Hôm nay,  

Biển Đông Đông Vui?

05/02/201300:00:00(Xem: 5803)
Biển Đông trong khi có vẻ chật chội hơn khi tàu bè Trung Quốc thô bạo tràn xuống, may mắn là nhiều nước khác đang tự thấy có vai trò lớn hơn tại Biển Đông...

Điều này có lợi cho Việt Nam, và Philippines -- thấy rõ.

Bản tin IPS hôm 4-2-2013 cho biết trong khi căng thẳng Biển Đông có vẻ như vào thời kỳ sẽ chạm trán, thì có dấu hiệu Ấn Độ muốn bơi vào thêm.

IPS nói, trong nhiều năm hãng dầu quốc doanh Ấn Độ ONGC đã lập liên doanh hợp tác với các hãng dầu TNK Vietnam and Petro Vietnam để thực hiện việc thăm dò các dự án dầu ngoài khơi ở “vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.”

Chúng ta không rõ thông tấn IPS dựa vào đâu mà nói là “vùng biển tranh chấp ở Biển Đông,” vì thực tế là các hãng dầu Việt Nam chắc chắn không dám khai thác dầu ở vùng đàn anh Trung Quốc tranh chấp.

Tuy nhiên, IPS nói rằng Ấn Độ đang chạy đua vũ trang để tăng chi phí quốc phòng từ năm 200 tới 2012 trung bình từ 15 tới 19%. Và cũng nhắc rằng năm 2011, tàu TQ còn quậy phá một tàu Ấn Độ đang đi tuần ven biển VN.

Trong khi đó, hôm Thứ Hai 4-2-2013, bản tin AP cho biết Nam Hàn và Hoa Kỳ sẽ tập trận chung trong 3 ngày, bắt đầu Thứ Hai ngày 4-2 trong 1 cuộc phô trương lực luợng giữa lúc có phỏng đoán Bắc Hàn sắp nổ nguyên tử thí nghiệm.

Tham gia cuộc thao luyện bên ngoài bờ đông bán đảo Hàn về phiá lực luợng Hoa Kỳ có tàu ngầm nguyên tử USS San Francisco và khu trục hạm Shiloh trang bị phi đạn Aegis.

Nam Hàn huy động 10 chiến hạm, gồm khu trục hạm Sejong Đại Đế trang bị phi đạn Aegis, 1 tốc đỉnh, 1 tàu ngầm, phi cơ hải giám và trực thăng. Cuộc tập trận này có ý nghĩa cảnh cáo chế độ Pyongyang.

Tại hội nghị của 1 ủy ban đối ngoại, thương mại và thống nhất đất nươc họp sáng Thứ Hai tại Seoul, bộ trưởng thống nhất Yu Woo-ik cảnh cáo Bắc Hàn: vụ nổ nguyên tử thứ 3 sẽ là mối đe dọa lớn với toàn vùng.

Bộ quốc phòng lên tiếng tương tự, nhắc nhở Pyongyang chớ hành động khiêu khích.

Mặt khác, bản tin RFI hôm Thứ Hai loan tin rằng phía Việt Nam đang mong muốn ký hiệp định quan hệ đối tác chiến lược với Pháp.

RFI nói, nhân dịp sang Phnom Penh, dự lễ hỏa táng cựu vương Cam Bốt Norodom Sihanouk, thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault, vào ngày hôm Thứ Hai 4/2/2013, đã gặp thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Theo thủ tướng Pháp, trong cuộc gặp, phía Việt Nam bày tỏ mong muốn là hai nước tiến hành đàm phán ký kết một hiệp định quan hệ đối tác chiến lược.

Bên cạnh đó, lãnh đạo hai nước cũng cho rằng, Pháp và Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ tổ chức các sự kiện củng cố quan hệ song phương, trong năm nay và năm tới.

Có vẻ như Biển Đông sẽ đông vui hơn, vì RFI nói rằng, trong cuộc họp báo sau cuộc gặp tại Phnom Penh, thủ tướng Pháp cho biết:

«Việt Nam và Pháp đều có một quyết tâm mạnh mẽ thúc đẩy hợp tác. Thủ tướng Việt Nam đã nhắc lại với tôi mong muốn của Việt Nam đàm phán với Pháp một hiệp định quan hệ đối tác chiến lược. Đương nhiên, điều này đòi hỏi phải đề cập đến nhiều vấn đề, kinh tế, chính trị, kể cả những vấn đề nhân quyền. Không được bỏ qua vấn đề nào cả.

Đúng là về mặt lịch sử, nước Pháp củng cố quan hệ với tất cả các nước trong khu vực, những quốc gia thành viên ASEAN, đó là trường hợp Cam Bốt, Thái Lan và các nước khác. Gần đây, trong khuôn khổ ASEM, tổng thống Pháp đã có dịp gặp thủ tướng Việt Nam.

Do vậy, chúng tôi sẽ tăng cường mối quan hệ thẳng thắn và hữu nghị. 2013 và 2014 là các năm được giành cho mối quan hệ song phương tại Pháp và Việt Nam. Đó là một sự kiện, một giai đoạn quan trọng để cùng nhau xây dựng mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau».


Trong khi đó, bản tin BBC hôm Thứ Hai cho biết ba tàu chiến hiện đại của Trung Quốc vừa thực hiện tập trận ở Biển Đông và sẽ có mặt ở các khu vực khác trong khi căng thẳng lãnh hải vẫn gia tăng.

Truyền thông Trung Quốc đưa tin cuộc tập trận đa phương tiện vừa được tiến hành hôm thứ Bảy 2/2 nhằm thử nghiệm năng lực tuần tra, chiến đấu và phòng thủ của các tàu chiến, cũng như của các trực thăng chở theo.

Ba tàu này là khu trục hạm Thanh Đảo, hai tuần dương hạm Yên Đài và Diêm Thành. Cả ba chiếc đều chở hỏa tiễn.

Tân Hoa Xã đưa tin các tàu chiến này rời Cảng Thanh Đảo ở phía đông tỉnh Sơn Đông hôm thứ Ba 29/1 để tham gia các hoạt động tập trận ở Nam Hải (Biển Đông) và Tây Thái Bình Dương.

Hãng tin nhà nước Trung Quốc cho biết thêm rằng các hoạt động trên sẽ diễn ra ở Hoàng Hải, Biển Hoa Đông, Biển Đông, Eo biển Miyako, Kênh Bashi và vùng biển phía đông Đài Loan.

Theo Tân Hoa Xã, hạm đội tàu chiến này thực hiện tổng cộng 20 loại bài tập bao gồm xung đột hàng hải, tuần tra và chỉ huy tác chiến ngoài khơi.

Hoạt động này được mô tả là có tính định kỳ, thế nhưng chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của các nước trong khu vực, nhất là Nhật Bản, Philippines và Việt Nam, vốn đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

BBC cũng nhắc rằng Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào từng kêu gọi đặt việc nâng cấp hải quân lên ưu tiên hàng đầu, làm sao để hải quân Trung Quốc có thể đi xa bờ hơn và tính chiến đấu cao hơn.

Nghĩa là, đàn anh TQ không ngừng quậy sóng.

Nhưng một anh bạn nhà quê đang làm cho Việt Nam vừa mất vui, vừa cả bất an.

Bản tin RFI gọi Cam Bốt bây giờ là “Tiền đồn của Trung Quốc tại Đông Nam Á.”

RFI viết:

“Nhận xét đầu tiên của Le Figaro là Cam Bốt ngày nay, cũng như cố quốc vương Sihanouk của đất nước này, đã trở nên người bạn tốt nhất của Trung Quốc ở vùng Đông Nam Á. Việc xích lại gần nhau này đã thúc đẩy kinh tế Cam Bốt, nhưng không mấy được các nước láng giềng ưa thích...

Le Figaro ghi nhận: Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Cam Bốt không chỉ được thấy trên mặt kinh tế, mà cả trên mặt văn hóa. Tiếng Hoa hiện là ngoại ngữ chiếm vị trí thứ hai ở Cam Bốt sau tiếng Anh, còn các chương trình truyền hình, trên 70 kênh mà người Cam Bốt có thể xem, có đến 50 kênh nói tiếng Hoa.

Theo bài báo, tại Cam Bốt Trung Quốc có lợi thế là cộng đồng người Hoa rất quan trọng - khoảng 700.000 người Cam Bốt gốc Hoa, tức là khoảng 5% dân số - và họ nắm giữ 80% hoạt động kinh tế xứ chùa Tháp.

Tác giả bài báo nhìn thấy là Bắc Kinh – dựa vào Cam Bốt - đã giành được những thắng lợi ngoại giao rất quan trọng mà người ta không ngờ nếu chỉ căn cứ vào trọng lượng của Cam Bốt. Đó là đã phá vỡ được sự đồng thuận của ASEAN trên vấn đề Biển Đông. Đây là một thắng lợi lớn của Trung Quốc vốn có lôgíc có thể gọi là «chia để chiếm». Nhiều nhà quan sát, theo bài báo, đã lo ngại là sự chia rẽ trong nội bộ ASEAN tác hại đến an ninh khu vực.” (hết trích)

Quả nhiên là hung hiểm vậy. Nêu Biển Đông không mời được cả Ấn Độ và Pháp vào làm bạn với VN, sẽ cơ nguy tới một lúc cả Lào và Cam Bốt sẽ trở thành những Hồng Kông và Macau, và rồi Việt Nam cũng dần dà hóa thân thành một Phố Tàu khổng lồ tương lai vậy -- đó là nói theo nghĩa thương mại, chuư nói tới ý nghĩa chính trị sắt máu như một Tây Tạng thứ nhì.

Chỉ có ván cờ làm cho Biển Đông đông vui hơn mới cứu nổi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.