Hôm nay,  

Đi Hội Thảo Với CS

9/19/201100:00:00(View: 6138)

Đi Hội Thảo Với CS

Vi Anh

Một tin rất đáng chú ý trên nhựt báo Việt Báo ngày 15 tháng 9, năm 2011. Chỉ trong chốc lát trên mạng của báo nầy (www.vietbao.com) đã có gần ba ngàn người vào xem. Tựa bài báo “CSVN Hội Thảo Về Chiến Dịch: Nhuộm Đỏ Tuổi Trẻ Hải Ngoại”.

Tin: “HANOI -- Nhiều nhà hoạt động truyền thông hải ngoại đã về Hà Nội dự một cuộc hội thảo hôm Thứ Tư 14-9-2011 về đề tài “Bảo tồn bản sắc văn hoá, gìn giữ tiếng Việt” tại Hà Nội, và nhận chỉ thị hoạt động từ một Thứ Trưởng Ngoại Giao VN. Cụ thể, đây là chiến dịch nhuộm đỏ văn hóa hải ngoại. Một công thức được đưa ra là sẽ nhuộm đỏ Hoa Kỳ theo mô hình đã áp dụng ở Lào, Pháp...

“Theo bản tin, các phóng viên Việt Kiều đã nghe chỉ thị từ ông Thứ trưởng ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Nguyễn Thanh Sơn trong hội thảo “do Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức sáng 14-9, tại Hà Nội.”

“ Báo Nhân Dân cho biết, “Tham dự có đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, đại diện Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng đông đảo bà con Việt kiều làm công tác truyền thông từ Ba Lan, Đức, Lào, Pháp, CH Séc, Nga, Hoa Kỳ… và các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, đại biểu các cơ quan văn hóa, truyền thông, giáo dục trong nước.”

Thực vậy.

Gần đây CS Hà nội hô hào tuyên truyền cho cuộc gọi là hội thảo này. Do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao lần đầu tổ chức. Đảng Nhà Nước đài thọ chi phí. Thế mà CS Hà nội thất bại thê thảm. Chỉ móc nối được ba bốn người ở Hoa Kỳ, nơi có đa số người Việt tỵ nạn CS, đi dự.

Gần mấy năm ban hành Nghị Quyết 36, CS Hà nội không đạt một kết quả nào. Không chánh thức ra được một “báo đài” nào. Không tổ chức được một hội đoàn có thực chất nào. Nhưng cánh tay nối dài VTV4, con “chim mồi” cho CS có kêu cũng chẳng ai nghe vì đại đa số người Việt là tỵ nạn CS thừa kinh nghiệm CS, không nghe những gì CS nói mà nhìn những gì CS làm thôi.

Nên vô kế khả thi trong kế họach “nắm” các công đồng người Việt hải ngọai, CS Hà nội buộc phải dùng con đường xâm nhập cộng đồng người Việt hải ngọại qua các ngõ kết thân với truyền thông hải ngoại, nơi các quyền tựï do của người dân được tôn trọng, nơi tiếng nói đa chiều được bảo vệ... Ông thứ Trưởng trong bản tin đã nói rất rõ về kế hoạch tuyên vận, Núp bóng dưới khẩu hiệu bảo tồn “bản sắc dân tộc”, “dạy Việt ngữ” để kết nạp và tuyên truyền cho CS. Như một thời đã từng dùng văn công lưu diễn ở hải ngọai. 

Cuộc hội thảo “Bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam và Giữ gìn tiếng Việt” do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao lần đầu tổ chức—rõ rệt và chánh thức là công tác của Đảng Nhà Nước CS Hà nội. Đứng trên phương diện “tổ chức chánh quyền” của CS Hà nội mà xét, có thể tin rằng chi phí do ngân sách của Đảng Nhà Nước CSVN đài thọ. Như vậy những người gọi là nhà báo hải ngoại về tham dự hội thảo có phải là để nghe dặn dò, nhận chỉ thị"

Trong bản tin của Việt Báo ghi theo báo Nhân Dân nêu trên cũng nói, hội thảo đã “nhận chỉ thị hoạt động từ một Thứ Trưởng Ngoại Giao VN.” Và báo trong nước của Đảng Nhà Nước VNCS cũng nói vậy. Tờ Đất Việt nói là “đoàn nhà báo kiều bào về dự hội thảo“. Tờ Tiền Phong cũng nói thế, “Đoàn nhà báo kiều bào” dự hội thảo. Tờ Nhân Dân, tiếng nói chánh thức của Đảng CSVN, nói “Tham dự có đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, đại diện Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông cùng đông đảo bà con Việt kiều làm công tác truyền thông từ Ba Lan, Đức, Lào, Pháp, CH Séc, Nga, Hoa Kỳ… và các nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, đại biểu các cơ quan văn hóa, truyền thông, giáo dục trong nước.”.

Tuy nhiên, bản tin báo Nhân Dân không ghi tên phóng viên Việt Kiều nào về tham dự. Tại sao thì không rõ.

Đi “Hội thảo” chớ không phải là đi làm báo. Làm báo là đưa thông tin, nghị luận ra cho độc giả nhận định như châm ngôn của nghề báo “chúng tôi dưa tin, để độc giả nhận định”.

Trái lại người ta thấy “quan chức” của Đảng Nhà Nước CS trong “hội thảo” cũng như trong “tham quan” chỉ “lên lớp” những người làm báo trong ngòai nước. Theo thói quen biến thành bản chất thứ hai của con người CS, coi những tờ báo là cơ quan tuyên truyền phục vụ cho Đảng và coi người làm báo là những “cán bộ, công nhân viên”. Theo đường lối “tổ chức chánh quyền” của Đảng CSVN, báo chí là của đảng, vì đảng và do đảng. Không cho tư nhân ra tờ báo. Người làm báo là cán bộ, công nhân viên của Đảng Nhà Nước, do Đảng Nhà Nước tuyển dụng, trả lương, phụ cấp, khen thưởng, kỷ luật, thuyên chuyển; nên người dân hay mỉa mai nói trong nước VNCS có hơn 700 tờ báo mà chỉ có một “tổng biên tập” là vậy.

Ở hải ngọai người Việt có cả trăm tờ báo và mấy chục truyền thanh, truyền hình bằng tiếng Việt, qui mô, chuyên nghiệp, số phát hành cao, có online khắp thế giới đọc được, nhiều độc giả, khán thính giả hơn một vài tờ báo mà CS Hà nội đã mời được về dự hội thảo.

Sau cùng, rất khó hiểu sự im lặng của công đồng và các đòan thể quân dân cán chính VNCH trước việc CS móc nối một vài người ở hải ngọai để CS dụng danh đạt quả tuyên truyền cho CS. Thực tế, luật pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền tự do đi lại của các nhà báo hải ngoại về dự hội thảo ở Hà Nội, bảo vệ quyền suy nghĩ và phát biểu của họ dù họ đang đứng ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, kể cả đứng ở Hà Nội của VN hay Havana của Cuba, nhưng đồng thời luật pháp Hoa Kỳ cũng bảo vệ quyền của những người khác bày tỏ bất đồng ý kiến với lưạ chọn của nhóm nhà báo về dự hội thảo.

Cuba đang cởi mở về kinh tế,, dè dặt bắt đầu theo một mô thức gần như Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng tất cả các nước này vẫn là nơi các quyền căn bản của con người bị xâm phạm, vẫn là nơi các tiếng nói ngoàì lề phải đều bị dập tắt -- kể cả tiếng nói của giới trí thức, thí dụ như tại VN là viện nghiên cứu IDS phải đóng cửa, nhóm văn nghệ sĩ Mở Miệng phải đứng bên lề, và trang web Bauxite VN bị tường lửa.

Có điều cần suy nghĩ, “Chiến Dịch: Nhuộm Đỏ Tuổi Trẻ Hải Ngoại” nếu không ngăn chận được, nếu các Nhà Việt Nam theo mô hình ở Pháp và Lào được dựng lên ở Hoa Kỳ, nếu các lớp Việt Ngữ tràn ngập sách giáo khoa quốc nội, và các thông tin bị bóp méo bởi các “thông tin lề phải” theo chỉ thị của ông Thứ Trưởng trong hội thảo trên... rồi gia đình và người Việt hải ngọai còn nơi nào đâu nữa để tỵ nạn CS"

Reader's Comment
9/22/201122:51:35
Guest
Egypt 2011- Vietnam 201?
Saigon 1975 - Little Saigon 201?
Where will come first?
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Năm 2008, trong chuyến về Việt Nam ngày mùng 4 Tết, gia đình tôi tổ chức du lịch thăm Tứ Động Tâm tại Ấn Độ.
Thời sự và sự kiện. Tin buồn và tội nghiệp. Đài phát thanh Mỹ VOA ngày 8-11- 2019 có tin, “Ngày 8/11, Bộ Công an Việt Nam và cảnh sát hạt Essex, Anh, công bố danh tính 39 nạn nhân thiệt mạng trong xe container đông lạnh, gồm 10 người Hà Tĩnh, 21 người Nghệ An, và một số người Quảng Bình, Hải Phòng, Hải Dương và Thừa Thiên-Huế.’
Đức Giáo Hoàng Francis đã tố cáo sự phân biệt đối xử chống đồng tính là gợi nhớ đến các cuộc đàn áp thời Đức Quốc xã và bằng chứng về một nền văn hóa của mối hận thù đã xuất hiện ngày nay.
Group of 30 (G-30)- một nhóm những tổ chức tài chính có uy tín toàn cầu- đã cảnh báo: Hoa Kỳ, Trung Cộng và những nền kinh tế hàng đầu khác sẽ phải đối diện với mức thâm thủng quĩ hưu trí khổng lồ $15.8 trillion, sẽ gặp khó khăn trong việc hỗ trợ tài chính cho người cao tuổi.
Chúng ta hay nghe kể về những món cổ vật giá trị được tìm thấy ở những nơi không ai ngờ tới. Thí dụ: 3 năm trước đây, một chiếc xe 1966 Ford Mustang Shelby tìm thấy ở một nhà kho bị bỏ quên, sau đó được bán với giá $159,500.
Kay Wilson là một nghệ sĩ trẻ, dọn từ Pennsylvania đến làm việc tại Los Angeles. Kay nhận ra rằng số tiền cô trả để có một căn studio ở Pennsylvania chỉ đủ cho một căn phòng 2.9 X 2.9 m tại LA.
Alan Greenspan – cựu giám đốc Quĩ Dự Trữ Liên Bang (FED)- tuyên bố rằng không có lý do chính đáng để các ngân hàng trung ương trên toàn cầu phát hành tiền kỹ thuật số.
Nhà đồng sáng lập và cựu CEO của Uber Technology Inc. – Travis Kalanick- đã bán khoảng 21% cổ phần của mình tại công ty.
Jamie Dimon- CEO của tập đoàn tài chính JPMorgan Chase & Co- xác nhận rằng bất bình đẳng giàu nghèo là một vấn đề lớn của xã hội Mỹ. Ong không nói nhiều về vấn đề những CEO như ông đang được trả lương cao quá mức.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.