Hôm nay,  

Bộ Ngoại Giao CSVN: In Tài lIỆU sAI tRONG Sách Lịch Sử Để Chứng Minh Chủ Quyền VN Trên Đảo Hoàng Sa và Trường Sa

10/16/201300:00:00(View: 6686)
Có phải gián điệp Trung Quốc đã vào Bộ Ngoại Giao CSVN để xúi Bộ này in “Tuyển Tập Các Châu Bản Triều Nguyễn Về Thực Thi Chủ Quyền Của Việt Nam Trên Hai Quần Đảo Hoàng Sa và Trường Sa” với những sai lầm nghiêm trọng mà Tiến Sĩ Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện vừa viết thư cho Bộ này yêu cầu ngưng phát hành sách, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) hôm Thứ Ba, 15-10-2013.

Bản tin RFA viết rằng, “TS Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện vừa gửi một thư yêu cầu Bộ Ngoại Giao Việt Nam ngưng phát hành cuốn sách mang tên “Tuyển tập các Châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” vì những sai sót nghiêm trọng của nội dung cuốn sách có thể phản lại những cố gắng mà Bộ Ngoại Giao mong đạt tới. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn TS Nguyễn Xuân Diện về vấn đề này.”

Sai như thế nào? Theo RFA cho biết, “TS Nguyễn Xuân Diện: Sáng hôm nay tôi có đến trụ sở của Bộ Ngoại giao Việt Nam ở số 1 Tôn Thất Đàm, Ba Đình. Mục đích của chúng tôi là chuyển đến ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề nghị thu hồi toàn bộ số sách đã phát hành và không cho lưu hành cũng như lưu trữ cuốn “Tuyển tập các Châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” vì những sai sót nghiêm trọng của cuốn sách về mặt kiến thức. Như mọi người đã biết, cuốn sách này in bằng 4 thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp, Hoa và bản gốc chữ Hán Nôm nữa. Sách được in 2.000 bản tại nhà xuất bản Tri Thức, phát hành quí hai năm 2013 và ghi rõ là sách không bán. Cuốn sách này do Ủy ban Biên giới Quốc gia chủ trì biên soạn mà người đứng ra chủ trì là ông Trần Duy Hải, phó chủ nhiệm của Ủy ban này. Đây là cuốn sách quan trọng liên quan đến các văn bản Châu bản về thực thi quyền chủ quyền của Việt nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà những người làm cuốn sách này không hiểu thế nào là Châu bản, họ đã đưa một văn bản không phải là Châu bản vào trong cuốn sách này. Đó là tờ lệnh Lý Sơn, một văn bản không phải là Châu bản.”


TS Nguyễn Xuân Diện giải thích rõ thêm về vấn đề Châu bản, theo RFA, rằng, “Châu bản là những văn bản mà trên đó phải có châu phê, tức là những lời phê của nhà vua, mà những lời phê này phải là những lời phê bằng mực son (mực đỏ). Chúng ta cũng biết là trên các văn bản, tấu biểu ngày xưa đều được viết bằng bút lông với màu mực đen trên giấy bản; Các tờ tấu, biểu của các nơi gởi về thì nhà vua sẽ phê duyệt vào các bản tấu và lời phê của nhà vua bao giờ cũng ngắn gọn và bao giờ cũng viết bằng mực son. Những bản đó chỉ là độc bản có nghĩa là chỉ có một bản duy nhất, không có thêm một bản thứ hai nào nữa. Giá trị của những bản này vô cùng quí báu vì đây là văn bản thể hiện quan điểm, ý kiến hoặc là ý kiến chính thức từ triều đình, từ các cấp nhà nước đối với các vấn đề được nêu lên trong các bản tấu chương đó.”

Cũng theo RFA, “TS Nguyễn Xuân Diện: Trong cuốn sách có đưa vào văn bản tờ lệnh Lý Sơn đã được phát hiện ở Lý Sơn năm 2009 và tôi cũng đã có bản dịch cùng bản khảo cứu công bố rộng rãi trên báo chí, nhưng văn bản đấy không phải là Châu bản. Vậy mà vẫn được đưa vào trong cuốn sách này, không biết vì sao.”

Như thế, điều mà TS Nguyễn Xuân Diện không nói ra đó là trong một cuốn sách nêu bằng chứng lịch sử về những Châu bản triều Nguyễn để chứng minh chủ quyền VN trên Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng lại có văn bản không phải là Châu bản thì đồng nghĩa với việc làm mất giá trị lịch sử của toàn cuốn sách. Tức là tất cả những tài liệu lịch sử còn lại trong cuốn sách đều không phải là Châu bản dù nó là thật. Đó là âm mưu lớn nếu không phải là Trung Quốc thì còn ai?

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngay những ngày đầu tiên làm việc tại tòa Bạch Ốc, Tổng Thống Donald Trump nói Ông sẽ tiêu diệt người tự xưng là thủ lãnh Nhà Nước Hồi Giáo (ISIS) Abu Bakr al-Baghdadi.
Hôm 16 tháng 9 năm 2019, tại lễ ra mắt mạng xã hội Lotus, Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định là “người Việt Nam có thể làm ra những thứ mà thế giới chưa từng làm.” Quan niệm của ông Bộ Trưởng, xem chừng, không được dư luận đồng tình hay đánh giá cao.
Chậm lại… đó là lời báo động, nêu lên quan ngại về kinh tế VN, đặc biệt về tốc độ xuất cảng. Đà chậm kinh tế sẽ thấy rõ trong năm 2020.
Khoảng đầu tháng 11/2019, quốc vương Jordan Abdullah tuyên bố không tiếp tục cho Israel thuê đất tại hai khu vực Ghamr và Baqura theo thỏa thuận từ 25 năm trước.
Khoảng đầu tháng 11/2019, giới chức hai bang Queensland và New South Wales ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi 120 đám cháy rừng bùng phát.
BERLIN - Dân số vô gia cư tại Đức tăng thêm 30,000 giữa 2017 và 2018, là tăng 4%, theo số liệu chính thức.
BRASILIA - Vùng ngập mặt Pantanal của Brazil đang cháy.
ATHENS - Hy Lạp trải thảm đỏ nghênh đón chủ tịch Xi Jinping.
ANKARA - Cựu chiến binh ISIS gọi là jihadist bắt đầu bị trả về nguyên quán, theo loan báo của Thổ Nhĩ Kỳ.
BAGHDAD - Lực lượng an ninh Iraq tiếp tục đàn áp biểu tình chống chính quyền tại thủ đô. Ít nhât 4 người thiệt mạng hôm Thứ Bảy 9 tháng 11.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.