nhắm mắt buồn nuốt giọt xa quê Ốc mượn hồn nặng nề vỏ đá Thay vỏ trăm lần!.. ta vẫn là ta..."
- Mày cũng biết làm thơ à"
- Ừ, thì tao chỉ viết nhật ký đấy thôi, Ông già tao ổng yêu thơ lắm, nên chỉ viết một đoạn ngắn là ở nhà hiểu rõ lòng mình buồn như thế nào, còn viết thư dài mấy trang người Việt Nam họ cũng không tin đâu.
- Lâm à. Nếu ngày mai cô giáo hỏi thì mày nói là tao bịnh, đừng nói là tao đi làm, họ biết được thì tao phải trả tiền hotel gấp đôi đó nghen.
Sáng hôm sau có người gõ cửa rất sớm. Quang dậy đi làm đến 10 giờ tối mới về, quần áo lấm be bét. Quang khoe nhổ cà rốt được 30 đồng mà phải trả tiền xe 7 đồng, mua cái bánh Hamburger 3 đồng nữa nên chỉ còn có 20 đồng bỏ túi.
- Hôm nay mày có ra đón người mới đến không" - Quang hỏi.
- Có nhưng tao không thấy Nam và em của nó nên tao không biết mẹ nó là ai cả, Chuyến nào cũng vậy toàn là đực rựa không, con gái đâu chả thấy, mỗi chuyến bay của mình là có Thuỷ, nhưng người ở tận Sydney chạy xe láng coóng xuống đây rước đi chơi hằng tuần mày thấy rồi đó.
Quang nhấn mạnh từng chữ:
- Trâu chậm uống nước đục. Mày đến sau không tiền không xe làm sao tán gái" Muốn có xe để chở em đi chơi mày phải đi làm như tao để dành tiền mua xe thì mới tán gái được.
Quang thở dài:
- Ông Phước đi cùng chuyến mình làm mai con Thuỷ cho thằng em họ ở Sydney chớ có ai xa lạ gì đâu.
*
Midway Hotel tuy đông người nhưng khung cảnh luôn luôn yên tịnh, nhà nào cũng đóng cửa im ỉm, lối đi nối liền các unit (nhà) với nhau được đổ bằng xi măng quanh co giữa hai hàng thông che phủ, khiến người đi bộ dưới hàng cây vào những ngày mùa đông có cảm giác âm u, nhưng sạch sẽ và được chăm sóc cẩn thận. Nghiêng về bên phải phía trước canteen là một sân tráng nhựa rộng rãi, hai bìa sân được bao bọc bằng hàng cây chè mạn cao bằng tầm mắt, lá xanh có đốm vàng cũng được cắt tỉa rất chu đáo để tách biệt nơi khu nhà ở với khu vực canteen và các văn phòng xã hội khác phía sau.
Cũng như mọi lần, Quang luôn luôn lên tiếng rủ Lâm đi ăn cơm, dường như Quang sợ mất phần ăn! Họ cầm khay, lấy dao và nĩa xếp hàng tiến vào khu bếp chọn cho chính mình những món ăn mình ưa thích.
- Hôm nay lại thịt trừu nữa rồi, tao nghe người ta bảo xứ này nhiều trừu nên thịt trừu rẻ tiền hơn các món thịt khác...
Lâm chưa nói hết câu, Quang thình lình cắt ngang:
- Kìa! thằng Nam kìa. Nó vào đây để thăm mẹ nó chớ gì.
Lâm và Quang bưng khay dồ ăn tiến về bàn của Nam đang ngồi. Má của Nam độ bốn mươi tuổi, Nam giới thiệu mọi người, ngồi ăn chung nói chuyện làm quen. Lâm quay sang Nam:
- Ánh đâu không đến à"
Bà Hoa đỡ lời:
- Có, Cháu nó ăn cơm ở nhà dượng no rồi nên không xuống ăn, cơm xong mời hai chú lại nhà chơi. - Bà Hoa đưa tay chỉ về phía hông canteen và nói tiêp - Phòng số 1 nhà Emu đi đến ngã ba quẹo trái phía này là gặp liền, dễ tìm lắm.
*
- Lâm à! Mặc quần áo bảnh bao vào còn đi thăm em chớ.
- Em út gì, nó còn nhỏ xíu không sợ người ta cười thúi mặt sao. - Lâm đáp.
- Nó năm nay cũng mười lăm mười sáu rồi chứ bộ, con gái Việt bên này hiếm như vàng, chuẩn bị đi là vừa, ngoại trừ mày tính chuyện tán gái Úc thì tao chịu thua! Tao thấy nó dễ thương lắm, không giống như hồi bên đảo đâu.
Lâm cười vui tươi đáp:
- Đừng nói tầm bậy nữa, đi thì đi chớ em với út gì.
- Nếu mày không thích em út thì tao thích! - Quang đáp.
- Mày nói gì" Mày thích con Ánh hả. Trời! nó mà chịu mày thì tao đi đầu xuống đất luôn.
Quang cười đắc ý:
- Mày ngây thơ quá Lâm à. Tao mất vợ thì phải đi kiếm người mất chồng chớ!... Tao già hơn mày nhưng trái tim tao còn trẻ hơn mày nhiều Lâm à. Tao đâu hy vọng gì hái được hoa tươi, nhưng nếu nhặt được cánh hoa tàn thì đời tao cũng bớt cô đơn biết chừng nào, mày hiểu không"
Lâm nằm vật ra giường, Không còn ngôn nữ nào để diễn tả nỗi bàng hoàng, chàng tự nhủ: Tai mình có bị hễnh hãnh không mà nghe Quang nói mấy câu hết sức là khó hiểu thế này. Lâm hạ thấp giọng từ tốn:

- Mày bao nhiêu tuổi mà đòi tán bà Hoa hở Quang" Trời đất ơi! Lộn ổ hết rồi.
Quang vẫn cười dòn giã:
- Thôi đứng dậy đi đi, tối rồi. Tán không được thì mình ngồi ngắm chớ tội lỗi gì"
*
- Chú Lâm, chú mới qua hả" Gia đình Khanh có qua không" Bây giờ họ ở đâu" Trời ơi mừng qúa à...
Sự ngạc nhiên và vui mừng lẫn lộn của Ánh làm Lâm cảm động. Cái hình ảnh cô bé với mái tóc vàng cháy nắng kia hôm nay hoàn toàn khác, mới hơn sáu tháng ở bên này, Ánh thay đổi nhiều qúa. Không hề ngượng ngùng, cùng với lời nói chân thành, Lâm hướng về Ánh:
- Bé Ánh, trời ơi! Mau lớn qúa, dễ thương ghê vậy kìa. Chú qua đây theo diện nhân đạo, Khanh và gia đình vẫn còn kẹt bên đảo không biết bao giờ mới qua.
*
Chiều nay thứ Sáu, người đến canteen ít hẳn đi. Quang được anh rể đến đón về nhà chị. Bà Hoa cũng không thấy, đa số đã về nhà họ hàng. Hôm nay không có gió lạnh. Ăn tối xong, Lâm mồi điếu thuốc bước xuống cầu thang, rảo bước trên lối đi đổ xi măng quanh co giữa hai hàng cây. Ánh điện lung linh xuyên qua cành lá vừa đủ để nhìn thấy lối đi và hàng rào hai bên. Chàng dừng chân ở lối dẫn ra car park gần khu nhà Franklin nơi ông Phước đang ở. Điếu thuốc vừa tàn, chàng đưa khủyu tay ra sau lưng chống lên hàng rào để cho tâm hồn chùng xuống đón chờ một kỷ niệm êm đềm nào đó mà chàng đã trải qua trong cuộc đời đầy thú vị nầy. Cái giây phút êm đềm ấy chẳng kéo dài được bao lâu. Chiếc xe 8 máy nổ phình phịch quẹo vào car park phá tan bầu không khí tĩnh mịch. Sau đó 5 chàng thanh niên ngông ngênh bước ra.
- Nhà này nè, trên lầu phòng số 3.
Lâm đưa mắt nhìn theo quan sát, chỉ thấy một người trong bọn họ bước lên lầu gõ cửa phòng ông Phước. Qua một cuộc đàm thoại ngắn ông Phước đi theo chàng thanh niên xuống lầu và tiến đến bọn thanh niên lạ mặt đang chờ sẵn dưới cầu thang. Thình lình một người trong bọn họ ôm chặt ông Phước từ đàng sau. Cùng lúc, ba người khác ùa tới đấm đá lia lịa vào mặt và bụng ông phước... Người đàn ông tội nghiệp vùng vẫy la lên ơi ới "Cứu tôi!...Cứu tôi!... Nó đánh tôi... Cứu tôi!.."
"Trời ơi!..." Lâm sợ hãi, run cầm cập không biết phải làm gì nên chàng đứng yên như pho tượng! Họ đã dừng tay đấm đá nhưng tên kia vẫn ôm cứng ông Phước không buông thả. Một tên trong bọn không hề ra tay tiến đến ông Phước chỉ vào mặt:
- Tao cho mày biết, tao thương con Thủy nghe chưa, tao cấm mày mai mối vớ vẩn mà mất mạng có ngày đó nghen! Tha cho nó đi!
Bọn năm người buông ông Phước, bình thản bước lên xe biến mất.
Lâm vẫn chưa hoàn hồn, chàng vẫn đứng im sợ hãi, mãi đến khi ông Phước đứng dậy từ từ khập khiễng bước lên từng bậc thang, chàng tiến nhanh lại dìu ông tiếp bước vào trong phòng. Quan sát ông Phước, nhận thấy ông không có vẻ đau đớn lắm nhưng ông tỏ ra oan ức và ghét bỏ những phường "mê gái" xuẩn động vô liêm sỉ... Ông cũng tỏ ra một chút xấu hổ như một kẻ làm không công để mang họa vào thân... An ủi và từ biệt ông Phước, Lâm bước nhanh về phòng, nằm vật lên giường hít hơi thở thật dài, chàng lắc đầu ngán ngẩm!
Như một đoạn film xã hội đen hoặc tình báo vừa sảy ra thật sự trước mắt chàng. Lâm thầm nghĩ mình không dám yêu ai nữa, chỉ làm mai mối mà còn bị trả thù huống chi mình yêu người đó có dễ cả ngàn tình địch khó lòng mà yên thân. Chàng tự nhủ: mình còn phải học nhiều lắm, chuyện yêu đương đừng nghĩ tới bởi vì khi yêu việc học hành sinh ra bê bối chểnh mảng, suốt ngày mộng mơ, tìm cách chiều chuộng làm vui lòng người yêu, ôi thôi!... Làm sao mà học hành cho được. Mình không chỉ học Anh văn mà còn phải lấy được cái bằng chuyên môn nữa kìa, Bởi vì dẫu cho Anh Ngữ mình có lưu loát cách mấy, mình cũng chẳng hơn một người Úc không có học, Mình quyết tâm đi học, nếu cảm thấy cô đơn thì đọc sách là quên hết cô đơn, ở đây có cả thư viện lưu động, họ có cả tủ sách tiếng Việt đem đến đây hàng tuần, mình sẽ chẳng có thời gian rảnh rỗi để mà mộng mơ yêu đương bất cứ ai. Chàng còn nhớ một câu chuyện ai đó đã kể rằng: Làm toán có thể quên được sự đau đớn của cơn nhức răng. Vậy thì sự cô đơn, sự thèm khát một bóng hình con gái, mình có thể chiến thắng nó không khó đâu. Mình phả i làm đủ mọi cách để xa lánh tình yêu, mình phải sợ tình yêu như cái con qủi sứ mới được.
*
- Lâm nè, ăn thử cái này đi, cánh gà chiên bột ướp kiểu Việt Nam đó. Nó hơi lạnh nhưng ăn cũng được. Tao thấy mày tội nghiệp qúa, tao mang cho mày 3 gói mì ăn liền nữa, đem xuống canteen ăn hoặc lấy nước sôi về đây chế vào mà ăn.
- Cám ơn mày nhiều nha Quang. Cho tao gởi lời cám ơn chị mày nữa.
- Lâm à, kể từ hôm nay có lẽ tao không về nhà chị tao cuối tuần nữa đâu.
- Sao vậy"
- Ở đây vui hơn.
- Mày có vấn đề gì với ông anh rể à"
Quang cười vui tươi:
- Không, đâu có, tao sẽ ở đây cuối tuần có hai lý do, thứ nhất là cho mày vui!
- Thôi đi, cám ơn! Còn thứ hai là gì" - Lâm hỏi.
- Thứ hai là... là... Nói chuyện với thằng Nam hôm qua, hai anh em Nam và Ánh không ở với dượng nữa mà dọn vào đây để mẹ con xum họp rộng rãi, học hành thuận tiện hơn. Bà Hoa sẽ không phải chạy ra chạy vào phiền phức... Tao muốn nói là Bà Hoa sẽ ở đây luôn trong những ngày cuối tuần, như vậy tao về Kensington làm gì"
- Trời! mày thương bà Hoa thật tình sao" - Lâm tròn mắt.
- Tao không thương bà Hoa thì tao thương ai bây giờ" Hoa tươi không có thì kiếm hoa tàn cho đỡ ghiền vậy.
- Còn vợ con mày thì sao" Hơn nữa mày vẫn gọi bà Hoa là chị, vậy mày không mắc cỡ à" - Lâm hỏi.
- Vợ con, tao đã làm giấy bảo lãnh xong rồi. Bà Hoa với tao là chuyện khác, mày không nghe người ta bảo yêu nhau không phân biệt tuỏi tác à"
Lâm chắp tay quỳ xuống quay về hướng Quang đang ngồi:
- Tao vái mày ba lạy! Mày để tao thở một chút! Tao chết ngộp rồi Quang ơi!
Quang tươi cười cất giọng:
- Ta ngắt đi... một cụm... hoa thạch thảo... ơ ớ.... Em nhớ cho... rằng ta... vẫn chờ em... vẫn chờ em...
*
Họ quen nhau qua những cuộc đấu banh chuyền từ bên trại. Họ hạp rơ với nhau. Lâm nêu banh rất chắc, Quang đập "không đẹp không ăn tiền". Họ luôn luôn đứng gần nhau bởi vì đó là cái "rơ" của họ, họ nói chuyện với nhau thân mật, mặc dầu Quang lớn hơn Lâm 7 tuổi. Đại danh từ Mày - Tao đối với họ không hề hàm chứa sự tôn trọng hoặc khinh khi, nó hoàn toàn trung tính giống như chữ You và Me trong tiếng Anh. Họ quý mến nhau, họ gọi nhau Mày-Tao bởi vì họ không muốn bị phân chia giai cấp chỉ vì một câu nói đầu lưỡi. Họ ý thức rất rõ điều ấy, nếu một khi họ gọi nhau là anh em họ sẽ đánh mất hết tình cảm vui buồn bấy lâu nay, sẽ không thể chia sẻ với nhau dễ dàng nữa. Chính vì ý thức như vậy, Lâm cho rằng mặc dù Quang thích bà Hoa cách nào đi nữa, đại danh từ đầu lưỡi vẫn là lũy lửa vô cùng khó khăn vượt qua để đạt đến tình yêu dù chỉ là vụng trộm.
- Quang à, yêu đương làm gì cho khổ.
- Ừa! không yêu thì lỗ. - Quang đáp.
- Lỗ cũng được. Tao không dám yêu ai đâu Quang ơi. Chỉ làm mai mà còn ăn đòn bầm mặt nữa kià, huống chi yêu với thương.
- Mày nói gì tao không hiểu.
- Thì ông Phước kìa, làm mai mối cô Thủy cho người ta, mới bị tụi nó đánh cho bầm mặt tối hôm thứ sáu kìa...
- Cái gì! Ông Phước bị đánh"
- Ừ, tao đang đứng hút thuốc ở dưới đất chiều thứ Sáu lúc mày về Kensington, lúc đó trời đã tối nên tao không nhìn rõ họ mà có lẽ họ cũng không nhìn thấy tao vì tao đứng ở dưới lùm cây. Chúng nó gọi ông Phước xuống lầu rồi túm vào đánh túi bụi. Ông Phước kêu trời nó cũng không cho chạy, nó dằn mặt cấm ông Phước không được làm mai mối Thủy cho bất cứ ai kẻo mất mạng vì nó đã yêu Thủy rồi.
- Mày nói gì ghê qúa vậy! Mày không nói đùa chứ!... Thế rồi sao nữa"
- Thế rồi bọn chúng biến mất trên chiếc xe 8 máy chớ sao. Tao dìu ông Phước lên lầu. Ông bảo không sao đừng nói chuyện này với bất cứ ai thêm xấu hổ.
Quang thắc mắc:
- Tụi nó là ai dzậy cà" Nhưng nó dằn mặt ông Phước mà mày cũng teo chim sao"...
*
- Chị Hoa, buồn qúa đến nhà chị chơi được không" - Lâm khách sáo.
- Có gì mà không được, mời hai chú vào nhà chơi, Hai chú đến cũng đúng lúc ghê vậy đó, con Ánh nó không hiểu bài, ở Việt Nam đi học bữa đực bữa cái toàn là lo chuyện vượt biên nên nó mất căn bản từ đó, chú học cao hơn làm ơn giúp để nó còn theo kịp chương trình bên này.
- Má nói vậy chớ đâu phải chỉ mất căn bản ở Việt Nam. Sang bên này con chỉ được học Anh Văn có sáu tháng là vừa đúng đầu niên khóa nhập học. Thầy gíao giảng bài con nghe không hiểu hết, con đọc câu hỏi còn chưa hiểu họ muốn con làm gì, mỗi chữ lại phải tra tự điển, kiếm ra được chữ tiếng Việt thì... cũng không hiểu luôn! Chú Lâm, đạo hàm có phải là ngược lại với tích phân phải không chú. - Ánh hỏi.
- Bé Ánh hỏi chú như vậy chứng tỏ Ánh không mất căn bản tí nào cả. - Lâm đáp.
Ánh đưa mắt nhìn Lâm sung sướng rồi liếc sang bà Hoa đang ngồi nói chuyện với Quang gần đó, Nàng tỏ vẻ hãnh diện vì nàng không phải là người mất căn bản như má nàng hiểu.
- Nhưng theo chú, mình học chương trình bên này, nên học tiếng Anh không nên dịch sang tiếng Việt thì dễ hơn, bởi vì khi mình quen tiếng Anh mình nghe giảng hiểu bài nhanh hơn. Dầu sao mình cũng cần thời gian để làm quen với các ngôn từ ấy và nó sẽ trở thành ngôn ngữ duy nhất của mình để hiểu và giải quyết vấn đề. Lúc ấy, nếu mình đọc câu hỏi mà không hiểu thì đó cũng là lẽ thường tình, bởi vì ngày xưa chú đi học, câu hỏi viết bằng tiếng Việt nhưng không thiếu người hiểu lầm hoặc không hiểu gì cả và làm toán sai.
Quang xen vào:
- Bé Ánh à, Chú Lâm ở Việt Nam học lên tới đại học, có chú Lâm bên cạnh, Ánh cứ học đại là OK.
Đôi mắt long lanh, hai gò má nóng hừng hực:
- Chú Quang! Chú mà nói nữa là cháu vô phòng ngủ đó nghen.
Bà Hoa hiểu Quang muốn gán gép Lâm và Ánh, bà hân hoan tươi cười nhìn con gái mình đầy âu yếm và hãnh diện.
Từ khi gia đình bà Hoa dọn vào đây, Lâm không còn bị những nỗi cô đơn dày xéo từng chiều, Lâm đến nhà Ánh chơi thường xuyên. Lâm dường như đã trở thành người trong gia đình, Không chỉ dạy kèm mà còn là người giúp đỡ trong lãnh vực xã hội như điền đơn, thông dịch và ngay cả vấn đề ngân hàng sổ sách.
*
- Lâm à. Không hiểu mày nghĩ sao, riêng tao nghĩ mày nên sống bằng trái tim hơn một ít nữa, sống bàng lý trí nhiều qúa e rằng vô tình làm mất cơ hội hiếm hoi này đó.
- Mày nghĩ tao phải làm gì đây" - Lâm hỏi.
- Ừ, thì mày phải bắt đầu nói chữ yêu với người ta, con gái đâu có ai nói trước bao giờ! Tối nay tao với mày đến nhà bà Hoa, mày rủ nó ra ngoài chơi, tỏ tình với nó còn tao tỏ tình với má nó...
Lâm cười vui vẻ:
- Thôi để tao dạy toán cho Ánh rồi rủ nàng đến thư viện học. Nếu mày không tỏ tình được với bà Hoa thì mày tính sao"
- Tao lo cho mày với con Ánh thôi chớ tao với má nó thì chẳng bao giờ muộn. Hơn nữa nếu mày dẫn Ánh đi thì còn thằng Nam ở nhà làm được cơm cháo gì"
...Từ thư viện trở về nhà, đoạn đường qúa gần để bắt đầu bất cứ câu chuyện gì. Cả hai người họ đều muốn kéo dài cái giây phút êm đềm này, họ đi chậm lại.
- Chú Lâm, nếu chú không đến dạy cháu học thì chú làm gì ở nhà"
- Chú không có Ti vi nên chú thường đọc truyện, thứ nhất là học tiếng Anh, thứ hai là đỡ buồn. - Lâm đáp
Lâm hiểu rõ nhưng gì đáng phải nói với Ánh trong lúc này nhưng sao tiếng Việt khó nói qúa, cứ làm Lâm khựng lại, Chẳng lẽ: "Bé Ánh ơi! Chú yêu cháu". Thôi thôi không thể được! nhưng trước khi nói chữ "Anh yêu em" chắc chắn phải dài dòng văn tự lắm mà đường về nhà đã hết.

(Còn tiếp một kỳ...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.