Hôm nay,  

Vn: Dân Buơn Lậu Tung Hồnh Chỉ 30% Bị Phát Giác Mà Thơi

18/04/199900:00:00(Xem: 19505)
Phó Tỉnh Ủy Tây Ninh: Phát Giác Trên 10.000 Vụ Buôn Lậu Năm 1998.

MỘC BÀI (HTN). Đây là chỗ không người, đó là nhận định của phóng viên Reuter, nhưng ai cũng muốn chia phần. Hàng đống hàng hóa được che phủ bằng bao nhựa, người ta chơi bingo dưới các mái vải bạt, dân chở hàng đến và đi trên xe gắn máy hay xe đạp, và các viên chức có nhiệm vụ canh phòng đi đứng lơ ngơ.
Đây là Mộc Bài, chợ buôn lậu ở biên giới Việt Miên thuộc tỉnh Tây Ninh, một trạm nằm ngay yết hầu của con đường chính từ Sàigon tới Nam Vang. Vào mỗi sáng, các sản phẩm nước ngoài hàng ngoại- phần lớn mang các nhãn hiệu ăn khách (nhưng giả mạo) như Fila, Nike, Adidas, quần áo giầy thể thao nổi tiếng, rời Việt Nam một cách hợp pháp để nhập nội Cao Mên một cách bất hợp pháp. Buổi chiều, toán buôn lậu này từ Cao Mên trở về, mang theo thuốc lá và rượu. Dĩ nhiên nhập nội Việt Nam một cách bất hợp pháp.
Người trách nhiệm kiểm soát cửa khẩu này là đại úy Đặng văn Ngọt. Được phóng viên Reuters hỏi, ông này cho biết cái đám chở hàng qua lại kia chỉ là dân công, phu khuân vác, những nông dân nghèo chở thuê, chứ những tay buôn lậu đích thực, những kẻ có tiền, là những người bí mật trong bóng tối.
Ông Ngọt cho biết, dưới quyền ông có 29 nhân viên quan thuế, trách nhiệm 32 cây số biên giới, và khi khẩn cấp, ông có thể xin tăng viện. Nhưng ông nói: “Vùng này rất phức tạp. Không phải những người buôn lậu nằm trong một tổ chức. Có nhiều nhóm. Những người chuyên chở phần lớn là dân quê trong vùng, làm thêm kiếm tiền chi tiêu”.
Được hỏi với tình trạng buôn lậu trước mắt hiển nhiên như thế, trong năm vừa qua, 1998, khu quản trị của ông bắt được bao nhiêu người. Câu trả lời là không bắt ai cả.
Trong khi phóng viên Reuters nói chuyện với ông Đại úy canh gác buôn lậu thì một chuyến hàng tới. Phần lớn là đồ thể thao. Một nhóm người cả Miên lẫn Việt xúm vào khối hàng, mỗi người lấy phần mình, và chất lên những chiếc xe Honda nhỏ vài chục mã lực. Tất cả hướng về lãnh thổ Cao Miên trực chỉ.


Cả hai bên biên giới, không thấy các nhân sự có chức quyền vây bắt gì cả. Những chuyến xe hai bánh buôn lậu đi về thong thả. Mộc Bài, miền đất không người.
Tám mươi cây số về phía đông nam Mộc Bài là thành phố Sàigon, hôm ấy, 74 người trong áo tù kẻ sọc đen trắng ra trình diện trước Tòa về tội buôn lậu, được coi là vụ buôn lậu lớn nhất Việt Nam. Đây là vụ gọi là Tân Trường Sanh. Đã có ít nhất ba người bị Biện lý Công tố đòi án tử hình, vì việc buốn lậu của họ có tầm mức gây nguy hại đến kinh tế quốc gia. Hồ sơ cho biết nhóm người này, trong thời gian từ 1994 đến 1997, đã chuyển qua biên giới ít nhất là 903 thùng hàng sản vật hàng ngoại tất cả những gì có thể chuyển được, cả máy móc tân tiến- trị giá 71.3 triệu mỹ kim. Phiên Tòa bắt đầu ngày 25.3 và có thể kết thúc trong vòng tuần tới.
Ba người bị kêu án tử hình là Trần Đàm, chủ chốt buôn lậu, Phùng Long Thất, trưởng phòng điều tra chống buôn lậu của quan thuế Sàigon và Thái Diên, trưởng ty quan thuế Cần Thơ.
Nguyễn Minh Lập, phó tỉnh Tây Ninh đặc trách chống buôn lậu, nói rằng nhóm buôn lậu có xe cộ tốt, chạy nhanh hơn xe của nhân viên chính phủ, do đó khó đuổi bắt. Tuy nhiên tỉnh ông ta (Tây Ninh), trong năm 1998 đã phát giác hơn 10.000 vụ buôn lậu, đã tịch thu hàng lậu và mang về cho công quĩ tỉnh 16 tỷ đồng, tức 1.15 triệu mỹ kim.
Vẫn theo Nguyễn Minh Lập, toàn quốc thu được 1100 tỷ từ các vụ buôn lậu. “Nhưng số này ước lượng chỉ là 30% các vụ buôn lậu”. Triết lý của Minh Lập là buôn lậu xảy ra vì nền kinh tế thị trường. Có kinh tế thị trường là có buôn lậu. Mặt khác, lương nhân viên nhà nước quá thấp, nên có tham nhũng. Có tham nhũng là vì buôn lậu. Lập kết luận: “Chúng tôi cương quyết dẹp buôn lậu. Dẹp buôn lậu là hết tham nhũng”. Ông ta cũng còn nói thêm rằng kinh tế phục hồi cũng sẽ giảm buôn lậu luôn.
Nói chung, những chuyện ấy không ở tầm tay những viên chức nhỏ như ông.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.