Bản tin RFA viết về trường hợp công an trại giam ra đòn thù đối với 3 nhà bất đồng chính kiến.
Bản tin giải thích: “Nhiều tù nhân chính trị/lương tâm kiên quyết không chịu nhận tội phải đón nhận những hành xử mang tính trả thù dữ dội trong trại giam.”
Nhóm 3 nhà bất đồng chính kiến trong tù bị đòn thù là: Anh Basam Nguyễn Hữu Vinh, aân oan Cấn Thị Thêu, tù nhân Đặng Xuân Diệu.
RFA ghi lời luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho trường hợp của blogger AnhBasam Nguyễn Hữu Vinh, hiện đang bị tạm giam và khởi tố về điều 258 Bộ luật hình sự Việt Nam lợi dụng các quyền tự do dân chủ…
Luật sư cho biết:
“...vào ngày 30 tháng 10, đích thân ông Nguyễn Hữu Vinh cho biết đang bị giam giữ cùng một bị can nhỏ hơn chừng 20 tuổi có biểu hiện tâm lý bất thường. Người này từng có tiền án giết người và đang bị khởi tố về một tội hình sự đặc biệt nghiêm trọng. Ông Nguyễn Hữu Vinh đã sử dụng nhiều phương cách để khuyên nhủ, trấn tĩnh tâm lý cho bị can giam chung phòng; thế nhưng mọi biện pháp đều không hiệu quả và nếp sinh hoạt bất thường của bị can đó gây ảnh hưởng đến tinh thần của ông Nguyễn Hữu Vinh một cách nghiêm trọng, cũng như có nguy cơ không bảo đảm an toàn cho ông Vinh. Bản thân ông này đề nghị được đổi người giam chung cùng phòng như thế.”
Trường hợp dân oan Cấn Thị Thêu, cũng “đang bị giam chung với hai tù nhân nhiễm HIV nặng, thân hình bị lở lói. Thông tin này được một tù nhân khác cũng là dân oan Dương Nội vừa mãn án tù cho các con của bà Cấn Thị Thêu biết.”
Trường hợp thứ ba là tù nhân Đặng Xuân Diệu.
RFA ghi nhận:
“Vào ngày 7 tháng 10 vừa qua, anh Trương Minh Tam mãn án một năm tù và ra khỏi Trại giam số 5 Yên Định, Thanh Hóa. Cựu tù nhân này tiết lộ thông tin tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu bị giam trong một phòng giáp vách với anh này bị đối xử rất hà khắc vì anh Đặng Xuân Diệu không chịu nhận tội, không mặc áo tù. Theo cựu tù nhân Trương Minh Tam thì tình trạng của anh Đặng Xuân Diệu rất nguy cấp và mọi người cần phải lên tiếng để cứu tù nhân lương tâm này trước những đòn thù mà nhà tù dành cho anh này.”
Cần ghi rằng, Việt Nam đã tham gia ký kết Công ước Chống Tra tấn và quốc hội kỳ 8 khóa 13 đang họp vừa được chủ tịch nước Trương Tân Sang trình công ước để phê chuẩn.
Nhưng thi hành công ước thì còn xa vời.
Gửi ý kiến của bạn