Hôm nay,  

Lời Ngợi Ca Hòa Bình

06/10/201200:00:00(Xem: 10279)
Hòa bình là nhu cầu khẩn thiết của nhân loại. Nhưng tâm chưa hòa bình, tất nhiên xã hội chưa thể hòa bình. Trong hành trình vận động cho hòa bình thế giới, Đức Đạt Lai Lạt Ma đời 14 đã xuất hiện như một biểu tượng tuyệt vời.

Và tuần tới một buổi hòa nhạc có tên là One World Concert (Hòa Nhạc Một Thế Giới) với Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ tổ chức vào Thứ Ba 9-10-2012 trong đó có mặt của 26 nghệ sĩ. Buổi hòa nhạc độc đaó sẽ thực hiện tại Syracuse, New York. Lịch trình ấn định từ năm ngoái rằng, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ nói chuyện trước công chúng về chủ đề “Resolving Conflict in One World Community Through Global Consciousness” (Giải Quyết Mâu Thuẫn Trong Cộng Đồng Một Thế Giới Với Ý Thức Toàn Cầu).

Tuy nhiên, nhiều nghệ sĩ dịp này đã kết hợp buổi thuyết pháp (dự kiến dài 50 phút) để biến thành một buổi hòa nhạc độc đáo: mỗi nghệ sĩ sẽ hát riêng một bài, và rồi tất cả 26 nghệ sĩ nổi tiếng này sẽ cùng hÁt một ca khúc được soạn riêng để cúng dường Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chương trình sẽ có 3 giờ và 10 phút giành riêng cho âm nhạc, nghĩa là mỗi nghệ sĩ trình diễn hơn 7 phút đồng hồ. Nhưng xuất hiện nhiều nhất và xuyên suốt sẽ là người MC chương trình: nữ nghệ sĩ da đen Whoopi Goldberg.

Đó là lần đầu có một chương trình nghệ thuật ngợi ca hòa bình, và trong đó là một ca khúc ngợi ca hành trình của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Danh sách các nghệ sĩ này gồm những tàì năng được nhiều giaỉ thưởng âm nhạc, trong đó chỉ nói riêng về người nghệ sĩ music producer đầu bảng là Phil Ramone đã có 14 giải Grammy Awards, có 33 lần được đề cử giải Grammy, có một giải Emmy, và nhiều giải khác.

Cũng cần nhắc rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma hồi cuối tháng 9-2012 đã gặp một đoàn du khách từ Việt Nam, và Ngài đã cho những hướng dẫn về vấn đề giữ hòa bình trong tâm và cho xã hội. Đặc biệt, Ngaì nói rằng không cần tới tôn giáo để sống được giá trị nhân bản tích cực, và cũng đặc biệt là khi Ngaì nói không cần xây chùa lớn mà chỉ cần trung tâm nghiên cứu Phật Học là đủ. Thêm nữa, Ngài cũng bàn về Biển Đông, về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam.

Trang Thư Viện Hoa Sen (www.thuvienhoasen.org/) có bản dịch của Cư Sĩ Tịnh Thủy, trích một số ý như sau:

“Thekchen Choeling, Dharamsala, ngày 24 tháng 9 năm 2012 - Một đoàn 102 du khách đến từ Việt Nam, khoảng một nửa từ các tỉnh miền Bắc và còn lại từ các tỉnh miền Nam, và các thành viên Câu lạc bộ Việt CEO (Chief Executive Officer), đã có cuộc họp với Đức Đạt Lai Lạt Ma ngày hôm nay, trong dịp này ngài đã khuyến khích họ nêu lên những câu hỏi. Họ nhớ lại rằng cách nay một năm kể từ khi Đức Đạt Lai Lạt Ma lần đầu tiên thuyết pháp cho những người quan tâm đến từ Việt Nam. Tuy nhiên, trong lần này, họ nói rằng họ mong muốn được nghe lời khuyên của Ngài về việc làm thế nào để sống một cuộc sống có ý nghĩa. Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu cuộc thảo luận theo phương cách thông thường của mình,

"Tôi luôn có cảm giác khi gặp gỡ mọi người mà trên một cấp độ con người, chúng ta đều như nhau, không có sự khác biệt giữa chúng ta. Cho dù chúng ta là người Tây Tạng hay người Việt Nam, chúng ta đều sinh ra theo cùng một cách và khi thời gian đến chúng ta cũng chết theo cùng một cách. Chúng ta có cùng một loại cảm xúc, những dính mắc, giận dữ và ghen tị (tham, sân và si), nhưng chúng ta cũng có cùng tiềm năng để phát triển tình yêu thương và lòng từ bi. Quan trọng nhất, cả bạn và tôi đều muốn có một đời sống hạnh phúc và chúng ta có quyền như nhau để đạt được điều đó. Trên bình diện này, không có sự khác biệt giữa con người, do đó, không có điểm bất đồng phải tranh cãi giữa chúng ta với nhau”.

"Khi chúng tôi nhấn mạnh đến sự khác biệt quan trọng như tôn giáo, chủng tộc hay ý thức hệ mà kết quả là gây chia rẽ, thậm chí có thể dẫn đến đấu tranh và giết lẫn nhau, như đã xảy ra trong chiến tranh Việt Nam. Đó là tập trung vào sự khác biệt cấp hai mà tôi tin rằng là lý do tại sao rất nhiều vấn đề của chúng ta có thể được xem như là do con người tạo ra. Tôi muốn chỉ ra rằng bản chất của chúng ta về cơ bản là từ bi vì chúng ta là những động vật xã hội. Điều gì mang đến cho chúng ta với nhau là tình yêu thương và tình cảm. Vì vậy, điều nhấn mạnh đến sự hoà hợp giữa con người với con người là điều cam kết đầu tiên của tôi, nhưng tôi không muốn bị nhàm chán như một nhà lãnh đạo đảng Cọng Sản. Tôi muốn chúng tôi có một cuộc thảo luận ".

Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời một câu hỏi làm thế nào để đối phó với cuộc đấu tranh của cuộc sống khi cho rằng cuộc đấu tranh đó là một phần của cuộc sống (của chúng ta). Tuy nhiên, có một sự khác biệt nếu trận chiến này gây nên điều tốt, không gây điều hại, không chỉ vì lợi ích cá nhân, không vì bỏ bê niềm phúc lợi của người khác mà họ có thể được. Một khi chúng ta quyết định, chúng ta cần phải xác định và hướng tới từ một quan điểm thực tế, có nghĩa là chúng ta cần phải sử dụng cảm tính thông thường và trí thông minh của chúng ta...

...Để trả lời một câu hỏi là làm thế nào để thực hành tôn giáo hầu có được một cuộc sống có ý nghĩa. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng không cần thiết phải có tôn giáo để sống theo các giá trị tích cực nhân bản, đó là cơ bản của những gì ngài gọi là đạo đức thế gian. Một ví dụ đơn giản của việc này là chìa khóa để có hạnh phúc gia đình là sự nhiệt tình và lòng tốt. Mặc dù có những người tin đạo đức phải được bám rễ trong đức tin tôn giáo, Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm thấy rằng điều này là quá hạn chế vì phần lớn trong số bảy tỷ người trên thế giới không có đủ thời gian để theo tôn giáo một cách nghiêm túc...

...Bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho kinh tế học Marxist, đặc biệt là ý tưởng về phân chia của cải đồng đều, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rõ rằng ngài kịch liệt phản đối chủ nghĩa độc tài toàn trị. Ngài nói mặc dù Ngài có thể là một người Marxist, nhưng Ngài không đi theo chủ nghĩa Cọng Sản do Lenin áp đặt. Tiếp tục vào buổi chiều để thảo luận về khả năng tương thích của chủ nghĩa Mác với Phật giáo, Ngài đồng ý rằng chủ nghĩa Mác là một học thuyết vật chất không nói về tâm hay cuộc sống quá khứ và tương lai. Tuy nhiên, những gì Mác chia sẻ với Phật giáo là niềm tin vào số phận nằm trong tay chúng ta (do con người làm chủ). Một xã hội hạnh phúc phải do chính con người tạo dựng, bằng hành động, chứ không phải qua sự cầu nguyện. Hành động là nguyên nhân của hạnh phúc và sự khác biệt giữa hành động tích cực và tiêu cực phụ thuộc phần lớn vào động lực của chúng ta. Phật giáo dạy chúng ta thay đổi tâm trí của chúng ta, để thay đổi thái độ của chúng ta và do đó chuyển hoá hành động của chúng ta. Đức Đạt Lai Lạt Ma cười khi ông nói với người nghe những gì ông gần đây đã nói với một số người Trung Quốc đến thăm,

"Tinh thần dân tộc Tây Tạng đến từ Phật giáo với một truyền thống hơn 2500 năm tuổi, trong đó quyền lợi được phát triển, còn hệ thống (chính trị) của bạn, Cọng Sản Trung Quốc, dựa trên ý tưởng chỉ mới có 200 năm tuổi và sự ảnh hưởng của nó đang có chiều hướng thuyên giảm."

Đối với mối quan hệ giữa tâm và thân, Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng một số nhà khoa học đã bắt đầu thấy rằng có những trường hợp, trong đó có thay đổi trong sự thay đổi tâm trí não và họ đã ghi nhận điều này. Càng ngày càng có nhiều nhà khoa học quan tâm đến Tâm trong việc giải quyết những cảm xúc. Việc quan tâm này hiện đang gia tăng. Phật giáo mô tả nhiều cấp độ khác nhau của tâm, ý thức cảm giác mà phụ thuộc vào não bộ, nhưng cũng có một mức độ tinh tế hơn của ý thức tinh thần.

Phật giáo không nói về một linh hồn, nhưng thừa nhận sự tồn tại của một tự ngã được xem như là tính liên tục của tâm. Đức Đạt Lai Lạt Ma đề cập đến bằng chứng về sự tồn tại của các cấp độ tinh tế của tâm khi thiền giả đi vào trạng thái tinh tế của thiền định sau khi thân xác con người chết, trong thời gian đó, cơ thể của họ vẫn còn tươi. Ông nói rằng điều tra khoa học của hiện tượng này đã bắt đầu, nhưng các nhà điều tra đang bị cản trở bởi không biết khi nào hoặc nơi nào trường hợp tiếp theo có thể xảy ra để cho họ để kiểm tra. Ngài cười nói,

"Chúng ta không thể yêu cầu một người nào đó đi chết đề chúng ta có thể thử nghiệm cái gì xảy ra sau đó. Và sau đó những gì chúng ta làm nếu họ đã chết nhưng đã không quản lý được việc chết, không đạt được trạng thái thiền định tinh tế?"

Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyên,

"Chúng ta phải là Phật tử của thế kỷ thứ 21. Thực hành Phật Pháp là sử dụng trí thông minh của chúng ta đến mức tối đa để chuyển hóa tâm thức. Đây là điều rất quan trọng. Các học giả phương Tây thường cho rằng Phật giáo không hẳn là một tôn giáo, nhưng là một khoa học về Tâm. Khái niệm về sự trống rỗng (Tánh Không) của sự hiện hữu nội tại cũng rất quan trọng. Khi chúng tôi điều tra thực tế, chúng ta không thể tìm thấy một cái gì đó độc lập. Sự thiếu hiểu biết, quan niệm sai lầm của chúng ta về thực tại, là căn bản của những cảm xúc tiêu cực. Các lực phản ứng là nguyên nhân, hãy dùng phương pháp khoa học để điều chỉnh quan điểm của chúng tôi. "

Một người đã hỏi Ngài về sự căng thẳng hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.. Người này muốn biết sự giận dữ và phẫn nộ của Việt Nam có giúp giải quyết tranh chấp và đề nghị rằng nhiều người muốn mời Đức Đạt Lai Lạt Ma đến và thiết lập một tu viện hay ngôi chùa trên một trong những hòn đảo. Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng sự giận dữ không đem lại kết quả với người Trung Quốc.“Tốt hơn là tìm cách gây ảnh hưởng bằng phương cách thân thiện, dĩ nhiên có thể làm điều này từ vị thế cứng cỏi,”. Ngài nhắc lại vào năm 1979, khi Trung Quốc tìm cách dạy cho Việt Nam một bài học, họ đã gặp phải một quân đội thiện chiến, cứng cỏi.” Ngài kết luận,

"Thực ra, tôi không đặc biệt ủng hộ việc xây dựng một tu viện hay ngôi chùa, tôi muốn nhìn thấy một trung tâm học thuật, có thể làm trung tâm nghiên cứu triết học Phật giáo, Đạo giáo và đạo đức thế tục.” Nếu một trung tâm như vậy có thể thành lập, có lẽ tốt hơn là đặt ở Sài Gòn hay Hà Nội thay vì trên một trong các đảo này.” Cảm ơn quý vị, hẹn gặp vào ngày mai."...(hết trích)

Vâng, thưa Ngài, xin hẹn gặp Ngài vào ngày mai. Và vào tuần sau. Và vào năm sau. Vì một thế giới hòa bình, trước tiên là từ một nội tâm hòa bình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.