Hôm nay,  

Lập Pháp Châu Âu Đòi Tách Google Search Khỏi Google

11/29/201400:00:00(View: 2764)
blank
Huy hiệu Google.

Hầu hết các nhà lập pháp của Liên Âu (EU) đều ủng hộ cuộc vận động vào hôm thứ Năm (ngày 27/11/2014), nhằm đôn đốc cơ quan quản lý chống độc quyền mạnh tay hơn với Google.

Đây có thể xem là trở ngại mới nhất cho công cụ tìm kiếm Internet lớn nhất hành tinh.

Google đã lọt vào tầm ngắm của cơ quan quản lý chống độc quyền Liên minh Châu Âu từ năm 2010, và cũng đang vật lộn với các vấn đề về bảo mật, thực hiện các yêu cầu về xóa bỏ kết quả tìm kiếm nhằm tuân thủ đúng phán quyết của tòa án trước đó, cũng như các mối lo ngại về bản quyền và tranh cãi về thuế.

Nghị quyết của nghị viện Châu Âu được thông qua với 384 phiếu thuận và 174 phiếu chống là tín hiệu công khai mạnh mẽ nhất về mối quan ngại của EU đối với sự lớn mạnh của các gã khổng lồ công nghệ đến từ Hoa Kỳ.

Andreas Schwab, một nhà lập pháp bảo thủ Đức và đồng ủng hộ nghi quyết cho biết đây là một tín hiệu chính trị từ Ủy Ban Châu Âu, tổ chức phải có nhiệm vụ đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trên toàn khối 28 quốc gia. Ông cũng cho biết độc quyền không bao giờ là hữu dụng đối với những người tiêu dùng cũng như đối với các công ty. Schwab bày tỏ ông không có bất kỳ lý do gì để chống lại Google và bản thân cũng sử dụng Google thường xuyên.

Phía Google hiện tại chưa đưa ra bất cứ bình luận gì. Trong khi đó, ủy viên của Hội đồng cạnh tranh Châu Âu – Magrethe Vestager cho biết sẽ xem xét và trao đổi với một số người khiếu nại trước khi quyết định bước tiếp theo.

Người tiền nhiệm của bà Magrethe Vestager trước đó đã từ chối 3 nỗ lực của Google nhằm giải quyết các khiếu nại khi công ty cố tình “dìm hàng” và ngăn chặn dịch vụ của các đối thủ, với số tiền phạt có thể lên đến 5 tỷ USD.

Để gia tăng áp lực cho Google, Pháp và Đức đã kêu gọi xem xét lại các quy tắc cạnh tranh của EU nhằm đảm bảo các công ty các công ty tìm kiếm Internet không lọt khỏi mục tiêu của tổ chức.

Bên cạnh đó, thư ký phụ trách các vấn đề kỹ thuật số của Pháp – Axelle Lemaire đã viết thư cho Ủy Ban Châu Âu yêu cầu khởi động cuộc cố vấn công khai nhằm thảo luận về “khuôn khổ nên được áp dụng cho các thành phần kinh tế, để xem liệu những quy định cạnh tranh hiện tại có cho phép hướng đến hành vi của các công ty này hay không”.

Lemaire cho biết chính phủ 2 nước muốn chắc chắn rằng các chiến lược tối ưu hóa thuế được áp dụng bởi các công ty nhằm hạ thấp mức thuế suất doanh nghiệp đến mức “không thể thấp hơn”.

Ủy Ban Châu Âu đang tiến hành điều tra một số thỏa thuận về thuế giữa các công ty như Apple và Amazon và một số công ty của các nước thành viên trên cơ sở họ có thể cấu thành vi phạm viện trợ nhà nước bất hợp pháp.

Cuộc điều tra 4 năm:

Nghị quyết không đề cập đến Google hay bất kỳ công cụ tìm kiếm nào cụ thể, mặc dù mục tiêu chính vẫn là Google, bởi lẽ công ty đang chiếm khoảng 90% thị phần tìm kiếm trực tuyến tại Châu Âu.

Các nhà lập pháp đã kêu gọi Ủy Ban xem xét các đề nghị tách công cụ tìm kiếm ra khỏi các dịch vụ thương mại khác của Google.

Gã khổng lồ tìm kiếm là mục tiêu của cuộc điều tra chống độc quyền trong 4 năm của Ủy Ban Châu Âu, do các khiếu nại của Microsoft, Expedia, các nhà xuất bản và một số công ty khác ở Châu Âu.

Nhóm vận động hành lang của Hiệp Hội Máy Tính và Truyền Thông (CCIA) bao gồm Google, eBay, Facebook, Microsoft và Samsung cho rằng giải pháp chia tách là “cực đoan và không khả thi”, không có ý nghĩa nhanh thúc đẩy nhanh chống trị trường trực tuyến.

Nhóm vận động cũng cho biết trong khi mục tiêu rõ đang là đang nhằm vào Google, nhưng thực tế Nghị viện cũng cho thấy tất cả các công ty có công cụ tìm kiếm hoặc các công ty kinh doanh trực tuyến có công cụ tìm kiếm đều có thể sẽ phải chia tách; việc chia tách thực sự làm dấy lên mối lo ngại đối với nỗ lực xây dựng một thị trường kỹ thuật số thống nhất.

Theo: Nguoivietphone.com

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Người dân VN vì sống ở quê nhà khổ quá nên ai cũng muốn tìm đường đi ra nước ngoài để làm ăn kiếm tiền giúp bản thân và gia đình, vì vậy mới dễ làm mồi cho các cá nhân và tổ chức buôn người lợi dụng, như trường hợp ông Lâm Nguyên Bách ở tỉnh Phú Yên bị gạt đi di dân lậu qua Mỹ rồi phải quay về để tiền mất tật mang
Hôm 13 tháng 11 là ngày bắt đầu phiên xử Luật Sư Trần Vũ Hải tại Nha Trang, nhưng công an đã bao vây tại phiên tòa không cho ai vào dự kể cả phóng viên báo quốc doanh
Westminster (Bình Sa)- - Tối thứ Ba ngày 12 tháng 11 năm 2019, tại hội trường Thành Phố Westminster số 8200 Westminster Blvd CA.92683, Nhóm Westminster United do ông David Johnson, phát ngôn viên của nhóm đã tổ chức buổi họp báo để thông báo kết qủa vận động cử tri tham gia ghi tên bãi nhiệm ba vị dân cử thành phố, bao gồm Thị trưởng Tạ Đức Trí, Phó thị trưởng Kimberly Hồ, và Nghị viên Charlie Nguyễn Mạnh Chí.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Hậu về ôm bà Hai nức nở thủ thỉ: - Con khổ quá mẹ, bác sĩ nói con vô sinh!
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Phật tử đến chùa đã quen dần với hình ảnh Đức Phật Di Lặc có sáu chú điệu (lục tặc: 6 tên giặc) chơi giỡn, thọc loét và ngoáy rún của ngài. Hình ảnh đã để lại một bài học chánh niệm tự tại rất dễ thương.
Ngày 09 tháng 11 năm 1989 – nhân dân Đức hai miền đã phá sập bức tường Bá Linh. Một sự kiện lịch sử dẫn tới thống nhất nước Đức sau đó 11 tháng và một loạt cách mạng lật đổ chế độ CS độc tài các nước Đông Âu và Liên Xô.
Nền kinh tế Anh tăng trưởng yếu nhất gần 1 thập kỷ trong quý 3 vừa qua, khi những bấp bênh xung quanh vụ "ly dị" chưa có hồi kết giữa Anh với Liên minh Châu Âu (EU) – hay còn được gọi là Brexit - tiếp tục đè nặng lên các hoạt động kinh tế.
MEXICO - TT Morales bị tố cáo gian lận bầu cử, bị quần chúng xuống đường biểu tình bao vây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.