Hôm nay,  

Nhân Quyền: Hủy Thể CSVN

01/06/201200:00:00(Xem: 34834)
Vấn đề nhân quyền VN có thể là hủy thể của nhà cầm quyền CSVN độc tài đảng trị tòan diện.

Một, sự kiện và thời sự về tình hình nhân quyền VN tồi tệ trong chế độ CS Hà nội ở VN. Lại thêm một bản phúc trình hàng năm của Bộ ngọai Giao Mỹ, một bản án về những tội phạm quán hành của nhà cầm quyền CS Hà nội chà đạp nhân quyền VN.

"Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là một chế độ độc tài độc đảng, bầu cử không tự do không công bằng, tư pháp tham ô. Chính quyền hạn chế quyền công dân, đặc biệt là quyền thay đổi chế độ chính trị, gia tăng các biện pháp trấn áp các quyền tự do ngôn luận, báo chí, tôn giáo, kể cả trừng phạt lòng yêu nước của công dân bằng đạo luật an ninh quốc gia". Đó là phần chủ văn đúc kết về những vi phạm nhân quyền VN của CS Hà nội, trong bản phúc trình về nhân quyền tại Việt Nam năm 2011, dày 48 trang, do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 24/05/2012. Trong phần vạch tội, quá rõ ràng, đầy đủ hơn là sự hiểu biết của người Việt. Ngay đối với người Việt ở hải ngọai thừa tin tức. đối với người Việt trong nước – rất tội nghiệp - bị CS bưng bít qua nhiều.

Bản phúc rình của Bộ ngọai Giao Mỹ liệt kê nào là những quyền tự do căn bản của người dân bị tước đọat gần như mất trắng. Công quyền nằm trong tay Đảng CS. Công an tự tung tự tác, tàn ác với dân, đánh chết người vô tội vạ, bắt người tùy tiện, hình sự vô luật. Tòa án xét xử theo bản án tiền chế của đảng bộ. Tù đày quá ác nghiệt. Yêu nước, chống TC xâm lăng là phạm tội. Báo chí nằm trong tay Đảng, ai vì lương tâm nói khác là bị chụp đủ thứ mũ xấu để bỏ tù, sa thải. Tôn giáo nào không theo giáo hội quốc doanh do nhà nước dàn dựng và chỉ huy, không làm tay sai cho nhà nước, muốn độc lập và thuần túy thì bị sách nhiễu, phá họai. Công nhân không có nghiệp đòan độc lập của công nhân bảo vệ mà chỉ có công đòan là cánh tay của Đảng dùng kiểm sóat công nhân. Nông dân, thị dân bị cưỡng chế lấy đất đai đền bù rẻ mạc, có nơi người dân chống lại bằng bạo lực.

Bản phúc trình nêu rõ tên họ hàng trăm trường hợp với địa danh rõ ràng, với tên người rõ rệt—không chối cãi vào đâu được.

Nhưng như mọi năm, ở đời không ai chịu cha ăn cướp, Ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao phản đối bản phúc trình, “đáng tiếc Bộ Ngọai Giao Mỹ vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định thiếu khách quan dựa trên những thông tin sai lệch về tình hình thực thi quyền con người ở Việt Nam”.

Hai, áp lực nhân quyền theo nhiều dấu chỉ là mầm móng hủy họai nhà cầm quyền VNCS. Rất nhiều thông tin, nghi luận độc lập cho thấy năm 2012 là năm VNCS kẹt cứng với Mỹ vì vấn đề nhân quyền. Nhà cầm quyền Hà nội muốn phát triển đối tác chiến lược với Mỹ để hóa giải áp lực và ngăn cản đà Trung Cộng bành trướng lấn biển, chiếm đảo và tài nguyên của Việt Nam. Nhưng Mỹ coi vấn đề nhân quyền VN là vấn đề tiên quyết trong việc phát triển đối tác chiến lược với Hà nội.

Vấn đề nhân quyền VN vốn dĩ là “trở ngại trung tâm” trong bang giao giữa Mỹ và VNCS từ sau mấy năm bang giao giữa Washington và Hà nội. Bây giờ vấn đề nhân quyền VN không còn đơn thuần là trở ngại trung tâm trong bang giao, mà đã thành trở ngại then chốt, cốt lõi trong vấn đề phát triển đối tác chiến lược giữa Mỹ và VNCS.

Giữa lúc này hơn lúc nào hết, Mỹ trở lại Á châu Thái bình Dương lập vòng vây TC như Anh bao vây lục địa Âu châu thời Nã Phá Luân, Mỹ cần nhiều nước trong vùng. VNCS là nước mất đất và biển vào tay TC nhiều nhứt. VN là nước có lịch sử chống quân Tàu kiên cường nhứt Á châu. Thế mà Mỹ không liên kết với nhà cầm quyền CS Hà nội, để CSVN ra rìa trong khi CS Hà nội rất muốn, rất cần Mỹ.


CS Hà nội cũng nhận thấy Mỹ đã tạo một vòng vây TC từ Ấn Độ, qua Nam Dương, Úc (lần đầu tiên đổ quận và đồn trú quân ở Úc) lên Phi luật tân, Đài Loan, Nam Hàn và Nhựt mà không có VNCS. VNCS không có ở trong vòng thân cận của Mỹ mà bị cho ra rìa phải qua trung gian Ấn độ.

Còn trong chánh quyền Mỹ nói chung, chưa bao giờ tiếng nói dân chủ và nhân quyền VN cùng một giọng chung cùng cường điệu trong chánh quyền Mỹ như bây giờ. Hành Pháp Mỹ, người lãnh đạo cao nhút, trước quốc hội Úc, TT Obama tuyên bố Mỹ sẽ mang đến Á châu Thái bình Dương “An ninh, thịnh vượng, và giá trị con người” (“Security, Prosperity, Dignity”). Trong đó, “giá trị con người” được ông Barack Obama đề cập như tự do, nhân quyền và dân chủ.

Ngọai Trưởng Hillary Clinton trong chiến dịch Mỹ dồn dập trở lại Á châu cũng cho Hà nội biết nhân quyền là điều kiện căn bản trong việc phát triển đối tác chiến lược giữa hai nước.

Ông Kurt Campbell, Phụ Tá Bộ Trưởng Ngọai Giao đặc trách các vấn đề Đông Á cũng lên tiếng “Điều đã ngăn cản sự phát triển nhanh chóng của các quan hệ song phương mà nhiều người mong muốn được chứng kiến, chính là những vấn đề nhân quyền bên trong Việt Nam, vẫn đang tiếp tục diễn ra”.

Còn bên Lập pháp, Quốc Hội thì vấn đề nhân quyền VN trở thành điểm nóng. Nào là Hạ viện tổ chức điểu trần về những vấn đề vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Việt Nam. Nào Ủy Hội nhân quyền Tom Lantos thuộc Hạ viện Hoa Kỳ ra tuyên cáo kêu gọi Việt Nam “lập tức trả tự do cho các tù nhân lương tâm”.

Và Thượng Viện, bốn thượng nghị sĩ rất có thế lực John McCain (bang Arizona, thuộc đảng Cộng hòa, cựu ứng cử viên tổng thống Mỹ), bà Kelly Ayotte (bang New Hampshire, thuộc đảng Cộng hòa), ông Sheldon Whitehouse (bang Rhode Island, đảng Dân chủ), và ông Joseph Lieberman (bang Connecticut) công du VNCS. Quí vị này đích thân hội đàm về nhân quyền với ba nhân vật đấu tranh cho dân chủ Việt Nam là LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Quốc Quân và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn.

Ngay sau khi rời Việt Nam sang Bangkok, quí vị này thẳng thắn bày tỏ quan điểm và lập trường đại ý như lời của TNS Joe Lieberman nói “Có một số loại vũ khí mà Việt Nam muốn mua của chúng tôi hoặc nhận từ chúng tôi; chúng tôi cũng mong có thể giao các thứ ấy, nhưng chuyện đó sẽ không xảy ra cho tới khi nào Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền”. VNCS mua vũ khí, Mỹ còn không bán thí khó mong phát triển đối tác chiến lược với Mỹ.

Ba, phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN của người dân Việt ở Bắc, ở Trung, ở Nam và ở hải ngọai ngày càng mạnh, càng liên kết với những cuộc đấu tranh cho quyền lợi thiết thực, thân thiết và tha thiết của đồng bào, như chống cưỡng chiếm đất đai của dân chẳng hạn, chống công an CS tàn ác với dân.

Có thể nói phong trào nhân dân chống nhà cầm quyền CS áp bức, bóc lột, tham nhũng ở VN gay cấn, rộng khắp hơn ở Tunisia, Ai cập, Libya trước thời kỳ dân chúng của những nước này nổi dậy lật đổ nhà cầm quyền độc tài.

Tiến là định luật của sự sống. Với áp lực dân chủ nhân quyền của Mỹ và các nước văn minh, với phong trào dân chủ, nhân quyển ngày càng phát triển trong dân chúng VN, với sự đàn áp ngày càng thô bạo của công an CS, sức ép càng nhiều, sức bật càng cao; không một thế lực nào có thể ngăn chận sự phát triển của tự do, dân chủ, nhân quyền VN trong xã hội VN. Năm 2012 là năm của phong trào tự do, dân chủ, nhân quyền VN./.

Vi Anh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.