Hôm nay,  

Thầu Chiến Tranh

19/05/200400:00:00(Xem: 5177)
Cuộc điều tra nội bộ của Quân đội Mỹ về xì căn đan tra tấn, lạm dụng tù nhân Iraq ở Trại Abou Grahib có ghi nhận ba nhân viên của hai hãng thầu chiến tranh lớn của tư nhân Mỹ. Quan niệm chung của đa số các chánh quyền dân chủ trên thế giới, được đúc kết qua câu nói tiêu biểu của chánh trị gia Clémenceau, Pháp, chiến tranh là một cái gì quá nghiêm trọng phải do quân nhân đảm trách, không thể giao phó cho tư nhân được. Vì quân nhân là những người do kỷ luật sắt, hệ thống quân giai chặt, quân luật và toà án quân sự cứng chi phối. Riêng Chiến tranh Iraq, là một cuộc chiến tranh Quốc Hội Mỹ không tuyên chiến, nên hiến pháp và luật pháp Mỹ không cho phép đưa một tư nhân ra toà án quân sự. Nói khác, Toà án Quân sự Mỹ không có thẩm quyền và không thể dùng quân luật để xét xử những tư nhân phạm tội khi làm việc cho Quân đội Mỹ.
Thế nhưng hiện nay, tại Iraq, từ việc huấn luyện quân đội, cảnh sát, bảo vệ yếu nhân, tiếp liệu, tiếp vận, tuần tiểu canh phòng giếng và đường ống dẫn dầu cho đến việc thông dịch, khai thác tù binh, một phần không nhỏ nằm trong tay khoảng 20.000 nhân viên của một số hãng thầu chiến tranh của tư nhân Mỹ. Số 20.000 nhân viên của hãng thầu tư này đông hơn số quân của nước Anh, là đồng minh thân cận và góp quân nhiều nhứt cho Liên Quân. Trị giá thầu mỗi năm không dưới 100 tỷ.
Hai nhân viên có dính líu trong báo cáo nội bộ của Quân đội Mỹ về việc tra tấn, lạm dụng tù nhân Iraq là hai nhân viên của hai hãng thầu tư nhân về chiến tranh của Mỹ; đó là hãng CACI International và hãng Titan. Người thứ nhứt là Steven Stefanowicz, theo bản điều tra là người đã ra lịnh tra tấn, là một chuyên viên của hãng CACI làm việc cho Trung đoàn Quân báo 205. CACI là một hãûng thầu có 9400 nhân viên, thương vụ năm khoảng 843 triệu.Và hai người nhân chứng trong nội vụ, John Israel và Adel Nakha, là hai thông dịch viên tư nhân do hãng thầu Titan tăng phái làm việc cho trung đoàn. Titan là một hãng thầu tư có 11.500 nhân viên và thương vụ 1 tỷ 78 đô mỗi năm ( Le Monde 7/ 5 ). CACI đã lên tiếng chưa có thể xác nhận báo cáo nội bộ của Quân đội, nhưng sẽ không tha thứ những hành động bất hợp pháp của nhân viên và đính chính, CACI chỉ đảm trách chưa tới 1% các cuộc điều tra ở Iraq. Còn Titan đã lên tiếng không có cung ứng nhân viên điều tra, chỉ thông dịch viên thôi. Theo các chuyên gia luật pháp, không thể đưa những nhân viên dân chính của hai hãng thầu chiến tranh của tư nhân này ra trước quân luật và toà án quân sự như các quân nhân vì theo luật, Mỹ không thể đưa tư nhân ra toà án quân sự khi Quốc hội không có tuyên chiến trong Chiến tranh Iraq.

Công tâm mà nói sau Chiến Tranh Lạnh, Bộ Quốc phòng Mỹ có nhiều lý do, Quân đội Mỹ có nhiều nhu cầu phải nhờ các hãûng thầu cung ứng. Một, vì tư nhân hoá là lý tưởng của Mỹ; càng ít nhà nước càng tốt. Hai, vì từ sau Chiến tranh VN, Mỹ bãûi bỏ chế độ quân dịch, Quân đội Mỹ chỉ còn là quân đội tình nguyện. Quân đội mất đi mất đi nguồn nhân tài vật lực dồi dào, nhiều chuyên môn, nhưng rẻ do chế độ động viên giúp cho. Nên giải pháp cho tư nhân lãnh thầu chiến tranh một mặt là cách giải quyết nhu cầu nhân tài vật lực của quân đội. Mặt khác, là kỹ thuật ngân sách làm cho dư luận không thấy sự tăng gia ngân sách quốc phòng. Nhưng cái kiểu cho tư nhân lãnh thầu chiến tranh đó khi quá đà sẽ trở thành "tư nhân hoá chiến tranh" .
Và kiểu tư nhân hoá chiến tranh đó sẽ đem lại những hậu quả tai hại khó lường. Một khi tiếp vận, tiếp liệu, tình báo chiến thuật, đào tạo, huấn luyện của, bảo vệ yếu nhân một phần lớn lọt vào các nhà thầu tư nhân, thì chiến tranh sẽ bị biến thái và biến thể. Quân nhân thứ thiệt không làm mà phải chịu. Nguồn tin do các chuyên viên tình báo tư nhân, sưu tầm, đánh giá là A 1, dứt khoát vị sĩ quan chỉ huy đơn vị hay lãnh thổ phải mở cuộc hành quân, do tinh thần trách nhiệm đối với nguồn tin và đối với đơn vị và cấp trên. Người tài xế tư nhân chở một tiểu đội hành quân vào đồi núi Iraq, lái một xe bồn tiếp tế cho thiếp giáp, người cận vệ bảo vệ Ô. Karzai ở A phú hãn, người hỏi cung tù nhân Iraq, là những người dân chính do các hãng thầu của tư nhân tuyển dụng, trả lương, không bị kỷ luật quân đội, hệ thống quân giai, toà án binh, quân luật chi phối, thì Quân đội đâu còn là người làm chủ chiến trường, người chịu trách nhiệm chiến trận trước đất nước và nhân dân Mỹ nữa. Tư nhân không tuân theo cùng một thứ luật và chịu chung cùng một hình phạt như quân nhân, thì hệ thống chỉ huy sẽ không còn kỷ luật sắt thi hành trước khiếu nại sau ngoài chiến trường và hệ thống quân giai báo cáo chỉ huy trong bộ tham mưu nữa. Đơn vị quân đội không còn tính đơn vị nữa. Còn về chánh trị, hậu quả cũng không nhỏ. Số tư nhân làm chiến tranh đó một phần lớn thoát khỏi vòng kiểm soát dân chủ. Quốc Hội đâu có thể kiểm soát các công ty lãnh thầu chiến tranh, nhân viên dân chính, các hãng thầu làm việc cho quân đội đâu bị Quốc Hội kiểm soát như Bộ Quốc Phòng, và Quân lực Mỹ.
Thế nhưng vai trò các hãng thầu chiến tranh của tư nhân Mỹ, từ sau Chiền tranh VN đã rất lớn, và sẽ còn lớn hơn nữa. Trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, 1 dân chính/ 50 quân nhân. Tỷ lê tư nhân tăng 1 tư nhân / 10 quân nhân trong Chiến trận Bosnia . Và hiện thời Chiến tranh Iraq thì 1 tư nhân / 7 quân nhân. Cứ trung bình một tiểu đội trừ thì có hai dân chính, kể ra quá cao vai trò tư nhân trong đơn vị căn bản quân đội Mỹ. Và hiện có 40 hãng thầu chiến tranh kết ước với Bộ QP, ngốn mỗi năm 2 tỷ 2 của ngân sách quốc phòng Mỹ. Trong xì căn đan tra tấn tù Iraq, Quân lực Mỹ bị mang tiếng, TT Mỹ phải xin lỗi, theo báo cáo dày 53 trang của Tướng Antonio Taguba, báo New Yorker tiết lộ có 3 nhân viên dân chính đã tham dư vào hành động bất xứng này. Nhưng cho đến bây giờ chưa thấy ai ba nhân viên ấy và hai công ty này vẫn bình an vô sự, trong khi hàng chục quân nhân trong đó có một vị nữ tướng bị kỹ luật và có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.