Lấy trường hợp cụ thể và điển hình là cuộc đấu tranh có máu, nước mắt, mồ hôi, và người chết của PGHH ở Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trong vòng hai năm qua. Theo lời tâm huyết chân tình của người đại diện của Cụ Lê quang Liêm ở Mỹ, nguồn yễm trợ tiền bạc chánh yếu cho cuộc đấu tranh chỉ có hai gia đình, một số nhỏ đồng đạo, và thân hữu đồng tâm. Kể cả Phong trào Phật giáo Yễm trợ PGHH, gần đây đổi danh xưng thành Phong trào Yễm trợ PGHH, hai lần ba lượt bôn ba qua nhiều tiểu bang Mỹ, nhiều nước ở Tây Aâu để quốc tế vận cho cuộc đấu tranh, cũng chưa nghe nói yễm trợ tiền bạc cho PGHH trong nước.
Trong lúc đó, bây giờ hơn lúc nào hết, CS đánh chánh trị không được, đang tập trung đánh kinh tế, tài chánh các nhà đấu tranh một cách rốt ráo, sát sườn. Một mặt, CS công khai ra lịnh cấm các cơ sở chuyển tiền không được chuyển cho bốn nhà đấu tranh: HT Thích Quảng Độ, LM Nguyễn văn Lý, Cụ Lê quang Liêm, và Tiến sĩ Nguyễn xuân Tụ tức Hà sĩ Phu. Mặt khác, CS đánh tận gốc, bốc tận rễ kinh tế gia đình của quí vị ấy. Tam đại nhà Cụ Liêm, Cụ, con Cụ, và cháu Cụ; việc làm ăn, sinh sống bị CS bao vây, triệt hạ. Ngay tiệm bán chạp phô giá đáng chẳng là bao trong hẽm nhỏ của cháu Cụ Liêm cũng bị đóng cửa.
Trong khi đó, với tư cách là Hội trưởng Giáo hội PGHH và người lãnh đạo cuộc đấu tranh, Cụ cùng gia đình các trị sự viên bị bắt phải lo thăm nuôi, thang thuốc cho 18 trị sự viên và 14 tín đồ đang bị giam cầm. Người nào cũng bịnh. Trại giam gần nhứt cũng mất hơn một ngày xe đò. Ngoài những chi phí không có không được vì liên quan đến sự sống cái chết của người bịnh trong tù, còn phải chi phí cho việc phổ biến tài liệu, di chuyển, điều động con người, liên lạc đường dây trong và ngoài nước, v.v. để duy trì và điều hành tiếp cuộc đấu tranh.
Như cỗ nhân nói, giúp ngặt chớ không ai giúp nghèo. Ngặt là lúc này. Phong trào đấu tranh vì tự do tôn giáo hiện đang gặp lúc thắc ngặt đây.
Từ khi cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo bắt đầu công khai, việc yễm trợ tiền bạc, người tranh đấu lẫn người yễm trợ ở hải ngoại chưa ai đặt ra. Việc gây quỹ yễm trợ, ai cũng tránh né. Sở dĩ như thế là do nhiều vấn đề tế nhị dù ai cũng biết nhu cầu tài chánh cho cuộc đấu tranh rất cần, rất lớn, và cao hơn nhu cầu nhân đạo như cứu lụt. Thiên tai chỉ làm hại cho một vùng, cho cá nhân, và gia đình mà đã động mối từ tâm người Việt hải ngoại rất mạnh đến nổi việc quyên góp kết quả cao làm truyền thông Mỹ ngạc nhiên. CS tàn phá tôn giáo, triệt tiêu tín ngưỡng làm hại đến nhiều tập thể, cả xã hội; thiệt hại lớn lao không thể ước lượng được. Nhu cầu yểm trợ tinh thần lẫn vật chất phải cao hơn nhiều. Đó quả là một nhu cầu thiết yếu, cốt tử, không có không được. Cuộc đấu tranh, ở một chừng mực nào đó, như là một cuộc hành quân. Chẳng ai dám thông qua một kế hoạch hành quân thiếu phần tiếp liệu yểm trơ bao giờ. Thế mà từ lâu người đấu tranh lẫn người yểm trợ vẫn né không nói ra vì ai cũng sợ thọ tài như thọ tiễn, dễ mang tiếng mang tai, dễ bị cháy lắm. Do vậy cho đến bây giờ việc yểm trợ lòng thì nhiều, công thì lắm, của lại ít.
Nhưng trong hoàn cảnh ngặt nghèo hiện thời do CS đánh phá kinh tế, vì sự nghiệp to lớn của cuộc đấu tranh, vì tầm quan trọng của tự do tôn giáo có thể dẫn đến tự do dân tộc, các e ngại mang tiếng, mang tai cần được vượt qua. Vả lại phương pháp kế toán khoa học, phương tiện truyền thông tin học, kỹ năng và kinh nghiệm chuyển gởi tiền đáng tin cậy bây giờ,ø sẽ giúp chận đứng lợi và lạm dụng nếu có. Và tiền giúp sẽ đến đúng chỗ, đúng người, xài đúng việc.
Nếu mỗi tuần, người có tuổi ăn tiền già hưu nhịn một ly cà phê sữa để bớt cholesterol và đường. Thiếu niên bớt một gói chip quà vặt. Chị cắt chỉ ngồi thêm 15 phút. Anh công nhân thêm một giờ phụ trội. Thương gia, kỹ nghệ gia bớt một món ăn trong khi gặp gỡ ở nhà hàng, v. v. Chỉ cần một sự hy sinh nhỏ như thế, các tôn giáo sẽ thừa sức đấu tranh vì, nói cho cùng, các vị ấy đa số là những người tu hành, hãm mình, trường trai, nâu sòng tốn kém là bao. Có tốn chăng là tốn cho công cuộc đấu tranh mà thôi.
Những tự chế chi tiêu tượng trưng nói trên của người Việt hải ngoại tuy nhỏ nhưng nếu làm đều và do nhiều người làm sẽ rất lớn về số lương lẫn chất lượng. Người Việt hải ngoại có gần ba triệu người. Chỉ cần một phần ba đóng góp là có hơn một triệu đô la rồi. Thừa sức nuôi dưỡng Phong trào tranh đấu. Một đô bỏ ra để giúp là nhập cuộc, là dấn thân, là cảm thấy việc đó là việc của mình. Một đô la quyên góp giúp Phong trào là một viên gạch xây dựng tự do tôn giáo, nền tảng tự do dân tộc trong hoàn cảnh đấu tranh vô cùng khó khăn với CS Hà nội trong nước hiện tại.
Các tôn giáo ngoài số đông của quần chúng tín ngưỡng và tấm lòng vì đạo đang tranh đấu với CS Hà nội, một người khổng lồ súng óng, dùi cui, roi điện đầy mình; sức mạnh hoang dã với tiền rừng bạc biển, với ngân sách quốc gia kếch sù bòn rút từ sưu cao thuế nặng của nhân dân chưa từng có trong lịch sử nước nhà. Tôn giáo là quần chúng bị trị, bị áp bức, bóc lột vật chất lẫn tinh thần một phần tư thế kỷ; nhân, tài, vật lực gần cạn kiệt; phương tiện vật chất và tài chánh gần như con số không. Những người đáng kính, đáng thương ấy đang tranh đấu với sức cùng, lực tận và trong hoàn cảnh ngặt nghèo về phương tiện vật chất. Chúng ta may mắn hơn đang ở ngoại quốc, có tự do, dân chủ, có thừa mứa vật chất, giàu lòng yễm trợ đã lâu. Chẳng lẽ chúng ta lại tiếc một ly cà phê, một giờ công, một món ăn bớt hay e ngại những tai tiếng không đâu mà không giúp tiền bạc cho những người và những việc đáng giúp trong Phong trào đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền ở nước nhà.
Vấn đề bây giờ là mỗi người chúng ta phải tự giản trạch, đừng để đồng tiền rơi nhầm vào tay các trung gian không đáng tin cậy. Mỗi người, theo các liên hệ tôn giaó riêng của mình, lặng lẽ hỗ trợ đúng cách, đúng chỗ, thì sẽ góp được sức toàn lực y như lời kêu gọi hình thành liên minh dân tộc do Hòa Thượng Quảng Độ đưa ra. Khi gió nhiều phương đã góp thì bão tất nhiên phải tới.