Hôm nay,  

Cúi Đầu Chào Hoa Mai

15/01/201300:00:00(Xem: 6376)
Hình ảnh “lá ngọc cành vàng” trước giờ vẫn dùng để chỉ cho người phụ nữ -- nhưng khi nghệ sĩ Kim Chi lên tiếng từ chối việc điền đơn xin bằng khen từ Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, chữ “cành vàng” (nghĩa trực tiếp của chữ Kim Chi” -- tên của chị) bỗng nhiên thực sự là có nghĩa “cành vàng,” chứ không còn lá ám chỉ văn chương nữa.

Lá thư của diễn viên điện ảnh Kim Chi gửi Hội Điện ảnh Việt Nam, từ chối nộp đơn xin được Thủ tướng khen thưởng với lý do: “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác mình bị xúc phạm”.

Từng chữ một, toàn văn câu trên thực sự là “lá ngọc cành vàng” cho nền văn hóa Việt -- chứ không riêng cho nền điện ảnh, nơi tất cả các thành viên Hội Điện ảnh Việt Nam lẽ ra phải tự hào vì có một thành viên như chị Kim Chi trong Hội.

Nhà thơ Cao Bá Quát (1809 – 1855), người một thời từng dấy quân nổi dậy vì thấy muôn dân đau khở thời vua quan nhũng nhiễu, đã để lại hai câu thơ tuyệt vời:

Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa

(Dịch:

Gươm báu là tượng trưng cho phép thần xoay chuyển chế độ, để cứu dân.

Hoa mai là tấm lòng trong sạch của kẻ sĩ.

Nghệ sĩ Kim Chi hẳn nhiên không phải là tham gươm báu, nhưng lời chị viết xuống đã mang sẵn chất thép để rèn kiếm cứu dân.

Lòng của chị bất kể mọi hăm he, kể cả những vụ đụng xe côn đồ dàn dựng ám sát... thực sự là tấm lòng trong sáng y hệt như hoa mai -- yêu nước thương dân như thế, tấm lòng chị sáng ngời như gươm báu, trong trắng hệt hoa mai.

Trên blog Quê Chua, tác giả Nguyễn Văn Thiện đã viết về nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi, trích:

“Nói thật, xưa nay, trong mắt của nhiều người, vẫn coi văn nghệ sĩ là đám háo danh, nhiều khi chỉ vì cái danh hão mà khom lưng quỳ gối trước mọi thứ, đặc biệt là trước quyền lực. Người ta vẫn kể cho nhau nghe nghệ sĩ nọ chạy vạy để được giải thưởng, nhà thơ kia luồn lách bằng đầu gối để được kết nạp vào hội kia. Trong bối cảnh như vậy, việc NSUT Nguyễn Thị Kim Chi từ chối bằng khen của thủ tướng quả là một chuyện “xưa nay hiếm”.

Không những từ chối, chị còn tuyên bố rõ ràng: “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm”.Xin lỗi chị, tôi và những người thuộc lớp hậu sinh, không rõ lắm những cống hiến trước đây của chị, thậm chí không từng nhớ là chị đã từng đóng những vai nào trong những phim nào. Nhưng với hành động hôm nay, chị đã dạy cho chúng tôi một bài học về lòng tự trọng của người nghệ sĩ chân chính. Người có lòng tự trọng thời nào cũng hiếm, đặc biệt thời này lại càng hiếm.

Trong bối cảnh giả dối tràn lan, cái ác tràn lan, sự vô liêm sỉ tràn lan như một căn bệnh trong xã hội thì hành động của chị chẳng khác nào một lời tuyên chiến. Trả lời BBC, chị cho rằng mình có thể bị phiền hà, bị gây khó dễ, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng vì hành động của mình, nhưng chị không sợ.

Đến đây, tự dưng tôi nhớ đến “Thất trảm sớ” của thầy giáo Chu Văn An ngày trước. Hai hành động khác nhau nhưng cùng thể hiện cốt cách của kẻ sĩ, của người trí thức trước cuộc đời. Quả thật, cuộc đời vẫn còn có người tốt và vẫn còn những điều tốt đẹp đang chờ chúng ta phía trước, miễn là chúng ta dám đứng thẳng trước cường quyền.”(hết trích)

Trên trang Bauxite VN, luật gia Lê Hiếu Đằng trong “Thư đầu năm của Lê Hiếu Đằng gửi nghệ sĩ ưu tú Kim Chi,” đã viết:

“...Thú thật với Kim Chi, ở Sài Gòn, một số nhân sĩ trí thức cũng như một số anh chị em trong phong trào sinh viên học sinh trước 1975 làm được một số việc nhưng chưa có ai “cả gan”, đủ dũng khí để phát biểu một cách công khai, minh bạch những điều mà Kim Chi đã làm như trang mạng Bauxite Việt Nam và các trang mạng khác đã đăng tải...

...Nhận thức lại và hành động cho một đất nước Việt Nam thật sự “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”, cho một xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ phù hợp với dòng chảy của thế giới văn minh hiện nay là tiếng gọi của lương tri, của trách nhiệm công dân của chúng ta. Ôm quá khứ, tôn vinh quá khứ để rồi làm ngơ, im lặng, thậm chí là ngụy biện để cho đỡ xấu hổ, trước cái ác, cái xấu, trước tệ nạn quan liêu tham nhũng, trước tình trạng bất công xã hội, đạo đức xã hội suy đồi, mất dân chủ nghiêm trọng, trước tình hình nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ hằng ngày hằng giờ bị tập đoàn bành trướng Bắc Kinh xâm phạm, đe dọa, trước cảnh đàn áp, bắt bớ, dùng nhục hình đối với những người yêu nước… là không thể chấp nhận được. Hẳn nhiên, mỗi người có hoàn cảnh, vị trí xã hội khác nhau không thể đòi hỏi ai cũng như ai, nhưng mỗi người chỉ cần một việc nhỏ hoặc ủng hộ bằng sự im lặng đồng tình là như góp gió thành bão cuốn phăng đi mọi trở lực dù bất cứ ở đâu tới, bạo tàn như thế nào.

Chính trong bối cảnh đó mà lá thư của Kim Chi như ngọn lửa ấm áp truyền vào tâm hồn anh trong lúc này, làm anh vững tin hơn con đường mà anh và nhiều đồng đội, bạn bè anh đã chọn lựa...”(hết trích)

Không nhiều lời, nhưng đầy sức mạnh: chị Kim Chị đã xuất hiện với một lá thư ngắn, tuy rằng từ chối những khen thưởng từ nhà nước... nhưng là đã đứng hẳn về phía những người dân bị mất đất, bị vuù dập dưới bước chân tàn bạo của tư bản đỏ.

Lời của chị Kim Chi ngắn, chỉ vài dòng... cũng mong manh như những cành hoa mai rung rinh ngaỳ xuân, nhưng mang đầy sức mạnh của lòng yêu nước, thương dân.

Bất chấp cường quyền.

Những gì năm xưa Cao Bá Quá viết trong thơ:

Suốt 10 năm, ta lặn lội tìm thanh gươm báu,
Suốt đời mình, ta chỉ cúi đầu chào hoa mai thôi.”

Bây giờ đã hiện ra. Chị Kim Chi và nhiều người khác đang đứng dậy như rừng mai ngày xuân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.