Hôm nay,  

TC Và Chiến Tranh Tin Học

6/27/201100:00:00(View: 7378)

TC Và Chiến Tranh Tin Học

Vi Anh
Ngày 01/06/2011 hàng trăm hộp thư điện tử Gmail của các viên chức chính phủ,sĩ quan cao cấp, nhà báo Mỹ, các giới ly khai Trung Quốc và lãnh đạo các nước châu Á đã bị tin tặc tấn công. Cuộc tổng tấn công xuất phát từ thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông, phía đông Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ bà Hillary bày tỏ thái độ “Chúng tôi rất lo ngại. Những cáo buộc này rất nghiêm trọng, chúng tôi sẽ xem xét một cách nghiêm túc vấn đề này”. Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Mỹ, Đại tá Dave Lapan khẳng định lập trường của Nhà Trắng: “việc đáp trả một sự cố tin học hay một cuộc tấn công tin học nhằm vào nước Mỹ, không nhất thiết phải là một hành động tin học”.
Thử tưởng tượng như đang xem phim khoa học viễn tưởng. Bất thình lình, các hoạt động của các cơ sở tài chánh, ngân hàng, giao thông bị liệt tất cả. Điện, nước, điện thoại bị cúp tất cả. Thảm kịch tưởng tượng này có thể thành hiện thực vì hầu hết những hệ thống liên quan đến sinh mạng quốc gia và dân tộc Mỹ trong thời đại này đều dùng computers để điều hành và điều khiển. Địch có thể dùng tin tặc làm liệt hệ thống computers hay ra lịnh cho các máy computers điều khiển ngưng vận hành hay vận hành bậy bạ gây ra thảm hoạ.
Nước mà Mỹ nghi ngại nhứt trong chiến tranh tin học là Trung Cộng. Hầu hết những len lỏi, phá hoại, gián điệp đánh cắp tài liệu của Mỹ và các nước Tây Phương xuất phát từ TC. Báo chí Tây Phương từ hai bờ Đại Tây Dương và Úc nói rất nhiều lần. Nhiều báo cáo của cơ quan an ninh, cơ quan chuyên môn đã trình lên Quốc hội, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ. Điều mà Mỹ sợ tổn thương nhứt là hệ thống computers điều hành việc sản xuất, phân phối và sử dụng điện của Mỹ. Mỹ mà mất điện một vài ngày là đại loạn.
Tháng 2 năm 2009, Mỹ lên án tin tặc TC xâm nhập hệ thống tin học của ngành điện của Mỹ. Mỹ cũng tố cáo tin tặc của TC đã ăn cắp bản vẽ máy bay quân sự F35 sắp làm của Mỹ.
Không một nước nào có thể tránh được một cuộc tấn công loại này. Một cuộc tấn công làm nền kinh tế, chánh trị, khoa học kỹ thuật của một nước có thể sụp đổ mà lực lượng thù địch không cần bắn một tiếng súng, bỏ một trái bom. Vì vậy Mỹ, Pháp, Anh, Trung Cộng đã âm thầm đầu tư hàng tỷ bạc để đề phòng và bảo vệ cơ cấu Internet của mình trước các cuộc tấn công của tin tặc.
Và bây giờ càng ngày tin tặc càng lộng hành. Tin tặc không còn đơn thuần là những cá nhân muốn thách thức các công ty tin học, các cơ quan chánh quyền bảo vệ bí mật quốc gia nữa. Mà tin tặc bây giờ trở thành chiến tranh tin học. Nhiều nhà nước có cả binh đoàn tin tặc, những gián điệp tin học vừa đánh phá các nước đối địch cũng như đồng minh khi cần ăn cắp bí mật kinh tế, chánh tri, khoa học kỹ thuật của các nước tiền tiến.
Một chút lịch sử về chiến tranh tin học. Tổng Thống Nga Vladimir Putin. Một cựu KGB, năm 2007 yễm trợ cho một nhóm chuyên viên trẻ gọi là "Nachi" tấn công nước Estonia. Vì Estonia từng là thành viên của Liên xô cũ đã hạ bệ một tượng của Hồng Quân. Nhóm tin tặc này của Nga làm kẹt cứng những hệ thống computers của ngân hàng, của chánh quyền Estonia và lan sang những hệ thống computers của các nước khác có kết nối với Estonia. Đây là lần đầu tiên thế giới biết sự lợi hại của chiến tranh tin học, có tính liên quốc gia như chiến tranh thế giới. Nó tai hại như chiến tranh khủng bố và chiến tranh nguyên tử.
Cuộc chiến thứ hai là cuộc chiến tin học chống Iran. Tháng 7 năm 2010, vi khuẩn Stuxnet vô cùng lợi hại và nguy hiểm xâm nhập, lây nhiểm 60% những mày computers của Iran. Nhà cầm quyền Iran phát giác và cáo giác trước công luận thế giới. Không ai thú nhận đã làm. Nhưng người ta nghi Tây Phương nhưt là Mỹ và Do thái đã làm. Trận tấn công này làm Iran phải mất hai năm chậm trễ trong chương trình làm vũ khí nguyên tử.

Rõ ràng trận chiến tin học còn nguy hiểm không thua gì chiến tranh khủng bố, chiến tranh nguyên tử. Nên các siêu cường chạy đua võ trang tin học. Ba mươi nước trên thế giới thành lập binh đoàn và các đơn vị chiến tranh tin học. Mỹ giao cho NSA, cơ quan phối họp tất cả cơ quan tình báo và quân báo của Mỹ, một kinh phí là 30 tỷ Đô la để lo về chiến tranh tin học trong 5 năm.
Không phải chỉ Mỹ sợ bị tin tặc, TC còn sợ hơn nữa. TC sợ người dân Trung Quốc và Tây Phương dùng Internet để đánh phá chế độ Trung Cộng. Như người dân Trung Đông và Bắc Phí dùng Internet để kết nối, vận động, huy động thành phong trào cách mạng quốc gia lật đổ độc tài.
TC dùng đủ mọi cách để dân chúng TQ không làm được cuộc cách mạng Hoa lài như ở Tunisia kể cả việc trấn áp các nhà báo ngoại quốc..
Nhưng trong thời kinh tế toàn cầu, TC không thể hoàn toàn, tuyệt đối cấm sử dụng Internet được. TC cần Internet hơn Mỹ. Cần trong việc giao dịch kinh tế. Cần trong việc làm liệt bại đối phương, gián điệp, ăn cắp hay phá tài liệu của đối phương.
TC chỉ bỏ ra một số tiển nhỏ làm ra virus vừa xâm nhập lấy những bí mật mà Mỹ phải tốn hàng tỷ để nghiên cứu tìm ra, khiến Mỹ tốn rất nhiều tiền để ngăn chận hay để làm sạch các hệ thống computers bị nhiễm.
Mỹ khai chiến với tin tặc, mở cuộc chiến tranh tin học chống tin tặc trong lúc này là Mỹ ở thế thượng phong. Mỹ biểu dương thế lực của mình trong thời đại tin học, mà Mỹ đã nắm được vũ khí mới này.
TC có cả binh đoàn tin học thực nhưng còn lâu khả năng tin học mới so với Mỹ được. Dù sao Mỹ vẫn là quê hương của Internet, cái nôi của khoa học computers.
Theo báo Wall Street Journal, Mỹ đã sẵn sàng và đang xem xét lại học thuyết chiến tranh của mình, qui chiếu những cuộc tấn công tin học là hành vi chiền tranh. Mỹ có thể dùng mọi biện pháp khả dĩ, trong đó có biện pháp quân sự. Tuyên bố này của Mỹ đưa thế giới vào thời đại chiến tranh tin học.
Mỹ không bàn với NATO hay Liên Hiệp Quốc, mà tuyên chiến một cách đơn phương. Khác với chiến tranh chống khủng bố Mỹ thuyết phục và liên kết với đồng minh. Còn chiến tranh tin học, Mỹ tuyên chiến một mình vì Mỹ thừa sức, Mỹ làm chủ được không gian tin học và xa lộ thông tin Internet.
Mỹ làm một mình vì quốc tế và cộng đồng các nước chưa có một qui định nào về Internet. Chỉ có một bản văn liên quan đến Internet. Đó là Công ước hồi tháng 11 năm 2001 do Hội Đồng Liên Âu chủ trương để chống nạn ấu dâm trên Internet.
Còn Liên Hiệp Quốc năm 2003 mở cuộc họp thượng đĩnh các công ty tin học họp ở Geneve và năm 2005 ở Tunis mà không thành công. Thái độ và hành động các nước rất mâu thuẩn trong việc chống tin tặc. Một mặt các nước Tây Phương báo động có chó sói nhưng khi chó sói chạy qua thì tất cả nhắm mắt lại. Nên cho đến bây giờ không có sự đồng thuận của các siêu cường tin học về vấn đề chống tin tặc.
Vì không phải tin tặc chống lại nước thù địch mà tin tặc vẫn chống lại các đối tác và có khi đồng minh nữa. Nên các siêu cường kẹt chưa đi đến việc cộng tác chống tin tặc một cách thực tâm và thực sự.
Và chính Mỹ đã cảnh tỉnh thế giới phải đoàn kết lại để diệt kẻ thù chung. Anh, Pháp, Đức đã có chương trình và cơ quan chống tin tặc, nhưng mỗi nước ở một góc, làm riêng việc của mình.
Mỹ đã tuyên chiến với tin tặc và tung ra cuộc chiến tranh tin học, Dù Mỹ không chỉ mặt đạt tên nhưng Mỹ ám chỉ vua tin tặc hay tin tặc nhà nước là TC./. ( Vi Anh)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Để làm lễ kỷ niệm, xí nghiệp TimeRide đã nghĩ ra cách tổ chức cuộc lễ phải rất đặc biệt là chương trình hoạt náo ba chìu, với 600 tòa nhà và 2000 chiếc xe của Bá linh 1989, tức xe Trabant, được tái tạo.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Thưa quí độc giả, nói về Ngọc Xá Lợi và những điều linh thiêng huyền diệu ắt hẳn sẽ có người tin và người không tin, bởi vì nó thuộc về lãnh vực tâm linh huyền bí với những hiện tượng xảy ra ngoài kiến thức mà khoa học hiện tại đã chưa thể chứng minh.
Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, bậc cao tăng thạc đức của Phật Giáo Việt Nam thời hiện đại, một trong những nhà lãnh đạo khai sáng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào đầu năm 1964, cũng là nhà phiên dịch và trước tác về Kinh, Luật, Luận và nhiều thể tài Phật Giáo, đã viên tịch tại Chùa Từ Đàm, thành phố Huế, vào lúc 9 giờ 45 phút tối ngày 8 tháng 11 năm 2019 (nhằm ngày 12 tháng 10 năm Kỷ Hợi), thọ thế 97 năm, theo Thông Báo của Hòa Thượng Thích Hải Ấn, Trú Trì Chùa Từ Đàm, Huế, cho biết vào sáng Thứ Sáu, ngày 8 tháng 11 năm 2019.
Hôm Thứ Sáu ngày 8 tháng 11/2019, mình hành hương ngôi chùa nhiều kỷ lục thế giới: Todai-ji tức Đông Đại Tự, xây từ thế kỷ thứ 8 theo lệnh Nhật Hoàng để cầu nguyện đất nước bình an.
Cụ Phan Khôi sinh năm 1887, khi viết về Ông Bình Vôi (1956) và Ông Năm Chuột (1958), cụ đã ở tuổi 71 trước khi qua đời ở tuổi 72 (1959). Chúng tôi là kẻ hậu sinh viết bài này nhân kỷ niệm 60 năm giỗ cụ : Kỷ Hợi 1959—Kỷ Hợi 2019.
ASEAN 35: Trung Cộng thất bại, Hiệp định RCEP của TC bị xếp luôn. Dù TT Trump không có mặt, các nước vẫn chống TC, CSVN chống mạnh hơn.
BEIJING - Tin ngày 7 tháng 11: chính quyền Trung Cộng chưa đồng ý chuyến đi Brazil của chủ tịch Xi quá cảnh Hoa Kỳ để gặp TT Trump.
ROME - Biến đổi khí hậu cần được giảng dạy từ trường học trước, theo loan báo của bộ trưởng giáo dục Italy.
HONG KONG - Báo chí Hong Kong đưa tin: sức tăng GDP của thành phố Shenzhen, có tiếng là thủ đô chế xuất của Hoa Nam, cũng là bản doanh của Huawei, giảm mạnh vì áp lực của chiến tranh thương mại kéo dài.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.