Hôm nay,  

Mỹ Sẵn Sàng Cho 2 Mặt Trận Đông Tây

25/04/201400:00:00(Xem: 7955)

TT Obama công du Á châu khi Mỹ đang đối đầu với Nga trong khủng hoảng Ukrain. Có người nói Mỹ đang lưỡng đầu thọ địch; có người nói Mỹ sẵn sàng cho hai mặt trận.

Đông và Tây tuy là hai phương hướng khác nhau. Mỹ đang đương đầu với Nga và TC tuy là hai nước khác nhau. Mặt trận Nga, Mỹ chống Nga lấn chiếm Ucrain; mặt trận TC, Mỹ chống TC lấn chiếm biển đảo các nước Á Châu Thái Bình Dương. Tuy đó là hai mặt trận nhưng cùng một cuộc chiến tranh, chiến tranh ngăn chận CS bành trướng (hậu CS là Nga và hiện CS là TC) sau thời Chiến tranh Lạnh.

Người ta thường nói Đông vẫn là Đông, Tây vẫn là Tây. Về địa lý, về văn hoá có thể đúng. Nhưng trong thời đại tin học, kinh tế toàn cầu, trái đất trở thành xóm nhà, các dân tộc những láng giềng, về chánh trị quân sự sau Chiến Tranh Lạnh, chưa chắc đúng. Từ lâu các chiến lược gia Mỹ, quân lực Mỹ luôn đào tạo, chuẩn bị cho lực lượng an ninh, tình báo, nhứt là quân đội Mỹ sẵn sàng cho hai mặt trận.

Gần đây miền Đông, Á châu Thái Bình Dương không yên tĩnh, Trung Quốc hiện CS trổi dậy bắt đầu xâm lấn, giành giựt biển đảo, không phận của các nước Á châu Thái Bình Dương, trong đó có đồng minh của Mỹ là Nhựt, Nam Hàn, Phi luật tân có mấy chục ngàn quân nhân Mỹ còn trú đóng từ sau Đệ Nhị Thế Chiến và Chiến tranh Triều tiên. Mỹ đã chuyển trục quân sự đến đây, bao vây quân sự Trung Cộng từ Nhựt xuống Úc sang Ấn độ và bao vây kinh tế TC trong việc vận động hình thành hiệp ước đối tác xuyên Thái bình dương, gồm 12 nước ở đôi bờ đông tây Thái bình dương mà không có TC.

Mới đây, Tây phương lại bắt đầu bất ổn. Liên bang Nga thừa kế chánh yếu của Liên bang sô viết vùng lên với TT Putin là một trung tá mật vụ KGB của Liên xô đưa quân Nga bịt mặt, không phù hiệu nhưng súng của Nga nguỵ trang thành dân quân người thân Nga, nói tiếng Nga cướp cơ quan chánh quyền, quân sự, mở cuộc trưng cầu dân ý, sáp nhập bán đảo Crimea của Ukrain vào lãnh thổ nước Nga. Thừa thắng xông lên, TT Putin điều 40 ngàn quân áp sát biên giới đông của Ukraine và cho diễn lại kịch bản chiếm lấy Crimea.

Mỹ bị đặt trước hai mặt trận, mặt trận Đông và mặt trận Tây. Giai đoạn đầu của mặt trận Tây, Mỹ cùng đồng minh Liên Âu sữ dụng biện pháp trừng phạt Nga và viện trợ tài chánh cho Ukraine, chớ không viện trợ quân sự vì Ukraine không là thành viên của Liên Âu và của NATO tức tổ chức Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương mà vị Tư lịnh là Mỹ. Nhưng trong nội bộ Liên Âu, các thành viên thuộc các nước Đông Âu CS cũ nay gia nhập Liên Âu, nhiều kinh nghiệm CS đòi hỏi Liên Âu phải tăng cường phòng thủ. Vào ngày 16/04/2014, Tổng thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen loan báo một biện pháp quân sự đã được 28 quốc gia thành viên khối Bắc Đại Tây Dương quyết định trong kế hoach phòng thủ với lời tuyên bố, «Chúng tôi sẽ có thêm máy bay trên bầu trời, tàu thuyền trên biển, và lực lượng trên bộ sẽ tăng cường chuẩn bị». Còn Tướng Mỹ Philip Breedlove – Tư lệnh tối cao của lực lượng NATO, cáo buộc rằng Nga vẫn duy trì «một lực lượng hùng hậu» - từ 35.000 đến 40.000 quân - gần biên giới Ukraine để sẵn sàng can thiệp.

Riêng Mỹ lần đầu tiên làm một hành dộng nhiều ý nghĩa, đổ khoảng 150 đến 170 quân nhân ở Ba Lan và Estonia để gọi là tập trận, một lý do có mặt kiến hiệu hơn không tuần trên trời hay hải hành ngoài biển vì bộ binh vẫn là hoàng hậu của chiến trường.


Còn đối ngoại thì chỉ trong 6 tiếng đồng hồ đàm phán Mỹ, Liên Âu, Ukraine và Nga đi đến kết quả mà giới truyền thông hết sức ngạc nhiên, quá bất thần và nhanh chóng. Đó là sẽ giải giới các toán võ trang «bất hợp pháp» và trả lại các cơ quan công quyền cho nhà nước nhưng hoàn toàn không có dự trù một lịch trình thi hành. Mỹ tỏ ra hết sức dè dặt. Từ Ngoại trưởng John Kerry đến Tổng thống Barack Obama đều tỏ thái độ thận trọng «chờ kết quả» cụ thể trên hiện trường sau cuộc hoà đàm bốn bên về Ukraine giữa Mỹ và Liên Âu cùng Ukraine với Nga, tại Geneve.

Còn tại Nga, TT Putin đổ dầu vào lửa của cơn khủng hoảng Ukraine. Ông dân quân vận cho cuộc xâm lấn các thành phố đông Ukraine, tạo áp lực phá cuộc bầu cử của Ukraine để tiến đến giải pháp biến Ukraine thành liên bang, xé lẻ Ukraine ra thành nhiều tiểu bang đối kháng chủng tộc và ngôn ngữ với nhau.

Chẳng những khuấy động ở mặt trận Tây Phương của Mỹ, TT Putin còn với miệng đánh võ mồm qua mặt trận Đông Phương của Mỹ. Vài ngày trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Tokyo người cựu sĩ quan cấp trung tá của Mật Vụ KGB của CS Liên xô ngày 18/04/2014 thông báo biến quần đảo Kurile mà Nhật gọi là "lãnh địa phương bắc" thành "tiền đồn" của Nga với hàng trăm căn cứ quân sự sẽ được hoàn tất từ nay đến 2016 và hoàn tất việc củng cố các căn cứ tại Sakhaline năm 2020. Khiến Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida, lâu nay im lặng phải lên án chính sách Nga tại Ukraine và thông báo đình hoãn chuyến viếng thăm Moscow.

TT Obama của Mỹ không hề nao núng trước sự vùng lên của Nga, không coi Nga là một lực lượng có thể tái diễn Chiến tranh Lạnh vì theo lời TT Obama Nga không có một đế quốc, một quân đội, một hệ thống vũ khí như Liên xô. Ông công du Á châu để trấn an đồng minh và củng cố tình hình chuyển trục quân sự sang Á châu.

Tại Tokyo Nhựt, trạm dừng chân đầu tiên vào tối 23/04/2014, Ông tuyên bố quần đảo Senkaku là nằm trong khuôn khổ hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, tức là Mỹ sẽ bảo vệ nếu bị tấn công.

Ông nhắc lại, những bất đồng về chủ quyền lãnh hải nên được giải quyết qua đối thoại và ngoại giao, chứ không phải bằng các hành động hù dọa và cưỡng ép. Thái độ đó đã được Mỹ minh thị thể hiện hồi tháng 11 năm ngoái khi TC đơn phương tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không, Mỹ không phản đối và cho cho phản lực cơ bay qua mà không thèm nói gì với TC. Ông đi ăn tối với Thủ Tướng Nhựt trong một tiệm sushi, để sáng họp thượng đỉnh với lãnh đạo Nhật Bản và đến sáng thứ sáu 25/4 sẽ rời Tokyo sang Seoul thăm Hàn Quốc trong một ngày, nơi có mấy chục ngàn quân nhân Mỹ trú đóng.

Và ngày 26/04, Ông đi thăm Mã Lai. Mã Lai là nơi Chủ Tịch Tập cận Bình của TC viếng thăm và viện trợ, ký cả mấy chục họp đồng kinh tế khi TT Obama hồi năm rồi chánh phủ bị kẹt ngân sách phải đóng cửa từng phần TT Obama phải huỷ chuyến đi để ở lại nước nhà giải quyết. Mã Lai cũng là nước không có tổng thống Mỹ nào đến thăm sau khi TT Johnson viếng Mã Lai hồi năm 1966. Sau Mã Lai, TT Obama sẽ đến Philippines để hội đàm với Tổng thống Benigno Aquino, việc Phi bị TC lấn chiếm biển đảo chắc chấn sẽ là đề tài hai tổng thống sẽ cùng thảo luận. Phi là đồng minh có hiệp ước phòng thủ hỗ tương với Mỹ.

Bốn nước TT Obama công du đều bị TC giành giựt biển đảo, mà Nhựt, Nam Hàn, Phi luật tân là ba nước đồng minh quân sư với Mỹ./. (Vi Anh)

Ý kiến bạn đọc
26/04/201403:06:33
Khách
Rỏ ràng M ỹkhông nao núng trong vấn đề Ukraina. Chuẩn bị cho hai mặt trận ,nếu có thể xẩy ra. Một điều mà ít ai nhìn thấy . Mỹ hoàn toàn chưa trực diện đánh Nga, Tàu .. mà những đơn vị đồng minh hoăc theo Mỹ sẻ trực diện đánh nhau với Nga tàu .
Bên Tây: Ukraina, Ba Lan, Tiệp Khắc các nước trong khối NATO. Bên Đông : Nhật Hàn, Phi.v.... Nên lực lượng tính ra rất lớn của Mỹ kể cả các quốc gia đồng Minh . Trung Cộng hay Nga hiện tời không có đồng minh . Ngay Việt Nam, Bắc Hàn cũng khg giúp tàu đánh Mỹ ,nếu có chiến tranh xẩy ra. Nga thì TC cũng khg NGU giúp quân cho Nga đánh Mỹ và ngược lại. Trận chiến ai thua ai thắng chưa đánh đã thấy rỏ.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.