Hôm nay,  

Dũng Cảm

9/6/201400:00:00(View: 4390)
Hôm nay xin được nói về gương dũng cảm của các anh hùng phi công Nam Việt Nam.

Một hôm, nhân bàn chuyện về chiến cuộc miền nam Việt Nam, anh bạn mà cũng là bịnh nhân của tôi, trước đây là phi công thuộc sư đoàn 1 không quân, có đề cập một trong những chiến pháp của không tập là đánh từ hướng bắc về hướng nam Căn cứ Phượng Hoàng ngày 9 tháng 4 năm 1972.

Tiểu đoàn 6 Thuỷ Quân Lục Chiến (TQLC) nhận lệnh hành quân khởi hành từ căn cứ Aí Tử đi vào vùng núi Trường Sơn ngày 7-4-1972. Trời nắng như đổ lửa khiến tôi nhớ tới câu hát của nhạc sĩ Trúc Phương: “ Đường hành quân nắng cháy da người.…” Những ngọn đồi chen nhau từ đồi nọ qua đồi kia đi hoài tưởng như không bao giờ hết. Những viên đá ong nhỏ phủ đầy những ngọn đồi hấp thụ sức nóng của mặt trời rồi tỏa ra trong không khí buổi trưa khiến chúng tôi mồ hôi đổ ra như tắm.

Chiều đến được lịnh dừng quân, ăn cơm, dựng lều ngủ qua đêm, hôm sau tiếp tục lên đường, tiến về rặng Trường Sơn. Đêm hôm ấy chúng tôi đóng quân: hai đại đội cùng đại đội chỉ huy nằm vòng ngoài, còn hai đại đội do Đại Úy Sử, Tiểu Đoàn Phó chỉ huy vào nằm trong căn cứ Phượng Hoàng. Gần sáng, địch tiền pháo hậu xung nhắm vào Phượng Hoàng tấn công có chiến xa yểm trợ.

Đây là lần đầu tiên Thủy Quân Lục Chiến Nam VN đụng độ với xe tăng địch. Hai đại đội của Đại Úy Sử cảm thấy yếu thế nên xin được rút lui ra khỏi căn cứ Phượng Hoàng, khoảng 8 giớ sáng đã nhập vào với cánh chỉ huy. Xe tăng địch đuổi theo chúng tôi. Lúc ấy tôi đang ngồi dưới hố cá nhân, Quảng, một trong những y tá của tôi hô lên một tiếng: “Go, Bác sĩ”. Thế là tôi nhảy lên khỏi hố, chạy bay về phía Bộ Chỉ Huy bên tai còn nghe tiếng xe tăng địch gầm gừ ở đàng sau.

Trong lúc đơn vị còn đang tái phối trí thì một đoàn tăng của chúng ta do Đại Úy Hà Mai Khuê chỉ huy từ Quốc lộ 1, tiến vào chiến truờng. Xe tăng địch liền rút về lại căn cứ Phượng Hoàng và chúng có ngờ đâu đó là tử điểm của chúng.

Lúc nầy đã quá xế trưa và không quân bắt đầu làm công việc của họ. Trước tiên là các phi cơ F-5 lần lượt dội bom vào xe tăng và các đơn vị địch. Kế đến là những chiếc Cobra, hai bên hông sơn những chiếc răng nhọn tua tủa lao vào đánh phá, rồi những chiếc phi cơ trực thăng mà chúng tôi gọi là “cán gáo“, chúng bay lượn rất nhanh, cũng lao vào vòng chiến. Cuối cùng là những anh hùng SkyRaiders của ta xông vào chiến cuộc.

Hai chiếc SkyRaiders nầy đánh nhiều passes. Có những lúc, các anh chúi xuồng thật thấp, nhả bom lên những chiếc xe tăng địch. Tiếng máy phi cơ rú lên khi xà xuống rối cất lên trời để lại những lằn khói trắng. Tiếng bom nổ ấm ì. Đạn phòng không địch bắn lên như rải cát. Thế mà các anh không hề sợ hãi. Pass cuối cùng hai chiếc SkyRaiders từ hướng Tây Nam chúi xuống nhả bom rồi cất lên hướng Đông Bắc. Một trong hai chiếc SkyRaiders trúng đạn phòng không địch, một phần ba chiếc đuôi rớt ra xoay tròn như chong chóng. Phi cơ tiếp tục bay lên trời. Liền đó có hai chiếc dù nhảy ra từ phi cơ lâm nạn.

Tôi còn nhớ rất rõ như đang xem một đoạn phim chiến tranh. Khoảng 3 giờ chiều ngày hôm ấy, ngày 9 tháng 4, 1972. Bầu trời hình như hơi ảm đạm và cuộc chiến cũng đang bắt đầu tàn lụi. Hai chiếc dù từ chiếc SkyRaider lâm nạn nhảy ra, một chiếc bọc gió, còn một chiếc suông đuột rơi thẳng xuống đất. Đó là cánh dù của cố Đại Úy Trần Thế Vinh, một trong những anh hùng phi công của chúng ta.

Sau nầy khi họp các sĩ quan tham mưu của Tiểu Đoàn 6 TQLC, Vị Chỉ Huy tài giỏi, Thiếu Tá Đỗ Hữu Tùng, có đề cập đến chuyến bay định mệnh của cố Đại Úy Trần Thế Vinh. Thiếu Tá Tùng nói rằng: Trên nguyên tắc, phi cơ phải đánh từ hướng địch, là hướng bắc, tức là từ rặng Trường Sơn đánh xuống để khi phi cơ cất lên, bụng chiếc phi cơ phơi về hướng Nam, tức là hướng đơn vị bạn, phi cơ sẽ được an toàn hơn. Đàng nầy Đại Úy Vinh làm ngược lại, đánh từ Nam lên Bắc nên trúng đạn phòng không địch.

Tôi đoán rằng có lẽ Đại Úy Vinh đang say mê con mồi, mà cũng đang căm tức bọn cộng sản tấn công xâm chiếm miền Nam dấu yêu của Ông, nên Ông bất chấp chiến pháp, sẵn sàng lao vào vòng chiến.

Đó là gương dũng cảm của những anh hùng phi công của miền Nam Việt Nam./.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Nếu không kêu gọi lòng ái quốc của nhơn dân và Giáo hội Cơ đốc, không đồng minh với Anh và Mỹ, thì chắc chắn Liên Xô đã cáo chung. Thế chiến kết thức không có mặt Liên Xô thì Đông Âu đã không bị cộng sản hóa và dân chúng đã không bị thảm nạn Xịt-ta-lin khủng bố và đán áp hằng loạt.
Theo các dòng di dân, Phật giáo được truyền vào đất Mỹ, kể ra cũng hơn trăm năm rồi, nếu tính từ khi những phu đường sắt người Trung Hoa đến đây. Sau này các sắc dân Hàn, Nhật, Tây Tạng, Việt… laị mang theo những sắc thái mới của đạo Phật đến.
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Nhưng tiến trình luận tội cho thấy, đa số những người Mỹ có học thức, kể cả giới chuyên gia và công chức, sở hữu một giá trị dân chủ vững vàng. Họ trung thành với Hiến pháp Mỹ, với nền tảng luật pháp và nguyên tắc dân chủ, thay vì đảng phái hay bất cứ lãnh tụ nào.
Mới mấy hôm trước, súng lại nổ tại Nam California… Hiện tượng này dẫn tới câu hỏi, làm cách nào để giảm bạo lực súng.
Tin ngày 21 tháng 11/2019: TT Trump dường như đang xem xét khả năng rút một lữ đoàn khỏi Nam Hàn, nếu Seoul từ chối trả gần 5 tỷ USD "phí bảo vệ" cho Washington.
Tin ngày 21 tháng 11/2019: các thượng nghị sĩ Philippines kêu gọi tiến hành điều tra vấn đề an ninh khi Trung Quốc sở hữu một phần mạng lưới năng lượng của Philippines.
ROME - Ít nhất 5 người chết, 2 người bị thương trong 2 vụ nổ tại xưởng pháo bông trên đảo Sicily vào ngày Thứ Tư 20/11.
VIENNA - Viên chức lãnh đạo cơ quan nguyên tử năng quốc tế (IAEA-Vienna) loan báo: Iran đã không cung cấp thông tin chi tiết về sự khám phá bụi phóng xạ do người gây ra từ 1 cơ sở không khai báo trước đó với IAEA.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.