Hôm nay,  

Tranh Luận Lần Thứ Hai

10/10/200800:00:00(Xem: 6387)

 

Vi Anh

 

Về hình thức, cuộc tranh luận lần thứ hai tại đại học Belmont, thành phố Nashville, tiểu bang Tennessee, theo kiểu "town hall" của Mỹ để giúp cử tri nói lên những ưu tư của mình với ứng cử viên, vào ngày 07/10/2008. Câu hỏi của cử tri trên Internet và cử tri đến tham dự được nhà báo Tom Brokaw giúp chọn.

Kinh tế vẫn là vấn đề chánh, dân chúng Mỹ quan tâm nhứt chiếm 45 phút, bằng phân nửa thời lượng 90 phút của cuộc tranh luận. 45 phút sau thì 15 phút dành cho đối nội và 30 phút cho đối ngoại. Đây là thời gian chỉ còn 28 ngày nữa là người dân Mỹ đóng vai trọng tài, qua lá phiếu có tiếng nói  gần như quyết định (vì còn qua tiếng nói của đại cử tri đoàn) ai sẽ là tổng thống Mỹ, trong cuộc bầu cử có thể nói là sôi nổi nhứt trong lịch sử bầu cử tổng thống Mỹ. Theo thăm dò sơ khỏi, Ô. Obama ra khỏi cuộc tranh luận thắng lợi với những đòn ăn miếng trả miếng, chín chống chín Ô McCain. Còn Ô. McCain người Lính Già ráng hết sức bình sinh, đánh xả láng nhưng không phản công được, không bắt kịp người đối thủ Da Đen, ứng cử viên tổng thống Da Đen đầu tiên trong lịch sử bầu cử tổng thống Mỹ.

Về nội dung, người ta cũng không thấy gì mới lạ so với những chủ trương đường lối mà hai ứng cử viên đã vận động và đã lời qua tiếng lại. Có khác nhau là cách nói cho họp với câu hỏi của cử tri và huớng giải quyết vấn đề của ứng cử viên thôi.Về kinh tế tài chánh. Ô Obama vẫn kết chăt đối thủ McCain với TT Bush, tố chánh sách Bush đã đưa nước Mỹ đến những hậu quả tồi tệ như ngày hôm nay. Ô. McCain phản pháo chính những người cùng phe đảng với Ô Obama đã khiến các định chế tài chánh tự tung tự tác trong việc cho vay tiền bừa bãi, tạo ra nợ khó đòi, nguyên do của cơn khủng khoảng tài chánh. Ông Obama nói: "Tầng lớp trung lưu cần một kế hoạch cứu nguy.

Đó có nghĩa là cắt giảm thuế cho tầng lớp trung lưu. Đó có nghĩa là giúp cho những người sở hữu nhà đất, để họ có thể ở yên trong căn nhà của mình."  Còn Ô. Mccain nói nhà đất sụt giá tác động đến nhiều người dân Mỹ, và ông đề nghị một chương trình của chính phủ mua lại các khoản nợ xấu về nhà đất để thúc đẩy thị trường. Ong McCain mạnh dạn đưa ra ý kiến mới chánh quyền dùng thêm 300 tỷ đô la.Về vấn đề nội điạ, Ông McCain chủ trương cắt giảm ngân sách, giảm thêm thuế, tạo thêm việc làm, và  tìm phương pháp giúp  Quỹ An Sinh Xã Hội. Ô. Obama nói phải cứu các công ty vừa bằng tài trợ để không đóng cửa hầu người lao động có việc làm. Về năng lượng.

O McCain cho khoan thêm dầu ngay tại nước Mỹ, xây thêm nhà máy điện nguyên tử.
Ông Obama, người dân Mỹ giảm bớt mức tiêu thụ nhiên liệu hàng ngày để bớt lệ thuộc ngoại quốc về năng lượng, một sự đóng góp của người Mỹ. 
 Về an ninh, đối ngoại. 
 Ô. McCain nói không bỏ phiếu trao chức  tổng  thống  "cho một người đang học việc" là Ô Obama. 
 Rằng Ô. Obama đã sai lầm trong vụ thêm quân Mỹ cho Iraq và trong tiên đoán Nga tấn công Georgia. 
 Ô Obama đáp lại một cách mỉa mai, đúng Ong không biết, không hiểu tại sao Hoa Kỳ lại phải đưa quân sang Iraq, chiếm đóng một quốc gia mà ông nhấn mạnh "không liên quan gì đến vụ khủng bố tấn công nước Mỹ" hồi 11 tháng 19 năm 2001, trong khi lại bỏ ngỏ ở những nơi "trùm khủng bố Osama Bin Laden và quân Al-Qaeda đang dựng căn cứ, tiếp tục huấn luyện khủng bố" để tấn công nước Mỹ trong tương lai. 
 Nếu đắc cử Ong Obama sẽ  đưa quân vượt biên  Pakistan để truy lùng khủng bố. 


 Ông McCain đáp, đó là điều không thể chấp nhận được. 
 Trước cuộc tranh luận lần thứ hai, quảng cáo truyền hình của phe Ô McCain đã làm bàn cho Ô McCain hạ đối thủ Obama rất mạnh và kỹ, tốn bạc triệu trên truyền hình, mà không ép phê. 
 Quảng cáo tranh cử trên truyền hình của phe Ô McCain mô tả Ô Obama là "nguy hiểm, không danh dự, hết sức phiêu lưu đối với Mỹ". 
     Sarah Palin, Phó Tổng Thống đứng chung liên danh thường đóng vai trò cái búa tạ, cáo buộc Ô Obama là "móc ngoặc (copiner) với quân khủng bố". 
 Bà còn nói về Ô Obama, "Tôi lo sợ đó không phải là người nhìn nước Mỹ như quí vị và tôi nhìn. "Nhưng qua câu hỏi của cử tri và kết quả thăm dò, người ta thấy một Ô Obama bình tĩnh, không gây hấn khi đối đáp, và quan trọng nhứt là vấn đề màu da bị để ra phía sau cuộc tranh luận. 
 Hầu hết các cuộc thăm dò được thực hiện ngay sau đó cho thấy cử tri Mỹ chọn ông Obama. 
 Ô Obama năm vững vấn đề, có giải pháp khả thi thiết thực hơn Ô McCain. 
 Việc mua lại các ngân hàng mà Ô McCain dùng làm giải pháp đòi hỏi thời gian chánh quyền thương lượng rất lâu khi tình hình tài chánh lâm nguy cần phải giải quyết gắp. 
 Truyền hình CNN và CBS đều cho Ô Obama thắng cuộc. 
 Tin RFI, CNN nói 60% khán giả truyền hình đã dành sẵn thiện cảm cho ông Obama trước khi xem tranh luận. 
 Tỷ lệ này tăng thêm 4% sau khi chương trình kết thúc. 
 Trên các hồ sơ kinh tế, chiến tranh Iraq, Afghanistan hay chống khủng bố hoặc khủng hoảng taì chính, ông Obama đều được đánh giá là hiểu rõ vấn đề hơn ông McCain. 
 CNN: Obama 54%, McCain 30%. 
 Theo Reuters, trong số những cử tri còn lưỡng lự trước khi theo dõi chương trình tranh luận tối qua, cuối cùng 15% cho biết là họ sẽ dồn phiếu cho ông Obama trong lúc chỉ có 12% nghiêng về ông McCain. 
 Reuters/C-SPANZogby: 48%/45%. 
 Và Viện Rasmusse: 52%/44%. 
  Một điều đáng chú ý, từ đầu năm đến nay còn 25 ngày nữa là bầu cử, chỉ có một lần Ô Obama sụt điểm qua vụ Nga tấn công Gerogia. 
 Kỳ dư ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ Obama, luôn dẫn đầu ở các tiểu bang bản lề (cử tri lưõng lự chưa quyết định) như  Ohio, Virginia  và đặc biệt ở  Florida, là tiểu bang quyết định cuộc bầu cử tổng  thống năm 2000. 
 Tranh luận lần hai,  phần thắng nghiêng hẳn về Obama. 
 Còn một lần tranh luận chót vào một tuần sau. 
 Nhưng hoàn cảnh của Ô McCain trong lúc này  cho thấy "Tài bất phùng thời," "Đã buồn vì trận mưa rào, lại đau vì nỗi ào ào gió đông". 
  Tám năm cầm quyền của chánh quyền Đảng Cộng Hoà do TT Bush lãnh đạo, người dân Mỹ quá chán, quá mệt đã muốn đổi thay, mong có gì hay hơn không theo thông lệ. 
 Ô McCain vì là ứng cử viên của Đảng Cộng Hòa không ăn mà phải chịu hậu quả đường lối thả lỏng cho tài phiệt tự tung tự tác tạo khủng khoảng nợ nhà đất khó đòi và khủng khoảng tài chánh nếu không giải quyết thì đại họa kinh tế xảy ra cho nước Mỹ, dân Mỹ sẽ chết chùm. Chính những dân biểu thuộc Đảng Cộng Hoà trong dự luật đầu tiên cũng không dám bỏ phiếu thuận vì thấy biện pháp cứu trợ nền tài chánh Mỹ là cần thiết nhưng quá bất công đối với dân chúng Mỹ. 
 Tài phiệt tự  tung tự tác ăn cho đã suốt 8 năm chánh quyền Bush để rồi bây giờ  dân chúng Mỹ phải nai lưng ra trả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người dân VN vì sống ở quê nhà khổ quá nên ai cũng muốn tìm đường đi ra nước ngoài để làm ăn kiếm tiền giúp bản thân và gia đình, vì vậy mới dễ làm mồi cho các cá nhân và tổ chức buôn người lợi dụng, như trường hợp ông Lâm Nguyên Bách ở tỉnh Phú Yên bị gạt đi di dân lậu qua Mỹ rồi phải quay về để tiền mất tật mang
Hôm 13 tháng 11 là ngày bắt đầu phiên xử Luật Sư Trần Vũ Hải tại Nha Trang, nhưng công an đã bao vây tại phiên tòa không cho ai vào dự kể cả phóng viên báo quốc doanh
Westminster (Bình Sa)- - Tối thứ Ba ngày 12 tháng 11 năm 2019, tại hội trường Thành Phố Westminster số 8200 Westminster Blvd CA.92683, Nhóm Westminster United do ông David Johnson, phát ngôn viên của nhóm đã tổ chức buổi họp báo để thông báo kết qủa vận động cử tri tham gia ghi tên bãi nhiệm ba vị dân cử thành phố, bao gồm Thị trưởng Tạ Đức Trí, Phó thị trưởng Kimberly Hồ, và Nghị viên Charlie Nguyễn Mạnh Chí.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Hậu về ôm bà Hai nức nở thủ thỉ: - Con khổ quá mẹ, bác sĩ nói con vô sinh!
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Phật tử đến chùa đã quen dần với hình ảnh Đức Phật Di Lặc có sáu chú điệu (lục tặc: 6 tên giặc) chơi giỡn, thọc loét và ngoáy rún của ngài. Hình ảnh đã để lại một bài học chánh niệm tự tại rất dễ thương.
Ngày 09 tháng 11 năm 1989 – nhân dân Đức hai miền đã phá sập bức tường Bá Linh. Một sự kiện lịch sử dẫn tới thống nhất nước Đức sau đó 11 tháng và một loạt cách mạng lật đổ chế độ CS độc tài các nước Đông Âu và Liên Xô.
Nền kinh tế Anh tăng trưởng yếu nhất gần 1 thập kỷ trong quý 3 vừa qua, khi những bấp bênh xung quanh vụ "ly dị" chưa có hồi kết giữa Anh với Liên minh Châu Âu (EU) – hay còn được gọi là Brexit - tiếp tục đè nặng lên các hoạt động kinh tế.
MEXICO - TT Morales bị tố cáo gian lận bầu cử, bị quần chúng xuống đường biểu tình bao vây.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.