Hôm nay,  

VN: Chương Trình Trung Học Còn Nặng và Hàn Lâm

28/08/201100:00:00(Xem: 3187)
VN: Chương Trình Trung Học Còn Nặng và Hàn Lâm

vb_hoc-tro-met-400-large-contentSau giờ học, đa số học sinh mệt mỏi, phờ phạc vì chương trình học quá nặng.(Photo VB)

SAIGON (VB) -- Vừa qua, sau khi Bộ GD-ĐT có chủ trương giảm tải, chỉnh lại những nội dung kiến thức không phù hợp trong chương trình học trung học, nhiều giáo viên và học sinh tiếp tục đề nghị cần giảm tải mạnh hơn, cụ thể hơn, do chương trình vẫn còn nặng và hàn lâm một cách không thích đáng.
Như thầy Nguyễn Tấn Phát (tổ trưởng tổ hóa Trường THPT Giồng Ông Tố, Sài Gòn), đã đề nghị bỏ phần “nâng cao” trong môn hóa, vì: “Chương trình môn hóa bậc THPT đang tồn tại 2 dạng: cơ bản và nâng cao và khi thi tốt nghiệp THPT hoặc tuyển sinh ĐH, thí sinh được phép chọn một trong 2 dạng đề ấy. Dĩ nhiên, đa số thí sinh chọn đề cơ bản, không ai dại gì chọn đề khó mà làm. Đối với các trường phổ thông cũng vậy, nhiều giáo viên đã chọn dạy theo sách cơ bản, chỉ trừ GV trường chuyên. Ngoài ra, trong chương trình môn hóa khối THPT thì lớp 11 là nặng nhất, dài nhất. Nên cắt bớt phần hóa hữu cơ của khối lớp 11 do học sinh rất khó tiếp thu. Một số bài khác cũng cần giản lược vì quá rối rắm”.
Nhận xét về môn văn, cô giáo Ngô Thị Thu Hà (Trường THCS Nguyễn Gia Thiều, Sài Gòn) chia sẻ: “Ở khối lớp 7 nặng nhất là môn tập làm văn: yêu cầu của nghị luận giải thích, chứng minh đòi hỏi học sinh phải có kiến thức xã hội nhất định. Tuy nhiên, khá nhiều HS lớp 7 vẫn chưa có khái niệm về kiến thức xã hội nên học phân môn này rất vất vả, người đứng lớp chúng tôi cũng vất vả không kém”.
Còn theo thầy Dương Đức Thắng (tổ trưởng tổ vật lý Trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) thì cần tiếp tục giảm tải luôn cả nội dung đề thi tuyển vào đại học, vì “Nếu dạy học hướng tới mục tiêu giúp học sinh thi ĐH có kết quả tốt thì nội dung sách giáo khoa hiện nay chưa đủ để các thầy dạy cho các em, kể cả sách nâng cao. Sự chênh lệch về mức độ yêu cầu giữa kỳ thi tốt nghiệp THPT với tuyển sinh ĐH hiện nay quá lớn. Bộ cần phải xác định sau khi giảm tải nội dung sách GK, bộ có tiếp tục đưa ra phương án giảm tải yêu cầu trong kỳ thi ĐH không. Nếu không, việc giảm tải sẽ mang đến thiệt thòi nặng nề cho học sinh”.

Đã ‘qua cầu’ rồi như em Nguyễn Minh Cường (cựu học sinh lớp 12A1 Trường THPT Gia Định) thì cay đắng nhận xét: “ Tất cả các môn xã hội đều quá nặng và dài lê thê. Nản nhất là cứ phải ngồi “tụng” cho thuộc lòng tất cả những kiến thức giáo khoa mà tôi thấy chẳng liên quan gì đến thực tế. Ở môn giáo dục công dân, nên bỏ hẳn phần triết học ở lớp 10 vì thật sự chúng tôi chẳng hiểu gì cả. Khi mới từ lớp 9 lên bậc THPT, tôi cảm thấy rất lạ lùng vì không thể hiểu nổi tại sao học sinh lớp 10 đã phải học triết. Hồi đó, vì không hiểu gì nên toàn học vẹt để làm bài kiểm tra, học xong là ‘chữ thầy trả thầy’... Ở môn địa, nhiều bài khô khan và rất hàn lâm, ví dụ nếu không phải học những bài về địa chất có lẽ chúng tôi sẽ rất hạnh phúc, bởi khi học xong, tôi cũng không “ngộ” ra được thêm điều gì, cũng không biết sau này ra đời những kiến thức đó sẽ áp dụng vào đời sống thế nào. Bộ GD-ĐT nên bỏ bớt một số bài hàn lâm và nên dành thời gian cho học sinh học về kỹ năng xem bản đồ, đi thực địa...”. Tương tự, trong chương trình môn khoa học lớp 5 cũng có những bài “rất lạ lùng” mà dư luận cũng đề nghị Bộ GD-ĐT giảm ngay, đó là các bài: “Nam hay nữ”, “Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào"”, “Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì”,và “Vệ sinh ở tuổi dậy thì”.
Lâu nay, giới học sinh luôn bức xúc là chương trình học hiện nay quá nặng, quá ôm đồm trong khi thời gian trên lớp không đủ “chạy” chương trình khiến thầy trò phải dạy thêm, học thêm. Trong cuộc đối thoại “Tiếng nói của học sinh THPT lần 3-2011”, trước các vị lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Sài Gòn, một học sinh hạng ưu tú Trường THPT Phú Nhuận đã phát biểu: “Chúng em phải học 13 môn và thi dồn một lúc gây căng thẳng, mệt mỏi, thiếu thời gian thực hành, ngoại khóa. Xin lãnh đạo ngành giảm tải chương trình, tăng cường các môn kỹ năng sống, cho chúng em được tự lựa chọn những môn học sẽ bổ trợ công việc sau này, vì hiện nay những kiến thức học xong, thi xong không đọng lại gì, không được áp dụng vào cuộc sống”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trà dầu là một cách uống trà do người dân tộc Yao, sống trong vùng núi tự trị huyện Kung Thành Quế Lâm sáng chế.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trước đây mùi hắc làm lộ tẩy – hương vị khó chịu, không thể nhầm lẫn của khói thuốc lá. Và bạn biết ngay, bằng cách nào đó, khói bên nhà hàng xóm đang trôi dạt vào nhà bạn.
Lễ Tạ Ơn là dịp để các gia đình có dịp quây quần trong những buổi họp mặt, tổ chức những chuyến đi chơi xa hoặc những buổi ăn tối với những thức ăn truyền thống của ngày lễ trong không gian ấm cúng và hạnh phúc.
Tình hình Hồng Kông từ gần 6 tháng biểu tình phản kháng liên tiếp đã cho thấy có nhiều dấu hiệu rất đặc biệt về cuộc bầu cử này.
Hoà thượng Thích Trí Quang vừa viên tịch hôm 8/11/2019 tại chùa Từ Đàm, Huế, sau 96 năm ở cõi trần.
21.11.2019: Động Đất ở Tỉnh Xayaburi Bắc Lào - Bản tin đầu tiên người viết nhận được qua 1 text message từ Paris, sau đó tin được đăng tải trên báo Figaro ngày 20.11.2019 lúc 17 giờ 05: Séisme de magnitude 6,1 au Laos / Trận động đất 6.1 ở Lào
có 278 ứng cử viên Dân chủ chiếm chức vụ trong số 452 chức vụ của hội đồng quận kết quả sơ khởi sáng thứ Hai. Phe thân chính phủ, đã giành được khoảng 3/4 số ghế trong các cuộc bầu cử trước đó vào năm 2015, đã sụp đổ ồ ạt và chỉ còn lại có 42 chức vụ
Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California. Họa sĩ Duy Thanh sinh ngày 11 tháng 8 năm 1931 tại Thái Nguyên. Ông học vẽ năm 1952
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.