Hôm nay,  

Báo Nguy: 2/3 Nguyên Liệu May Dệt, Da Giày Nhập Từ TQ

7/8/201400:00:00(View: 2445)

SAIGON -- Kinh tế VN khó đôc lập nổi, vì 2/3 nguyên liệu dệt may, da giày phải nhập khẩu... Đặc biệt, bông sợi đa số nhập từ Trung Quôc.

Bản tin báo Tổ Quốc nói rằng, trong số nguyên liệu nhập khẩu cho ngành dệt may, vải có lượng nhập lớn nhất, chiếm 46%. Với ngành da giày, nhập khẩu da tới 65-70%, vải 40%...

Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam bao gồm hơn 6.000 doanh nghiệp và hơn 2,7 triệu công nhân. Tuy nhiên, do tính chất công nghiệp gia công tỷ lệ nội địa hóa rất thấp, ngành dệt may phụ thuộc máy móc cũng như nguyên phụ liệu gồm: bông, vải, xơ, sợi…nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc.

Cùng với dệt may, da giày cũng là ngành có lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu khá lớn. Nguyên phụ liệu dệt may, da giày nhập khẩu vào Việt Nam tháng 2/2014 tăng 13,5% so với tháng 1/ 2014, đạt trên 73% về kim ngạch, tương đương 306,23 triệu USD.

Bản tin này nói, hai thị trường chủ đạo cung cấp nhóm sản phẩm này cho Việt Nam là Trung Quốc và Hàn Quốc. Tháng 2, nhập khẩu phụ liệu này từ Trung Quốc trị giá 80,38 triệu USD, tăng 63,69% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 30,38% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước.

Đứng sau hai thị trường chủ đạo trên, Việt Nam còn nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, da giày từ các thị trường: Đài Loan, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hồng Kông, Thái Lan, Braxin, Italy, Ấn Độ…

Báo Tổ Quốc ghi rằng bà Đặng Phương Dung, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), cho biết: “Trong số nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc, vải có lượng nhập lớn nhất, khoảng 45%. Các phụ liệu khác hiện chưa có thống kê cụ thể”.

Bản tin cũng ghi lời Ông Nguyễn Xuân Dương, Tổng Giám đốc Công ty CP May Hưng Yên cho biết, công ty hiện đang nhập khẩu khoảng 80% nguyên liệu sản xuất, chủ yếu là vải. Và trong số đó 2/3 là nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc...

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chúng ta đang sống trong lòng cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại. Cuộc đấu tranh không phải chỉ thấy được ở trong nước với những ngón đòn cô lập và tù đầy. Cuộc đấu tranh đã thể hiện trên thế giới Mạng trong và ngoài nước. Kẻ thù biết rõ con đường làm chia rẽ cộng đồng và chúng đã thành công.
Các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á gọi tắc là ASEAN đứng về bên nào trong cuộc xung đột ngày càng gia tăng tại Biển Đông?
Từ quan điểm chính trị, thương chiến Mỹ Trung có thể có người thắng kẻ thua. Nhưng dưới góc độ kinh tế, cả hai đều đang thua. Điều này lý giải vì sao cả Mỹ và Trung Quốc đều đang nỗ lực đàm phán thỏa thuận thương mại.
BERLIN - Diễn viên GI hóa trang như lính Mỹ canh gác tường gọi là “tường ô nhục” phân chia thành phố Berlin 30 năm trước đã bị cấm.
MEXICO CITY - Tin ngày 6 tháng 11: một nghi can bị bắt gần biên giới Arizona-Mexico có liên quan tới vụ 9 công dân Mỹ (gồm 3 phụ nữ, 6 trẻ em) bị thảm sát.
ANKARA - Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ loan báo vợ của trùm ISIS bị truy sát đã bị bắt. Trong 1 phát biểu ngày 6-11, TT Erdogan không cho biết vợ của Baghdadi bị bắt ở đâu, khi nào và danh tính là gì.
WARSAW - TT Andreij Duda loan báo: công dân Ba Lan có thể đến Hoa Kỳ không cần chiếu khán nhập cảnh từ ngày 6-11.
PHI TRƯỜNG SCHIPOL - Phi công của chuyến bay từ Amsterdam đi Madrid phát nhầm nút báo động không tặc khi tất cả 27 hành khách đang lên máy bay A 330 phải di tản.
SEOUL - Dự định tập trận phối hợp Mỹ-Nam Hàn trong Tháng 12 bị Bắc Hàn phản đối và lên án là khiêu khích.
IDLIB - Lực lượng Mỹ tại miền bắc Syria rút theo lệnh TT Trump đã trở lại bảo vệ mỏ dầu, với giải thích “không cho khủng bố ISIS chiếm và thu tiền bán dầu thô”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.