Hôm nay,  

CSVN Kẻ Thù Của Internet

19/03/201200:00:00(Xem: 9203)
Ngày 12/03/2012 là Ngày Thế giới Chống Kiểm Duyệt Internet, tổ chức Phóng viên Không Biên giới RSF (Reporters Sans Frontieres), trụ sở tại Paris (Pháp), tiếp tục chỉ mặt đặt tên Cộng sản Việt Nam là kẻ thù của Internet trong năm 2012. Như vậy là chế độ CS Hà nội đã liên tục bị nằm trong sổ bìa đen kẻ thù của Internet trong suốt 10 năm qua kể từ khi RSF lập danh sách Kẻ thù của Internet này cách đây một thập niên.

RSF làm việc này một cách qui mô, đều đặn, công khai qua việc công bố một bản báo cáo. Theo bản báo cáo này cho biết năm 2012, bị coi là kẻ thù của internet gồm các chế độ đang cai trị các nước Ả Rập Xê Út, Bahrain, Belarus, Miến Điện, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba, Iran, Uzbekistan, Syria, Turkmenistan và Việt Nam. Có hai nước Venezuela và Libya có tên trong năm rồi, năm nay được xóa trong danh sách 2012. Và hai nước mới bị ghi vào sổ bìa đen năm nay là Bahrain và Belarus. Miến điện có cải tiến dân chủ nhưng chưa được xóa tên.

Còn ba chế độ CS ở Trung Quốc, Bắc Hàn và Việt Nam - Việt Nam lần này đứng thứ hai sau Trung Quốc - vẫn tiếp tục còn nằm trong danh sách bị coi là kẻ thù của Internet như mấy năm trước. Vì những chế độ CS độc tài đảng trị tòan diện này, một mặt đối với nhân dân siết chặt Internet, kiểm duyệt gắt gao, trấn áp thô bạo đối với những người dùng Intrenet đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền. Mặt khác Đảng Nhà Nước CS dùng Internet để tuyên truyền đen, trắng, xám, kể cả dùng cả binh đòan công an mạng và tin tặc nhà nước (state hackers) đánh phá những người dân dùng Internet đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, chống áp bức, bóc lột, tham nhũng của nhà cầm quyền trên mạng.

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới nhận định sở dĩ năm rồi CSVN làm mạnh như thế đối với công dân trên mạng vì CSVN lo sợ ảnh hưởng của các cuộc nổi dậy trong thế giới Ả Rập, lan sang VN. CSVN lo sợ những công dân VN trên mạng làm như những người ở Tunisia, Ai cập, Libya dùng Internet vận động tinh thần yêu tự do, dân chủ, tinh thần yêu nước chống quân Tàu xâm lược, chống nhà cầm quyền CS Hà nội nhu nhược để huy động thành cuộc nổi dậy chống Đảng Nhà Nước CS Hà nội.

CS Hà nội càng lo sợ hơn khi thấy tiến bộ khoa học kỹ thuật Tin Học của thời đại đã giải thóat người dân bị trị, biến tuyên truyền của CS vô tác dụng. Hơn 700 tờ báo, cả trăm đài phát thanh, truyền hình của Đảng tuyên truyền cho Đảng bị bó buộc phải đi “lề phải” để “định hướng” dư luận, dân chúng rất lơ là hầu như không nghe, không nhìn, không đọc. Có địa phương như huyện Hóc môn ở Saigon. dân còn yêu cầu dẹp các hệ thống hàng trăm cái loa làm rộn dân, không ngủ nghệ, ngơi nghỉ được..

Trái lại thông tin, nghị luận ngòai luồng trên Internet, nhứt là blog chánh trị, người dân rất thích thú. Với chiếc máy điện thọai di động, những hành động bạc ác của cán bộ, đảng viên, những cuộc đấu tranh của người dân chỉ trong nháy mắt được loan truyền trong và ngòai nước.
CS thấy kiểm duyệt, ngăn chận không chưa đủ nên ra tay và mạnh tay bắt giữ, trấn áp những người viết blog, công dân mạng và nhà báo, vốn đã khởi động từ vài năm qua, đã gia tăng cường độ trong năm 2011.

Vấn đề đặt ra, là tại sao CS Hà nội hành động như kẻ thù của Internet và liệu CS họ có thắng được những người Việt yêu nước, thương dân, dùng vũ khí Internet để đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN.

Câu trả lời, là CS sợ Internet và blog chánh trị. Các nước trong thế giới Á rập đã dùng Internet tạo được các cuộc nổi dậy, đắc thắng ngay trong chế độ độc tài như ở Tunisia, Ai Cập. Và kể cả Libya, độc tài Gadhafi dùng phi cơ, trực thăng, xe tăng để diệt người dân nổi dậy. Nhưng cách mạng tự do, dân chủ, nhân quyền vẫn thắng. Syria cũng sẽ như thế sớm hay muộn mà thôi dù Tổng Thống Assad dùng quân đội diệt người dân nổi dậy. Người dân ở các nước này thắng chánh yếu là nhờ dùng Internet để kết nối thành phong trào cách mạng quốc gia lật đổ độc tài.

Vì những người dân trên Internet kết nối nhau quá đông, không có nhà nước nào đủ người, đủ phương tiện, đủ trí khôn, kinh nghiệm và thời giờ chống lại những nhà dân báo, những nhà truyền thông dân gian, người yêu tự do nắm vững vũ khi thời đại. Trái lại độc tài mạnh vũ lực chỉ biết đàn áp, khiến bạo lực kêu gọi bạo lực, sức ép càng nhiều, sức bật càng cao. Thế giới luôn binh vực người dân nổi dậy bị đàn áp bằng võ lực.

Tiến bộ khoa học rõ ràng đứng về phía người dân đa số, giải thoát dân chúng khỏi cảnh bị độc tài bịt miệng, bịt tai, trói buộc. Nên khi phong trào biểu tình chống độc tài trong thế giới Á rập bùng lên, TC lo sợ, thủ trước, tăng cường siết Internet trước. TQ có khoảng 450 triệu người dùng Internet. Internet đã đang và sẽ là viện công tố chống Cộng sản bất công, tham nhũng, độc tài. Theo Giáo sư Dương Quốc Tân (Yang Guobin), ở Đại học Columbia Mỹ, thì việc dùng Internet chống tệ nạn xã hội qua Internet là một hiện tượng đang phát triển mạnh tại Trung Quốc.

Tại VNCS, thông tin, nghị luận, hình ảnh Dân Oan bị cướp đất, những nhà dân chủ bị trấn áp, những tham nhũng của đảng viên, cán bộ CS Hà nội quyết tâm bưng bít đều có trên Internet dưới nhiều hình thức được Internet chuyển đi. VN đưa lên Internet.

Internet đã trở thành vũ khí đấu tranh mọi mặt, từ đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, đến trừ gian diệt bạo, lật đổ độc tài. Internet nối kết phong trào cách mạng quốc gia chống độc tài ở Tunisia và Ai cập là tiêu biểu.

Nên không có gì ngạc nhiên khi thấy độc tài lúc nào cũng muốn biến Internet lợi cho họ và bóp chết những gì lợi cho nhân quần xã hội. Hai chế độ CS còn sót lại lớn nhứt ở Á châu là CS Bắc Kinh và lớn nhì là CS Hà nội làm đủ mọi cách để “nắm” Internet. Từ tường lửa ngăn chận vào các lãnh vực cấm kỵ của CS, đến đưa ra hàng binh đoàn tin tặc đánh phá và chim mồi giả dạng chống Cộng cuội, đến áp lực đặt điều kiện với những công ty cung ứng dịch vụ Internet muốn vào làm ăn trong chế độ CS, phải tạo điều kiện cho nhà cầm quyền CS kiềm soát Internet và cho tên họ những ai chống Đảng Nhà Nước CS trên Internet. Thậm chí TC đòi hỏi những nhà sản xuất computers muốn bán ở TC phải cài đặt một bộ phận ngăn cản không vào được những lãnh vực nhà cầm quyền cấm kỵ.

Nhưng người ta thấy càng ngày phong trào và lực lương người dân của các nước dùng Internet chống độc tài càng phát triễn. Phong trào nổi dậy của người dân trong thế giới Á rập là một thí dụ điển hình.

Vi Anh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.