Hôm nay,  

Những Mảnh Đời Dang Dở

28/09/200400:00:00(Xem: 6092)
Chiều thứ Bảy ngày 18 tháng 9 năm 2004, sau khi lái xe vượt hàng chục dặm từ Little Sài Gòn, tôi và văn hữu Tiến sĩ Nguyễn Hưng có mặt tại địa điểm của Hội Người Việt San Fernando Valley, nơi tổ chức lễ ra mắt sách "Những Mảng Đời Dang Dở" của nhà văn Nguyễn Ngọc Minh, do bán nguyệt san Thằng Mõ Nam California của nhà văn Tâm An bảo trợ, buổi ra mắt sách kỹ niệm 32 năm khi TQLC của VHCH tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, 16 tháng 09, 1972.
Chưa đến giờ khai mạc mà hội trường đã đầy chật người. Các quan khách: thi, văn, nghệ sĩ, diễn giả, thân hữu cười nói bắt tay vồn vã thân tình. Trên bàn thờ Tổ quốc nào hoa, phướn, lộng, quốc kỳ Việt Mỹ trang trọng oai nghiêm. Bên góc trái hội trường, chúng tôi thấy tác giả, cựu thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến Nguyễn Ngọc Minh, với bộ vét đậm trang nhả, đang ký tặng sách đến quý thân hữu. Trên sân khấu, ban nhạc đầy đủ năm người, đang hòa tấu những nhạc bản tuyệt vời giúp cho quan khách càng thỏa mái trong khi lai rai vài món thức ăn nhẹ được ban tổ chức thiết đải tận tình.

Đúng 7 giờ, nhà văn Tâm An, trưởng ban Tổ chức thay mặt tác giả, chào mừng quan khách, giới thiệu chương trình. Các diễn giả gồm có:
- Nhà văn Tâm An.
- Nhà văn Nguyễn Ngọc Minh
- Nhà văn Quí Văn.
- Nhà thơ Trần Việt Hải.
- Nhà thơ Vũ Hoà i Mỹ.
Mở đầu cho buổi ra mắt sách, nhà văn Tâm An nói về quá trình của cuốn sách kể từ khi tờ báo của anh nhận đăng những truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Ngọc Minh. Là một cựu quân nhân trong QLVNCH, anh hiểu tâm trạng của người chiến binh mũ xanh Cọp Biển Nguyễn Ngọc Minh. Để rồi từ đó tờ báo bán nguyệt san Thằng Mõ Nam Cali đã trợ lực việc lay out và phát hành tập sách này.
Kế tiếp, diển giả chính là nhà văn Nguyễn Ngọc Minh lên chia xẻ tâm sự vì sao anh hình thành những mẫu chuyện đã xảy ra trong đời quân ngủ, khi anh xếp bút nghiên gia nhập đơn vị tác chiến, thuộc đại đội 3, tiểu đoàn 7 Thủy Quân Lục Chiến, trấn đóng vùng địa đầu chiến tuyến thuộc tỉnh Quảng Trị. Đơn vị anh chiến đấu đến cùng trước khi bị quân đội CSVN trấn áp bằng hỏa lực vào tháng 3, năm 1975. Anh cùng các bạn bị bắt và mang kiếp tù đày. Khi thoát thân ra nước ngoài, anh ngậm ngùi ưu tư về các bạn đồng ngũ đã hy sinh tại chiến địa và các anh em thương phế binh đang còn lê thê mang mảnh đời dang dở, lang thang sống vất vưỡng trên vĩa hè quê hương Việt Nam nơi đang bị bọn CS vô thần ngự trị.
Kế đến, văn hữu Việt Hải, người đã gởi lời mời các văn hữu Văn Bút Nam Cali chúng tôi tham dự buổi ra mắt sách hôm nay. Tuy bị tàn tật, nhưng với âm điệu thân mật nồng nàn, anh Viêt Hải kể lại như lời tâm sự về tình bạn giữa anh và anh tác giả Nguyễn Ngọc Minh. Người cậu họ của anh Việt Hải là trung tá Võ Trí Huệ, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 7 TQLC, cũng là niên trưởng của tác giả, cũng đều chia xẻ những điểm chung của binh chủng oai hùng này. Anh Việt Hải cũng ôn lại hơn 20 năm, hai người biết nhau tại đây cùng sinh hoạt chung trong cộng đồng và chia những điểm tương đồng về cả chính trị lẫn văn chương.
Tiếp theo là nhà thơ Vũ Hoài Mỹ lên diễn đàn chia xẻ những cảm nghĩ của chị khi chị đọc tác phẩm này. Sau đây là một đoạn mà chị phát biểu:
“Với cách viết bình dị và rất "thực", tác giả đã đưa chúng ta trở về với quá khứ chiên đấu oai hùng của dân tộc Việt Nam.Phải nói đây là một cuốn hồi ức tình cảm chiến tranh thì đúng hơn vì tôi đọc thấy ở NMĐDD là những trang hồi ức của một thanh niên đầy nhiệt huyết, với tâm lòng tha thiết yêu quê hương, yêu đồng bào, sẵn sàng hy sinh tuổi trẻ của chính mình để chiến đấu với giặc thù, đem lại an bình cho quê hương dân tộc. NMĐDD đã vẽ lên được những hình ảnh rất hào hùng của các quân nhân TQLC nói riêng và của toàn thể chiến sĩ QLVNCH nói chung.
Trong toàn tập hồi ký NMĐDD tác giả đã nói lên cái luyến tiếc của anh, cái luyến tiếc vì ước nguyện hy sinh cả tuổi trẻ, tương lai cho quốc gia, dân tộc, để rồi nửa đường các anh phải buông súng chịu cái thân phận kẻ bại trận. Bại trận chẳng phải vì các anh hèn nhát mà vì quân đội của chúng ta đã sa vào cái thế bị bỏ rơi!

Tôi cũng nhìn thấy ở NMĐDD qua tâm tình của tác giả, gương hy sinh của những bà mẹ già, những người vợ trẻ, những đứa con thơ và những người yêu bé nhỏ ở hậu phương... Máu của các anh cũng đỏ thắm, tim các anh cũng nồng nàn tình yêu thương nhưng vì tình yêu quê hương cao cả, các anh đã hy sinh những tình riêng để rồi cuối cùng quê hương thân yêu của chúng ta vẫn phải ngậm ngùi rơi vào cái hoàn cảnh nghiệt ngã, để lại rất nhiều ...những mảnh đời dang dở !
Với lời văn khiêm tốn và thành thật, tác giả đã viết nhiều về những hy sinh của các bạn trẻ với những tương lai đầy hứa hẹn, có thể họ đã là những bác sĩ, kỹ sư… nếu chẳng vì hy sinh để theo đuổi con đường phục vụ, chiến đấu bảo vệ tự do, no ấm cho quê hương dân tộc.

Qua NMĐDD, Nguyễn Ngọc Minh đã cho chúng ta thấy sức chịu đựng phi thường của cá nhân anh nói riêng và của người chiến sĩ VNCH nói chung khi kể lại những nhọc nhằn, cơ cực của tháng năm bị giam cầm trong lao tù cộng sản và rồi những khốn khó gian nan trong chuyến vượt biên tìm tự do bằng đường bộ suốt 2 tháng trời.

Cũng trong NMĐDD, chúng ta được nghe những chuyện rất thật, anh nhắc lại từng kỷ niệm với tất cả bạn bè. Từ những ngày mới nhập ngũ, đến kỷ niệm khi các anh được về hậu cứ nghỉ ngơi đôi ngày, những gian lao vất vả trong những trận chiến khốc liệt bên đồng đội của anh. Với những day dứt xót xa anh đã kể cho chúng ta nghe ai còn, ai mất… Xúc động nhất là đoạn Nguyễn Ngọc Minh nhắc đến những mảnh đời dang dở rất khốn nạn còn bị bỏ rơi gần như quên lãng, đó là những anh em thương phế binh của QLVNCH hiện còn đang sống rất cơ hàn và tủi nhục tại quê nhà.”
Chị như rưng rưng dòng nước mắt chia xẻ nổi điêu linh từ cuộc chiến cũ:
“Đọc NMĐDD không khỏi làm cho lòng tôi chùng xuống, thương cho đất nước Việt Nam của chúng ta đã phải rơi vào một hoàn cảnh thật bi đát, cái hoàn cảnh đã làm cho những người chiến sĩ rất hào hùng của chúng ta đã không được cái hãnh diện là kẻ chiến thắng, cái vinh dự mà họ rất xứng đáng! Những hy sinh cũng như những chiến đấu kiêu hùng của các anh luôn luôn vẫn là niềm hãnh diện của cả dân tộc Việt Nam, thật đáng là những tấm gương oai dũng cho những thế hệ mai sau.

Cái giá trị của NMĐDD không chỉ là một tập bút ký chiến tranh ghi lại những kỷ niệm đời binh nghiệp của tác giả Nguyễn Ngọc Minh mà thôi, nó còn có giá trị lịch sử và địa lý, đóng góp thêm cho tài liệu quân sử và lịch sử chiến tranh Việt Nam...”
Tất cả những người trong hội trường đang yên lặng lắng nghe, bỗng vang lên những tràng vỗ tay không ngừng. Thật là tuyệt vời của một nữ sĩ có một cái nhìn thật chính xác về cuộc chiến mà tác giả là một trong những chứng nhân lịch sử. Sau cùng là chị Hoài Mỹ giới thiệu nhà văn Quí Văn, đến từ San Gabriel Valley, trước 75, ông là một đại tá Quân Pháp. Nhà văn Quí Văn mở đầu bằng giọng nói thâm trầm, từ tốn ông cho biết:

"Chúng tôi vừa mới quen anh Nguyễn Ngọc Minh. Sau khi đọc cuốn hồi ký này chúng tôi có cảm tưởng là đã biết anh từ lâu. Phải chăng là vì trong hồi ký này anh đã nói về cuộc đời lính anh đã từng trải qua và hầu hết những ai cầm súng trong tiền đồn miền Nam đều cùng chung có ý nghĩ giống như anh.

Đọc hồi ký, chúng tôi nhận thấy từ 1972 đến ngày miền Nam chúng ta mất vào tay CSVN, ngay trước và sau ngày Hiệp định Paris được ký kết, anh Nguyễn Ngọc Minh đã là một sĩ quan phục vụ tại tuyến đầu của đất nước, nơi mà người lính TQLC đã đóng góp xương máu vào công cuộc giữ đất, giữ dân, giành đất, giành dân lại mỗi khi CS lấn chiếm mà anh Minh nhập đại cuộc vào những năm sau cùng của Miền Nam Tự Do, và hôm nay hơn 30 năm sau, anh vẫn chưa rời đại cuộc. Sách của anh có những trang đầy hào khí, có những trang đầy bất bình làm chúng tôi nhớ đến tướng George Smith Patton của Hoa Kỳ trong thời Đệ nhị thế chiến. Một hôm khi trả lời báo chí phỏng vấn, ông đã nói: "Trước hết tôi là một người lính. Tôi không là một chính khách, hay một nhà ngoại giao hay một chính trị gia. Tôi không phải rào đón gì cả...".
Sau phần các diễn giả mạn đàm về tác phẩm NMĐDD là đến phần hai góp vui văn nghệ "Cùng hát nhau nghe". Với sự đóng góp những tiếng hát nồng nàn đượm màu nhớ quê hương như ca sĩ Thanh Mỹ, nữ thi ca sĩ Vũ Hoài Mỹ, tác giả Nguyễn Ngọc Minh và hơn 10 ca sĩ địa phương càng làm cho buổi ra mắt sách thêm phần sinh động, hào hứng khi tiếng vỗ tay tiếp tục vang dội.
Cuối cùng, ban tổ chức cho biết tổng số tiền bán sách thu được là $2,755. Tất cả tiền bán sách (cả vốn lẫ n lời) dành gởi tặng cho những tổ chức từ thiện và các anh em Thương Phế Binh VNCH đang lây lất tại quê nhà.
Xin cảm ơn ban tổ chức và tác giả Nguyễn Ngọc Minh đã cho chúng tôi cơ hội, hội nhập vào dòng văn chương và những kinh nghiệm sống, cũng như trang sử mà TQLC tiểu đoàn 7 đã kinh qua nói chung hay tác giả nói riêng. Tôi nhớ là nhà biên khảo Mường Giang cũng đã đào sâu và nêu lên nghi vấn: "Có mấy ai làm chủ được mình hay vận mệnh đất nước mình ""

Với tôi, nhà văn Nguyễn Ngọc Minh với tác phẩm "Những Mảnh Đời Dang Dở" là một trong những viên gạch "sành" rắn rỏi góp phần không nhỏ vào trang sử hào hùng của QLVNCH được ra mắt tại hải ngoại, bổ xung vào thư viện Việt Mỹ, vinh danh tất cả công lao của những quân nhân cán chính VNCH, nhất là hình ảnh chiến đấu hào hùng của người lính mà các nhà văn, nhà báo Hoa Kỳ, ngoại quốc, đã cố ý bỏ qua. Như anh Việt Hải đã phát biểu: "Đây là vấn đề hệ trọng, như vậy thế hệ mai sau lớn lên nơi xứ người làm sao biết được những gì xảy ra trên mãnh đất chữ S mà cha ông ngày xưa đã tiêu hao bao nhiêu xương máu vun bồi lại nó."
Hơn thế nữa, dù là cưu mang mảnh đời dang dở sống nơi xứ người, nhưng tác giả không quên quyên góp tiền bạc để giúp đỡ các đồng đội thương phế binh đang kéo lê kiếp sống tàn tạ bên kia bờ đại dương. Cuộc đời của họ chỉ là những chuỗi nước mắt quê hương. Tôi đọc tác phẩm này trong nổi nghẹn ngào khi tác giả chùng lòng nói về các bạn anh đã hy sinh vào lòng đất hay tàn phế vì những oan khiên làm người. Xin gởi nhiều đoá hoa hồng đến tác giả Nguyễn Ngọc Minh.
Lịch sử của nhân loại hay của một dân tộc không phải là lịch sử của những kẻ chiến thắng dùng mọi thủ đoạn đê tiện chính trị quân sự hay một mánh lới nào đó để đè bẹp đối phương, rồi từ đó tự mình huênh hoang vẽ rồng vẽ rắn thêu dệt trên trang sách để đầu độc ngu dân. Và cũng không phải do một nhóm chóp bu phía bên này bên kia tự nổ tung ra để ca tụng phe mình. Lịch sử phải là sự bắt đầu từ những trang sử nhỏ của những con dân bình thường khi "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách". Trong đó có những bút ký chiến tranh của những "sĩ phu" ghi lại toàn bộ nỗi bi hùng, hoặc kinh hoàng tàn khốc của cuộc chiến Việt Nam như "Mùa Hè Đỏ Lửa" của nhà báo, nhà văn chiến trường Phan Nhật Nam. Hay "Anh Hùng Bạt Mạng" của nhà văn Trần Thy Vân, tận dụng mọi khía cạnh ưu thế của địa hình, tâm lý, hay binh pháp quyét sạch địch quân, giành từng tất đất. Lịch sử có biết chăng những người lính trẻ kia đã trở thành những nạn nhân vô tổ quốc sau cuộc chiến, họ sống khiêm nhường cho những tháng ngày vì quê hương. Bao oan hồn Anh Linh Tử Sĩ, thương phế binh, quân dân cán chính miền Nam lần lượt ra đi tránh ách CS chuyên chế vô thần. Thê thảm hơn những loạt đạn AK vẫn căm hờn khạt lên những chiếc thuyền con vượt tìm tự do vô tội. Thân phận con người yêu tự do là thế đấy, hay thân phận của người lính VNCH là những chuổi ngày buồn khi ánh tà dương phủ lên vai họ một buổi chiều hoàng hôn của Những Mảnh Dang Dở, bi ai.
Xin trân trọng giới thiệu đến tất cả bạn đọc bút ký chiến tranh: "NHỮNG MÃNH ĐỜI DANG DỠ".
Mọi sự đóng góp ủng hộm mua sách xin vui lòng liên lạc về:
1- Bán nguyệt san Thằng Mõ, email: monamcali@socal.rr.com, hay
2- Qua phone cho tác giả (818 884-8271.
Chúng tôi ra về trong sự hân hoan biết thêm một cộng đồng người Việt phía Tây Bắc Los Angeles với khoảng 30,000 đồng hương cư ngụ, đã an cư lạc nghiệp, sống êm đềm trong tình thân ái đoàn kết và hiền hòa.

Anh Vũ
Mùa Thu Nam Cali, 9-26-2004

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.