Hôm nay,  

2015: Tương Quan Mỹ-CSVN

1/10/201500:00:00(View: 4108)
Năm 2015 là năm kỷ niệm 20 năm (1995-2015) bang giao giữa Mỹ và VNCS. Năm 2015 cũng là năm thứ 40 (1975-2015) Mỹ cuốn cờ Toà Đại sứ Mỹ ở Saigon rút toàn bộ về nước, khởi đầu phong trào di tản vô tiền khoáng hậu của người dân Việt tỵ nạn CS, định cư ở Mỹ phân nửa, hiện trên hai triệu người.

Năm 2015 là năm ba hồ sơ chiến lược tác động mạnh vào tương quan Washington- Hà nội. Đó là chiến lược Mỹ chuyển trục sang Á châu Thái bình dương, Mỹ hứa nới lỏng cấm vận bán vũ khí sát thương cho VN và Mỹ vận động Hà nội vào hiệp ước Đối Tác xuyên Thái bình dương TPP. Và một chuyện phụ nhưng có tính biểu tượng của kỹ thuật chánh trị hiện diện (politique de présence) là liệu TT Obama có công du Việt Nam hay không, điều mà Nhà Nước VN từ Chủ Tịch Nước Trương tấn Sang và Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng đều đã mời mọc và mong mỏi.

Năm 2015, muốn hay không Mỹ vẫn còn là đệ nhứt siêu cường thế giới. TT Obama của đảng Dân Chủ vẫn là tổng thống lãnh đạo Hành Pháp dù Quốc Hội pháp nhiệm 114 do đảng Cộng Hoà đối lập đa số kiểm soát. Theo thông lệ bất thành văn Mỹ là một trên mặt trận ngoại giao và quân sự.

Năm 2015 là năm nửa nhiệm kỳ hai của TT Obama. Ông là vị tổng thống chuyển trục quân sự sang Á châu Tháí bình dương và chủ trương vận động lập hiệp ước TPP, VNCS là chế độ CS duy nhứt được Mỹ mời tham dự, TC bị Mỹ loại ra ngoài. Mỹ không nói ra nhưng ai cũng thấy đó là hai gọng kềm chánh trị quân sự, kinh tế thương mại Mỹ bao vây TC.

Hai Chủ tich Nước của VNCS Nguyễn minh Triết và Trương tấn Sang mấy năm trước đều đã có đến Mỹ viếng thăm và hội đàm với TT Obama nhưng chưa lần nào TT Obama đến viếng VN. Từ Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong tháng 11 năm 2014, nhơn Hội nghị Thượng đỉnh APEC và Đông Á, cả hai Ông đều đã tranh thủ gặp TT Obama bên lề hội nghị nhưng chính thức và long trọng lập lại lời mời Tổng thống Obama thăm Việt Nam trong năm 2015 và được TT Obama hứa là sẽ đến thăm «vào thời điểm thích hợp». Nói tóm lại Nhà cầm quyền CSVN rất mong mỏi TT Obama viếng thăm VN, để chứng tỏ Mỹ chú ý vấn đề biển đảo của VN bị TC xám lấn. Khi TC đưa giàn khoan Hải Dương vào vùng dặc quyền kinh tế VN, Thưọng Viện Mỹ lên tiếng yêu cầu TC không phá tình trạng cân bằng của vùng này và rút thì không bao lâu sau TC rút. Sau đó chánh quyền Mỹ nới lỏng lịnh cấm vận bán vũ khi sát thương cho VN. Và mới đây Bộ Ngoại Giao Mỹ tuyên bố bản đồ hình lưỡi bò của TC liếm mất 90% Biển Đông là phi lý và phi pháp.

Nhưng Mỹ cũng có những hồ sơ gây cấn, nóng bỏng, trực tiếp đến quyền lợi và an ninh của Mỹ hơn tại các vùng khác. Mỹ phải tập trung nỗ lực đối phó với cơn khủng hoảng Ukraine gây căng thẳng trong quan hệ giữa Nga với Tây Phương, cuộc chiến chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria, hồ sơ nguyên tử của Iran chưa thấy giải pháp và chiến dịch phòng chống dịch Ebola bùng lên tại châu Phi. Dù Mỹ thừa sức sẵn sàng cho hai ba mặt trận, thừa sức liên minh với nhiều nước bạn tham gia, Mỹ không thể lơ là được.

Tuy nhiên, Mỹ không cô đơn như TC. Mặt trận Thái bình dương tuy chưa nổ ra, còn trong tình trạng hoà bình võ trang. Nhưng Mỹ đã có 3 đồng minh, từ sau Thế Chiến Hai là Nhựt và Phi luật tân, từ Chiến tranh Triều tiên là Nam Hàn và suốt dòng lịch sử Mỹ là Úc. Mỹ có gần 100,000 quân ở hai nước Nhựt và Nam Hàn, còn Phi được đổ quân luân chuyển. Thêm vào đó Mỹ đã đổ 2500 Thuỷ Quân Lục Chiên thường trú Úc từ năm 2014.

Cái mà Mỹ muốn là VN tham gia vào để bảo đảm an ninh cho vùng biển châu Á. Vị trí VN rất có lợi trong việc kiểm soát đường hàng hải huyết mạch từ Eo Biển Mã Lai đi lên Bắc Thái bình dương. Lôi kéo VN vào TPP là hình thức liên kết kinh tế dẫn đến liên kết quân sự phục vụ cho chiên lược chuyển trục quân sự sang Á châu Thái bình dương của Mỹ.

Tương quan quân sự giữa Hà nội và Washington đều có lợi cho hai nước, nhứt là trong thời kỳ TC quậy đục nước, dậy sóng, ngập đảo các nước Á châu Thái bình dương và muốn kiểm soát biển và trời trong vùng này. Vì nhu cầu và lợi chiến lược đó mà Mỹ bang giao, giao thương với VNCS.

Và CSVN cũng cần Mỹ như một lá chắn ngăn chận TC khống chế kinh tế chánh trị, bành trướng các nước trong vùng mà VNCS tranh thủ xích lại gần Washington, có khi nhân nhượng chánh trị, thả những nhà đấu tranh nhân quyền là những người CSVN lo ngại sẽ “chuyển biến hoà bình” VN sang chế độ tự do, dân chủ. Mỹ biết nên cũng uyển chuyển trong vấn đề này, không nói tự do, dân chủ mà chỉ nói nhân quyền thôi.

Với pháp nhiệm 114 mới của Quốc hội Cộng Hoà đa số ở lưỡng viện, chiến lược chuyển trục quân sự, liên minh kinh tế với hiệp ước Đối Tác xuyên Thái bình dương, không có lý do gì bị lơ là, trái lại có tăng cường chớ không có giảm. Đầu năm 2015, Chủ Tịch Uỷ Ban Quốc Phòng Thượng Viện sẽ vào tay TNS McCain. Ông là một người từng tham chiến Chiến tranh VN, từng là tù binh của CS Bắc Việt, từng ủng hộ Mỹ bang giao với VNCS. Đảng Cộng Hoà mà Ông gắn bó trong sự nghiệp chánh trị, đề cương nói chung là ủng hộ quân đội và tăng cường ngoại thương, thế lực Mỹ trên thế giới. Thượng Viện với đa số Cộng Hoà có nhiều hy vọng sẽ phê chuẩn.

Cuộc đấu đá giữa hai phe Đảng và Nhà Nước VNCS, trên nguyên tắc công khai và hình thức Mỹ không xen vào. Nhưng trên thực chất, dựa vào tập tục ngoại giao, Mỹ làm việc nhiều với phe Nhà Nước, là phe cứng rắng với TC./.(Vi Anh)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Tiếng thầy tri chúng oang oang: - Chú Trí Giải đâu rồi? có mấy mân dưa chua mà vẫn chưa xong à? cỏ cũng chưa cắt? nhà khách chưa lau chùi? Chú làm gì mà cả ngày không xong vậy?
Người Kurds là ai? * Có khoảng từ 25 đến 35 triệu người Kurds sống trong vùng núi tiếp giáp ở hai bên biên giới của xứ Thổ, Iraq, Syria, Iran và Armenia. Họ là nhóm sắc tộc đông thứ tư tại vùng Trung Đông, nhưng chưa bao giờ là một quốc gia.
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
Nhân dịp Giỗ lần thứ 4 của Nhạc Sĩ Anh Bằng, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ xin trân trọng kính mời quý vị và các anh chị tham dự "Đêm Nhạc Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Anh Bằng" vào Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019 lúc 7:00 pm tại studio của Đài Việt TV 24
“Con xin lỗi mẹ nhiều. Mẹ ơi! Chuyến đi hải ngoại của con bất thành. Con chết vì con không thở được. Con xin lỗi mẹ…” Đó là tiếng kêu đau thương, khẩn thiết của cô Phạm Thị Trà My, người con gái Hà Tĩnh, hai mươi sáu tuổi gọi mẹ từ trong một container đông lạnh tại biên giới của Vương Quốc Anh ở tận bên trời Âu.
Dù là tác phẩm đầu tay, Ocean Vương gây thu hút nơi độc giả, nhưng cũng là một khám phá kỳ thú cho giới phê bình. Nổi bật nhất là MacArthur Foundation trao giải thưởng cao quý của loại Genius Grant, giải Thiên Tài này sẽ thưởng $625,000 trong vòng năm năm.
Trên con đường lưu lạc, không ít kẻ đã bỏ thân nơi đất lạ xứ người. Hai nạn nhân mới nhất có tên là Phạm Thị Trà My và Nguyễn Đình Lượng, đều là người cùng quê (Can Lộc) với Bộ Trưởng Trần Hồng Hà.
Chương-trình ca-nhạc tháng Mười Một - Những Ca-khúc Tìm Quen
Bà Elizabeth Warren hiện dẫn đầu trong cuộc bầu cử sơ bộ thuộc đảng Dân Chủ cho nên cần tìm hiểu lập trường chính trị của bà.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.