Hôm nay,  

Cuộc Tranh Luận Chót

15/10/200400:00:00(Xem: 5050)
Cuộc tranh luận thứ ba và là lần chót của hai ứng cử viên tổng thống Bush và Kerry tổ chức tại ĐH Arizona ở Tempe, vào 6 giờ chiều Miền Tây ngày Thứ Tư 13-10-2004.
Một, về hình thức giống như cuộc tranh luận đầu, do ký giả Bob Schieffer của Đài TH CBS News phỏng vấn. Kỳ này Bush tỏ ra dễ chịu, ăn nói lưu loát hơn, ít bị lấy hình vẻ mặt cau có khi nghe Kerry tấn công, và dáng ngườøi chụp từ xa thành nhỏ thó so với Kerry như ở kỳ tranh luận đầu ở Florida. Có lẽ Bush và đại diện Cộng Hoà trong ban tổ chức rút kinh nghiệm ký 1 đã yêu cầu không được lấy hình từ phiá sau là điều nội qui dày 32 trang đã cấm, mà truyền hình trong kỳ đầu đã làm ngơ. Nếu nói về tiêu chuẩn "dễ thương" và "đáng tin" thì Bush kỳ này đạt hơn kỳ trước trên truyền hình khi xuất hiện cũng như khi ăn nói. Còn cuộc tranh luận đi vào chi tiết, thực chất, đốp chát nhau, châm biếm nhau nhưng không thiếu những nụ cười lịch sự, cử chỉ lễ độ, bắt tay thân tình.Thời gian tranh luận về quyền hạn của chánh quyền, chi tiêu ngân sách, nguyên tắc luật pháp, an sinh xã hội, với cảm nghĩ về tôn giáo, gia đình mới có kỳ này, kéo dài hơn.

Còn Kerry tỏ ra bình dân hơn tác phong thưòng ngày quá nghiêm nghị của một TNS lão làng 19 năm ở Thượng Viện và với nguồn góc gia đình thuộc loại thượng thượng lưu của Mỹ,nhưng muốn đại diện và nói lên tiếng nói của dân nghèo Mỹ trong vấn đề xã hội.

Hai, về nội dung, một cách khái lược, tranh luận về các vấn đề nội địa của Mỹ.
Vấn đề y tế, Bush cho các khiếu tố, tranh tụng và sự chọn thầy lựa thuốc của người hưởng dụng bảo hiễm y tế làm cho giá bảo hiễm y tế tăng. Kerry nói sẽ bảo hiễm y tế cho toàn dân, tiêu chuẫn cao như dân biểu nghị sĩ.

Bush đốp chác liền, nói Kerry sẽ làm ngân sách liên bang nợ nần thêm hàng 5 ngàn tỷ nữa nếu bảo phí như nghị sĩ, tốn thêm 7200$ cho gia đình.
Muốn thế, Kerry phải tăng thuế để chi cho chương trình này và TT Bush ngó ngay vào khán thính giả, nói chính nhân dân là ngưòi phải đóng thuế để trả. Điều đó theo Bush không thể làm đưọc nữa vì sức người dân có hạn, cần giảm thuế để kích thích kinh tế, chớ không thể tăng thuế để bù đáp công chi. Nên Bush mỉa mai chương trình an sinh xã hội của Kerry là bài kinh ca cẩm, lời hứa suông thôi.
Kerry phản bác, quả quyết có thể làm được vì kế hoạch của Oâng đòi hỏi người được bảo hiễm phải chung chịu, đóng góp và chuyển vấn đề sang tố giác Bush là tổng thống đã quay lưng trước 45 triệu người không được một loại bảo hiểm y tế nào.

Về an ninh nội địa, Bush nói muốn được an ninh thì phải giữ thế tấn công quân khủng bố và đem dân chủ, dân quyền đến cho các nước trên thế giới. Kerry cũng đồng ý chống khủng bố quyết liệt, nhưng có cách làm hay hơn Bush; thí dụ như liên minh với các nước để chia xẻ chiến phí. Bush mỉa mai Kerry về chữ Global Test của Kerry đã dùng và nói một tổng thống Mỹ không thể đặt an ninh quốc dân trong bàn tay ngoại bang đượïc, sau khi trình bày đã dùng hết cách để thuyết phục một số cường quốc nhơn khi tung quân đánh Iraq Oâng cho .

Về ngân sách liên bang khiếm hụt trên 400 tỷ, hai ứng cử viên đều chủ trương phải giảm phân nửa khiếm hụt, Bush trong 5 năm và Kerry trong 4 năm. Bush chỉ trích phưong pháp “Pay as you go” của Kerry, có thể bị lạm dụng.

Hai bên tố qua tố lại về những vấn đề trên rất nhiều qua tư cách tác phong hành động của nhau. Kerry ngạo Bush, nói chuyện tài chánh với Bush như là Soprano nói về luật pháp và trật tự. Bush đá lại liền, lời nói của Kerry không đi đôi với việc làm, Kerry làm TNS 20 năm, biểu quyết tăng thuế nhiều 98 lần và chống giảm thuế 127 lần .

Bush tố Kerry là một TNS phóng túng, thiên tả cấp tiến nhứt nước. Kerry tố lại, nói TT Bush là tổng thống làm mất việc của dân nhiều nhứt trong 72 năm trở gần đây, làm mất 1 triệu 600 ngàn việc, xuất cảng giảm, đầu tư kỹ nghệ giảm.

Theo Tổ Chánh trị của Đài CNN sau khi phối kiểm, hai bên có nói thêm nói bớt cho nhau.
Theo Công báo, Kerry chỉ biểu quyết tăng thuế 20 lần, thiên tả nhứt năm 2003 khi sắp ra ứng cử tổng thống, đứng hàng thứ 11 thiên tả ở Thưỡng Viện.

Còn Bush theo tài liệu của Bộ Lao Động Mỹ, thời Oâng lên nắm chánh quyền đến giờ Mỹ chỉ mất non nửa triệu việc làm thôi, chỉ làm mất phân nửa số việc [mà Kerry tố].
Kế tiếp là vấn đề phá thai, Bush nói muốn nâng cấp văn hoá của sự sống nên không ủng hộ việc phá thai. Còn Kerry cho đó là sự chọn lựa của "người đàn bà, Thượng đế, và bác sĩ."

Về tôn giáo, trả lời câu hỏi của ký giả Schìeffer, về tin các Hồng y Công giáo Mỹ ra Thư Mục Vụ gởi các giáo xứ, nói bỏ phiếu cho ứng cử viên ủng hộ phá thai là một tội lỗi, Kerry tránh né bằng cách dùng lời của Cố TT Kennedy, lúc đó nói không ra ứng cử để trở thành vị tổng Thống Công giáo, mà chỉ trở là vị tổng thống đầu tiên trở thành Công giáo.

Để vuốt ve nhà thờ, Kerry nói đức tin ảnh hưởng mọi việc của Ông. Còn Bush nói cầu nguyện đem lại bình an trong những cơn bão thời làm tổng thống của Oâng.
Về chỉ định thẩm phán, tức những người quyết định hướngd 9i của xã hội, Kerry nói chọn người giải thich Hiến pháp; Bush nói không chọn người làm hại Hiến pháp ở Toà vì quan điểm riêng, và Oâng sẽ đưa toà án trở lại cho hợp hiến.

Về cấm vũ khí, Kerry tố Bush đã thất bại khi không gia hạn được lịnh cấm vũ khi, súng tiều liên bán Khủng bố sẽ lợi dụng. Bush cho đó là do Quốc Hội không đủ phiếu để gia hạn lịnh cấm.
Về gia đình cả hai đều tán trợ sự thuần nhứt của gia đình Mỹ.
Chỉ cón 19 ngày nữa là bầu cử, đây là cơ hội chót ứng cử viên tiếp xúc cử tri một cách long trọng và toàn diện và sau cùng. Đây là lần chót cả hai Bush-Kerry phải cố gắng chứng tỏ đủ tài đức lần chót vì thăm dò cho thấy hai Oâng so kè nhau, ít khi vượt quá 50% sự ủng hộ của cử tri.

Kerry luôn chủ động tấn công như hai kỳ trước vì lợi thế đối lập (lập pháp, nhân dân) không làm nên ít khuyết điểm như người làm Bush cầm đầu Hành Pháp.
Bush tỏ ra tự tin, hoá giải linh hoạt hơn hai kỳ trước, như khi bị tấn công về thiếu thuốc ngừa cúm, khi nói ngay Oâng cũng chưa chích, muốn để dành thuộc cho người già và trẻ em, khiến Kerry cũng phải chuyển mũi dùi qua vấn đề khác.

Phân tích kỹ cho thấy TT Bush đã dùng lại miếng võ đã từng hạ Al Gore trong năm 2000 kết hợp với miếng võ gia truyền của Gia đình Bush hạ Mondale, Dukakis, khi gọi Kerry là "người ăn xài lớn" đã đề nghi [chí phí ] nhiều hơn Walter Mondale và Michael Dukakis cộng lại.. Cho nên cuộc tranh luận này hào hứng hơn kỳ 1 và 2. Bối cảnh thòi sự cũng tốt cho tốt cho Bush hơn kỳ tranh luận đầu, Lúc đó chỉ số Dow Jones loanh quanh ở số 10 ngàn, giá dầu lên, số thất nghiệp không giảm, tiêu biều nền kinh tế không phát tiễn, khó ăn, khó nói mà dễ bị tấn công cho một người đúng đầu Hành Pháp Mỹ.

Đối chiếu lịch sử bầu cử Mỹ cuộc tranh luận chót rất quan trọng. Để một bên kiều thăm dò mì ăn liền làm nhanh ngay sau khi tranh luận bằng quick vote, snapshot, thăm dò làm công phu của Gallup cho biết, các cuộc bầu cử tổng thống năm 1960, 1980, 2000, ứng cử viên nào bám sát đượïc đối thủ và vọt qua đối thủ sau cuộc tranh luận chót sẽ thắng cử: như Kennedy, Reagan, Bush. Trong 8 tổng thống đã trải qua tranh luận truyền hình, ứng cử viên nào lên điểm sau cuộc tranh luận lần thứ 3, sẽ thắng. Trường hợp Bush, trước tranh luận theo Gallup. Đã dẩn đầu 8 điểm trước Kerry, nhưng mất điểm vì mặt mày cau có trong tranh luận đầu. Nhưng Bush ráng lên sau kỳ tranh luận 2, chỉ thua Kerry 1 điểm. Thăm dò khoa học sau kỳ tranh luận 3 sẽ có thể là dấu chỉ ai sẽ vào Nhà Trắng. Chờ xem.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.