Hôm nay,  

Lý Tống Và Cọp Giấy Csvn

23/12/200000:00:00(Xem: 5498)
Cuộc cách mạng dân chủ hoá Việt Nam

Năm 2050, khi các sử gia viết về những mốc điểm đáng kể trong cuộc cách mạng thuở xa xưa của dân tộc Việt Nam, từ cuối thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21, chuyển từ thời đại tăm tối dưới ách độc tài đến thời đại dân chủ và thịnh vượng lúc đó, có lẽ năm 2000 này sẽ được nhớ đến như mốc điểm mà cuộc tranh đấu cho tự do tôn giáo vươn mạnh lên.

Có lý do chính đáng để các sử gia nhắc đến một mốc điểm khác, liên quan đến hành động của Lý Tống.

Có phải chăng lý do đó chỉ là vì Lý Tống là một anh hùng, một người có gan, dám hiến dâng mạng sống của mình cho đất nước" Thưa, có rất nhiều vị anh hùng khác cũng có gan, và thực ra đã có nhiều chiến sĩ khác đã lặng lẽ bỏ mình trong cuộc cách mạng này.

Theo thiển ý của tôi, ý nghiã của mốc điểm đó là, hành động thả truyền đơn kêu gọi dân chủ của Lý Tống là bằng chứng hùng hồn rằng hệ thống phòng không của quân đội CSVN là một con cọp giấy.

Đảng CSVN = Con cọp giấy hèn nhát

Lâu nay, ai cũng biết rằng những kẻ đang cai trị Việt Nam là những kẻ hèn nhát. Sợ các tu sĩ, nên dùng súng đạn để đàn áp tôn giáo, đó là hèn. Sợ sự thật nên chỉ cho phép báo chí quốc doanh hoạt động, đó là hèn. Sợ công nhân nên chỉ cho nghiệp đoàn quốc doanh hoạt động, đó là hèn. Sợ luật trừng phạt tội tham nhũng nên đặt toà án dưới quyền kiểm soát của Đảng, đó là hèn. Và sợ cử tri, nên không bao giờ dám tổ chức bầu cử quốc gia tự do, đó là hèn.

Nhưng nay, thì chúng ta có bằng chứng rõ ràng, là những kẻ độc tài này, vừa hèn nhát lại vừa là con cọp giấy. Họ có hệ thống phòng không, nhưng "phòng không" đây, là một con số "không" trong một cái "phòng" đổ nát.

Có người cho rằng các kẻ đang cai trị Việt Nam, tuy hèn nhát, nhưng nhờ có sức mạnh võ lực, cho nên lại là một sức mạnh ba đầu sáu tay, thế thì họ thắc mắc là tại sao hệ thống phòng không lại bất lực như thế"

Thưa, lý do là vì 6 cái tay đó đang quá bận rộn. Hai tay thì bận giành quyền lực nội bộ, 2 tay thì bận đàn áp và đối phó với dân, còn 2 tay thì bận vơ vét, cho nên chẳng còn tay đâu để điều khiển hệ thống phòng không.

Về công việc trước mắt, cộng đồng người Việt hải ngoại chúng ta có thể làm gì để thứ nhất là hỗ trợ Lý Tống, và thứ nhì là lồng việc làm cúa anh vào trong tiến trình tranh đấu cho dân chủ"

Hỗ trợ Lý Tống: Về loại công việc thứ nhất, là hỗ trợ Lý Tống, thì cộng đồng chúng ta đang làm một số việc như gây quỹ để hỗ trợ pháp lý, hay vận động với chính quyền Thái, và chính quyền Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, một việc mà ai trong chúng ta cũng có thể làm là đến gặp dân biểu hay nghị sĩ của mình, đề nghị họ viết văn thư đến Đại Sứ Thái, ông Sawanit Kongsiri, yêu cầu chính quyền Thái cư xử công bằng, và tôn trọng luật nhân quyền quốc tế trong cung cách đối xử với Lý Tống, và trả tự do cho anh. Góp gió thành bão, những lá thư đó giúp tạo nên áp lực trên Bangkok.

Đẩy mạnh tiến trình dân chủ hoá: Về loại công việc thứ nhì, tức là lồng việc làm cúa Lý Tống vào trong tiến trình tranh đấu cho dân chủ, thì cũng có 1 việc thực tế mà tất cả chúng ta cũng có thể làm.

Đó là, chúng ta tận dụng khai thác nhược điểm của con cọp giấy mang cái tên "Đảng CSVN". Hai trăm ngàn người Việt chúng ta ở Úc có hàng triệu thân nhân ở VN. Mỗi khi có dịp nói truyện với họ, không những chúng ta nên nói về những quyền tự do bình thường mà mình đương nhiên được hưởng ở đây - như đọc báo chí tự do, như quyền vào nghiệp đoàn độc lập, quyền bầu cử v.v. - chúng ta còn có thể nhắc nhớ họ rằng những kẻ đang cai trị họ thực ra là những con cọp giấy, và là những kẻ hèn nhát núp sau lưng công an để đàn áp mà không dám trực diện với họ. Đồng thời, chúng ta khuyến khích thân nhân, bạn hữu ở Việt Nam, tranh đấu một cách ôn hoà bất bạo động, nhưng quyết liệt, để dành lại nhân quyền và dân quyền mà những cánh tay vơ vét của những kẻ độc tài ở Hà Nội đã tước mất của họ từ giữa thế kỷ 20.

Trong cuộc cách mạng thế kỷ 21 của dân tộc Việt để đổi độc tài qua dân chủ, để biến chế độ bất công thành xã hội công bằng, thì mỗi người, qua sự chú tâm và hỗ trợ thiết thực của mình dù nhỏ như thế nào đi nữa, cũng có thể góp một phần. Cuộc cách mạng nào cũng có hàng trăm người được nhiều người biết đến, như Lý Tống. Nhưng quan trọng hơn hết, là cần phải có hàng trăm ngàn, hàng triệu người làm việc thầm lặng. Mọi người chúng ta nằm trong thành phần đó. Và tiến trình dân chủ hoá Việt Nam rất cần nỗ lực của tất cả chúng ta.

Đoàn Việt Trung

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, tỉ phú Michael Bloomberg, nguyên thị trưởng New York, đã nộp hồ sơ tại ủy hội tuyển cử liên bang (FEC) để tranh cử TT năm 2020.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi tuyên bố “Có bằng chứng rõ ràng Trump dùng ngôi vị TT để làm lợi cá nhân, phá hoại an ninh quốc gia, là phản lại tuyên thệ, tuy chưa có quyết định sau cùng để luận tội trong lúc tiến trình điều tra đang tiếp diễn”.
WASHINGTON - Nhân chứng điều trần công khai tại Hạ Viện ngày 21-11- bà Fiona Hill - nói rõ “1 số trong quý vị tin rằng người Nga không tấn công cuộc bầu cử năm 2016 tại Hoa Kỳ, nhưng tin Ukraine làm”.
Cuộc điều trần công khai của đại sứ Sondland hôm 20/11 đã cho thấy ngoại trưởng Mike Pompeo có thể có liên quan với “vụ đổi chác” trong vụ tai tiếng gây áp lực với chính quyền Ukraine.
ATLANTA - Vào tối 20/11, cử tri đã nhận diện 4 ứng viên TT mạnh nhất của đảng DC, sau buổi tranh luận thứ 5.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phủ nhận tin từ Seoul, theo đó Hoa Kỳ đang tính toán cắt giảm 4,000 quân số đồn trú tại Nam Hàn, nếu Nam Hàn không tăng tài trợ chi phí an ninh chung theo yêu cầu của TT Trump.
Điều kiện đi lại vào Lễ Tạ Ơn năm nay có thể sẽ không thuận lợi vì một cơn bão sẽ ấp tới miền trung nước Mỹ vào tuần tới, tức là tuần lễ có Lễ Tạ Ơn.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng là Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập đã bị bắt và khởi tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước,”
Việt Cộng đã không cho Linh Mục Nguyễn Đình Thục sang Nhật để dự lễ Đức Giáo Hoàng Francis, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 21 tháng 11 năm 2019.
WASHINGTON (ngày 18 tháng Mười Một, 2019) – Cuộc Khảo Sát bước ngoặc được PRRI và AAPI Data công bố hôm nay cho thấy gần một phần tư (23%) người Mỹ Gốc Á và Đảo Thái Bình Dương (AAPI) California đi làm và chật vật với nghèo khó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.