Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Khoa Học, Tôn Giáo, Và Học Đường

27/09/200500:00:00(Xem: 5282)
Văn hào Voltaire từng nói: “Những kẻ có thể làm cho bạn tin vào các chuyện phi lý có thể khiến cho bạn làm những chuyện tàn nhẫn vô cùng". Xuyên suốt lịch sử nhân loại, có nhiều bằng chứng cho thấy sự chính xác của câu nói ấy. Trong thời Trung Cổ ở Âu Châu, rất nhiều chuyện tàn nhẫn dã man đã xảy ra vì sự quá khích của tôn giáo, đặc biệt là trong thời Spanish Inquisition. ở Hoa Kỳ, trong khoảng cuối thế kỷ 17, tại làng Salem thuộc tiểu bang Massachusetts, hàng trăm người vô tội bị đày đọa, hành hạ, giết hại chỉ vì người ta tin rằng phù thủy hiện diện trong làng xúi giục dân chúng làm điều xằng bậy ngược với giáo lý. Gần đây hơn, như ta đã mục kích ở A Phú Hãn, các giáo sĩ quá khích Taliban đã áp đặt một thể chế sắt máu, vô nhân, với chính sách ngu dân dựa vào quan điểm Hồi giáo cực đoan thủ cựu. Tệ nạn khủng bố hiện nay tìm được sức sống mạnh mẽ chẳng những ở các quốc gia Trung Đông mà còn ở nhiều nơi khác, một phần cũng vì tư tưởng Hồi Giáo cực đoan quá khích phi lý. Một số tên khủng bố không tặc trong vụ tấn công Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới cũng như đa số những tên khủng bố quyết tử ở Luân đôn đều là những kẻ thuộc tầng lớp trí thức, có học vấn, nhưng chỉ vì sự cuồng tín phi lý về Hồi Giáo cực đoan mà đã có hành động như thế.
Chính vì e ngại sự quá khích của tư tưởng Hồi Giáo cực đoan mà gần đây chính phủ các quốc gia Tây Phương, trong đó có Úc, đã lên tiếng kêu gọi khuyến khích giới trẻ Hồi Giáo tìm hiểu và tôn trọng các truyền thống Tây Phương nơi họ sinh sống, chẳng hạn như truyền thống dựa vào bằng chứng trung thực trong các cuộc tranh luận công cộng, như việc phân biệt rõ rệt giữa đức tin tôn giáo và quan điểm chính trị xã hội, như việc không để niềm tin tôn giáo ảnh hưởng đến kiến thức phổ thông trong các lãnh vực chuyên môn như y tế, khoa học hoặc giáo dục.
Thế nhưng, cũng ngay trong chính thời điểm ấy, chính phủ Howard, qua đại diện là tổng trưởng giáo dục Brendan Nelson, lại mở lối cho tư tưởng Kitô hữu cực đoan (Christian fundamentalism) có cơ hội ảnh hưởng đến giáo trình khoa học tại các trường trung học ở Úc.
Trong một cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia (National Press Club) hồi tháng rồi, ông Nelson tuyên bố rằng ông đã có tiếp xúc với những kẻ yểm trợ thuyết Chủ Định Thông Minh (Intelligent Design - ID) và ông nghĩ rằng phụ huynh và nhà trường, nếu muốn, nên có cơ hội để giảng dạy thuyết này cho học sinh. Lời tuyên bố này của ông Nelson đã tạo nên một cuộc tranh cãi nóng bỏng, âm ỉ suốt nhiều tuần lễ qua, trên các diễn đàn công cộng, qua nhiều chatroom trên mạng internet, đặc biệt là từ khi trường tư thục Pacific Hills Christian School tại Sydney nhanh chóng nhân cơ hội này để quy nhập thuyết ID vào giáo trình khoa học của trường cho niên học 2006, đưa nó lên ngang hàng với Thuyết Tiến Hóa (Theory of Evolution) của Darwin.
Tưởng cũng nên nhắc lại, từ hơn một thế kỷ nay, thuyết Tiến Hóa của Darwin được xem như là sự giải thích xác đáng về quá trình phát triển của nguồn sống trên địa cầu. Thuyết tiến hóa có thể được tóm lược như sau: Trong mọi sinh vật (organisms) đều có nhiều sự biến thái tự nhiên khả dĩ di truyền sang thế hệ sau. Thông thường, các sinh vật sanh sôi nẩy nở với số lượng nhiều hơn môi trường sống có thể yểm trợ được chúng. Nếu sự biến thái có thể tạo lợi thế cho một chi nhánh sanh sôi nẩy nở trong môi trường này thì dân số của chi ấy tăng lên trong khi các chi kia lụn bại dần. Sự biến thái có thể ở tầm vóc thật lớn để tạo nên một giống khác biệt hẳn.
Chủ Định Thông Minh là một thuyết mới được đề xướng từ thập niên 1980s khi những người muốn đưa thuyết Tạo Hóa (Creationism) vào học đường ở Hoa Kỳ như một thuyết khoa học khả tín ngày càng trở nên yếu thế. Thuyết Tạo Hóa là học thuyết dựa theo giáo lý Kitô giáo cho rằng có một đấng Tạo Hóa tạo ra muôn loài trong cùng một thời điểm với nhau, và không hề có bất kỳ một sự biến thái nào trong bất kỳ một giống loài nào từ thuở khai thiên lập địa cho đến bây giờ. Thuyết Tạo Hóa phủ nhận thuyết Tiến Hóa. Những bằng chứng thu thập được từ nhiều thập niên qua không yểm trợ cho sự khả tín của thuyết Tạo Hóa như một thuyết khoa học. Hơn thế nữa, rất nhiều khám phá quan trọng trong thời gian ấy rất phù hợp theo thuyết Tiến Hóa.
Thuyết Chủ Định Thông Minh không hoàn toàn phủ nhận thuyết tiến hóa. Những người đề xướng ra thuyết Chủ Định Thông Minh chấp nhận rằng có rất nhiều bằng chứng khả dĩ yểm trợ cho thuyết tiến hóa, nhưng họ cho rằng sự tiến hóa của muôn loài - những biến thái tốt làm tăng khả năng sinh tồn của một giống sinh vật giúp chúng thích hợp hơn với môi trường sống chung quanh - không thể nào xảy ra một cách tình cờ ngẫu nhiên được, mà phải có một chủ đích nào đó, của một sự thông minh nào đó.
Họ cho rằng thuyết tiến hóa tự nó không thể nào giải thích được sự sống bắt nguồn từ đâu bởi vì không có một bằng chứng gì cho thấy sự phát triển của nguồn sống từ những vật vô cơ (inorganic matter). Họ cho rằng nhiều bộ phận phức tạp tinh vi trong cơ thể các loài vật, thí dụ như khối óc, con mắt, thanh quản của con người.v.v.. không thể nào được phát triển từ những chuỗi biến thái nho nhỏ tình cờ ngẫu nhiên được. Và từ đó, họ đi đến kết luận là phải có một sự thông minh tối thượng nào đó hướng dẫn đến sự phát triển và cấu tạo nên những thứ ấy.
Nói một cách tóm tắt thì lý luận của Chủ Định Thông Minh như sau: Sự sống vô cùng phức tạp. Chúng ta không thể giải thích trọn vẹn nguồn gốc của sự sống. Từ đó suy ra phải có một đấng nào tạo nên sự sống!
Hiệu trưởng của trường Pacific Hills Christian School, tiến sĩ Ted Boyce, tuyên bố: “Thuyết tiến hóa được giảng dạy trong hệ thống giáo dục như là một thuyết được chấp nhận tuyệt đối và không có một cái nhìn nào khác về nguồn gốc của con người và sự tạo hóa. Tôi thấy chuyện này không ổn. Chúng tôi sẽ dạy thuyyết tiến hóa như một giả thuyết và thuyết Chủ Định Thông Minh như một giả thuyết khác”.
Thế nhưng, giới khoa học gia ở Hoa Kỳ - cái nôi của thuyết Chủ Định Thông Minh - cũng như ở Úc, đều lên tiếng mạnh mẽ tấn công thuyết Chủ Định Thông Minh là một thuyết “phản khoa học” (unscientific) và chỉ là “thuyết tạo hóa trá hình” (creationism in disguise) mà thôi.
Nhà vật lý học lừng danh của Úc, ông Paul Davies, tác giả của vô số bài viết cũng như sách vở về bản chất của Thượng Đế và khoa học nói: “Không thể nào dạy thuyết này trong các lớp khoa học được”. Ông nhấn mạnh rằng nó không phải là một thuyết khoa học vì người ta không thể nào dùng những thử nghiệm khoa học để xét đoán sự chính xác của nó. Ông hkẳng định: “Đấy không phải là một thuyết khoa học mà là giáo lý”.
Ông Rob Brook, giảng viên thâm niên môn sinh vật tiến hóa học (evolutionary biology) tại đại học NSW, cũng đồng một quan điểm với ông Davies. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với chương trình PM trên đài phát thanh ABC, ông nói: “Nếu thuyết Chủ Định Thông Minh được đưa vào giáo trình giảng dạy về tôn giáo và giáo lý thì tôi hoàn toàn đồng ý. Đấy là nơi chốn thích hợp nhất cho nó, bởi vì, nó vẫn chủ yếu là một lập luận tôn giáo theo giáo lý Tạo Hóa. Còn nếu nó được đưa vào giáo trình khoa học thì tôi sẽ đặt vấn đề ngay, bởi vì nó không phải là một thuyết khoa học”.


Tường Trình Đặc Biệt: Lễ Khánh Thành Đài Tưởng Niệm Chiến Sĩ Việt Úc Tại Brisbane QLD - Người Tỵ Nạn (QLD) (xin coi phóng sự hình ảnh trên trang web: http://shcd.tripod.com/AnViTuongDaiQLDA.htm)

Ngày 16/09/2005 là một ngày đáng ghi nhớ. Đó là ngày lễ Khánh thành Đài Tưởng Niệm chiến sĩ Việt - Úc tại thành phố Brisbane, thuộc tiểu bang nắng ấm Queensland do Ủy ban Xây Dựng Tượng Đài Tưởng Niệm Chiến sĩ Việt - Úc tại QLD thực hiện. Ủy ban này do hai nhân vật chủ chốt tại QLD thành lập: đó là ông Huỳnh Bá Phụng (cựu Đại úy QLVNCH) và ông Alan Cunningham (cựu Thiếu Tá thuộc Quân lực Hoàng Gia Úc). Ủy ban này được thành lập vào ngày 10/04/2001. Tên tiếng Anh là "Australian - Vietnamese Memorial Monument Building Fund Inc."
Theo dự báo thời tiết cho biết ngày hôm ấy sẽ là một ngày rất u ám, nhưng ông Trời dường như cũng không phụ lòng đồng hương tỵ nạn VN nên đã cho một buổi sáng thật là đẹp đẽ, khô ráo và quang đãng. Sáng hôm ấy gia đình tôi dậy thật sớm, chỉ với mục đích là đi tham dự lễ cho đúng giờ và cũng là dịp để nhớ ơn những chiến sĩ Việt và Úc đã hy sinh cho Tự do dân tộc.

NHƯ NHỮNG DÒNG SÔNG CÙNG ĐỔ VỀ BIỂN CẢ

Chương trình ghi bắt đầu từ 10 giờ sáng. Tôi và gia đình đáp chuyến xe lửa sớm lúc 8 giờ rưỡi sáng từ ga xe lửa Darra (ở mạn nam) để đi lên ga Roma phía bắc cho tiện thay vì phải lái xe hơi, sợ đông quá không có chỗ đậu. Đây là lần đầu tiên chúng tôi đi lại xe lửa sau hơn 25 năm định cư ở Úc nên cũng cảm thấy khá bỡ ngỡ y như hồi mới tới Úc. Ngồi trên xe lửa, tôi gặp rất nhiều đồng hương khác, quen có lạ có, đi cùng chuyến với chúng tôi, trò chuyện râm ran. Chúng tôi thấy trong số hành khách có các anh cựu quân nhân, các vị trung niên, quý lão ông, lão bà trong hội cao niên cũng có mặt cùng với các sinh viên học sinh và các em nhỏ. Mọi người đều ăn mặc đẹp đẽ như đi dự hội chợ Xuân. Họ ở các vùng phía nam đông dân Việt mình như Goodna, Inala, Darra, Wacol, Durack, Pallara, Oxley v.v… Tất cả đều cười nói râm ran vui như pháo Tết. Họ mừng vui như chào đón một ngày hội lớn có một không hai. Đến ga xe lửa Roma (gần ga City) chúng tôi xuống xe và lại gặp một đoàn người đồng hương tỵ nạn VN ở phía mạn bắc đổ xuống đi chuyến xe ngược lại. Những đồng hương này ở từ các vùng Stafford, Northgate, Chermside, Nundah v.v… tụ về. Cả hai đoàn người họp nhau lại tựa như hai nhánh sông con đổ về biển lớn. Ngay giữa sân ga Roma, chúng tôi đã thấy các anh cựu quân nhân với lá cờ vàng ba sọc đỏ cùng lá cờ Úc trên tay (với cà vạt cũng có lá cờ vàng ba sọc đỏ) đứng ra đón tiếp và hướng dẫn bà con đồng hương đi lên phía trên đồi cao của Roma Street Parkland - nơi có đặt tượng đài chiến sĩ Việt - Úc.
Phải nói việc chọn lựa địa điểm độc đáo và đẹp tuyệt vời này ngay tại Trung tâm Thành phố Brisbane để làm vị trí đặt tượng đài là một quyết định quan trọng và là một sự kiên nhẫn lâu dài của Ủy ban XDTĐ khi làm việc với Hội đồng Thành phố Brisbane. Thật ra trong nhiều năm qua, việc xin đất để đặt tượng đài không phải là một việc khó làm vì ở đây đất đai thừa thãi. Ủy ban đã được HĐTP đề nghị nhiều nơi nhưng các vùng này chỉ có tính cách địa phương và rất ít khách Úc cũng như ngoại quốc đến thăm viếng nên không mang một ý nghĩa lớn. Do đó việc xin được một miếng đất nằm ngay trên đỉnh công viên Roma St Parkland ngay tại Trung tâm Thành phố Brisbane đã làm tăng thêm ý nghĩa của việc xây dựng tượng đài cũng như xứng đáng cho lòng ngưỡng mộ của mọi công dân Việt và Úc trước sự hy sinh lớn lao và vô bờ bến của các chiến sĩ QLVNCH cũng như các cựu chiến binh Úc đã tử trận tại VN trong cuộc chiến đấu giành Tự do cho dân tộc VN.
Khuôn viên đặt tượng đài Việt - Úc nằm trên đỉnh cao của công viên Roma St Parkland (Upper Parkland) cách Tòa Đô Chánh khoảng 500 thước. Vị trí ở ngay góc đường Wickham Terrace và Gregory Terrace, Brisbane City, bao quanh bởi các con đường lớn thuộc trung tâm thành phố như Roma St, Wickham Terrace, Parkland Boulevard và sát với cổng vào ở phía đường Wickham Terrace thật thuận lợi cho việc hành lễ. Từ vị trí tượng đài nhìn xuống, người ta có thể thấy nhà ga xe lửa Roma, công viên, vườn hoa cùng các khu giải trí bọc quanh bờ hồ nhân tạo và các cao ốc, các khách sạn, cũng như nhìn thấy cả trung tâm thành phố Brisbane. Nhìn ngược về phía trên là College nổi tiếng Brisbane Grammar cũng như phố xá tấp nập của khu Spring Hill chạy dài xuống khu phố China Town ở Valley. Phải nói đây là một vị trí hết sức độc đáo và lý tưởng. Thật ra tại Úc, việc đặt tượng đài tưởng niệm các chiến sĩ Việt - Úc đã được thực hiện tại nhiều nơi ở các thành phố lớn như Perth, Melbourne, Sydney nhưng nếu so sánh với vị trí thuận tiện, đẹp đẽ và lý tưởng như thế này tại ngay trung tâm thành phố có lẽ chỉ có Brisbane là thực hiện được mà thôi.
Khi chúng tôi đến nơi đã thấy bà con đồng hương có mặt đầy đủ rồi. Tổng cộng có trên 700 người kể cả các cựu quân nhân Úc và các quan khách Úc tham dự. Mọi người ai nấy đều cầm trên tay lá cờ nhỏ Úc và Việt. Phái đoàn chúng tôi gặp đầu tiên là các cựu chiến sĩ Nhảy dù trong Ban Quốc Quân Kỳ Úc & Việt từ Melbourne về tăng cường với bộ quân phục rằn ri Nhảy dù chỉnh tề cùng chiếc Mũ đỏ (nhớ lại những ngày ở Trại Dù Hoàng Hoa Thám). Chúng tôi cũng thấy anh chị La Cường trong nhóm Mũ đỏ. Đặc biệt Mũ đỏ La Cường với bộ quân phục nhảy dù oai phong đang sát cánh cùng với các bạn Dù từ phương xa về tham dự. Mọi người đều cười nói vui vẻ. Chúng tôi cũng được biết trong số quan khách từ xa về có ông Châu Xuân Hùng, Chủ tịch CĐNVTD tại Victoria đến dự đã mang một vinh hạnh lớn cho BTC. Lên gần tới nơi chúng tôi thấy chị Khúc Vượng đang cầm cờ nhỏ Úc & Việt trao cho từng bà con, còn anh Khúc Vượng (TQLC) thì đang làm nhiệm vụ của ông "phó nhòm". Thấy tình "huynh đệ chi binh" gắn bó với nhau thắm thiết, chúng tôi rất mừng và vô cùng hãnh diện!
Về số quan khách địa phương, chúng tôi thấy sự hiện diện đầy đủ của các vị đại diện hội đoàn, đoàn thể cùng các cựu quân nhân thuộc mọi binh chủng Hải, Lục, Không quân, Bộ binh, Nhảy dù, TQLC v.v… và các cựu sĩ quan Võ Bị Thủ Đức như các anh Lê M. Tâm, Nguyễn Q. Hoa v.v... cũng đã có mặt. Về phía Hải quân có các anh Nguyễn H. Đạo, Nguyễn C. Danh v.v… Đặc biệt anh Đỗ Ngọc Nhẫn với bộ quân phục sĩ quan Hải quân với cầu vai cựu Đại úy màu vàng trông thật đẹp mắt làm chúng tôi nhớ lại những ngày đi ngang quân trường Hải quân ở Nha Trang. Về phía Không quân chúng tôi thấy có quý anh Huỳnh H.K. Hồng, Nguyễn B. Lộc, Nguyễn K. Đính, Trần V. Thành v.v… Ngoài ra chúng tôi còn thấy có các vị lãnh đạo đại diện tinh thần các tôn giáo, đại diện các đoàn thể trong cộng đồng như hội cao niên có ông Đỗ Văn Tô, Hội phụ nữ có chị Mỹ Lệ Thu, Hội y sĩ có ông bà Bs Hà Ngọc Thuần, ông bà Bs Trần Văn Lân và các sinh viên học sinh. Đặc biệt tô điểm thêm màu sắc cho buổi lễ là các thiếu nữ VN trẻ trung, tuyệt đẹp trong bộ áo dài truyền thống màu trắng và màu thiên thanh với lá cờ vàng ba sọc đỏ quấn ngang tựa như con cháu của Bà Trưng, Bà Triệu đang noi theo bước tiền nhân để làm đẹp cộng đồng, làm đẹp tổ quốc. Đẹp mắt nhất là các bong bóng màu (hầu hết là màu vàng) cột chùm bay cao có gắn hai lá cờ Úc và Việt đang ngạo nghễ tung bay trong gió sớm tô điểm cho bầu trời xanh càng lộng thêm sắc thắm.
Về phía quan khách Úc, chúng tôi thấy các cựu chiến binh Úc đã lớn tuổi với áo veston chỉnh tề, trên áo phía ngực trái có ghim các huy hiệu và huy chương đủ loại như chiến công, chiến thương bội tinh. Họ hãnh diện tiến vào vị trí hành lễ. Trên tay người nào cũng mang một tràng hoa đỏ tượng trưng để đặt dưới chân tượng đài. Chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của một số quan khách Úc như ông Kevin Martin, Đại diện Lãnh tụ Đối lập TB.QLD; ông Brigadier Bob Carson, Đại diện Thị Trưởng Thành phố Brisbane; ông Kevin Baker, Đại diện Bộ Cựu Chiến Binh Tiểu Bang QLD v.v… Sự gắn bó giữa những người cựu chiến binh Việt và Úc đã làm tăng thêm tình cảm sâu đậm giữa người Việt tỵ nạn và những người bạn đồng minh Úc.
Vị trí hành lễ có sẵn bức tượng hai người chiến sĩ Việt - Úc gắn trên bục cẩm thạch đang được bao phủ bởi một tấm vải để chờ Bà Phó Thủ Hiến Tiểu bang QLD đến cắt băng khánh thành. Trong hàng ghế danh dự dành cho các quan khách, chúng tôi thấy có sự hiện diện của ông Huỳnh Bá Phụng, Chủ Tịch Ủy ban XDTĐ/QLD; ông Alan Cunningham, Đồng Chủ tịch Ủy Ban XDTĐ; ông Bernie Ripoll, Dân biểu liên bang vùng Oxley; và ghế dành riêng cho bà Dân Biểu Anne Bligh, Phó Thủ hiến kiêm Bộ trưởng Tài chánh, Bộ trưởng Bộ Phát Triển, Thương mại và Thiết kế, đại diện cho ông Thủ hiến Peter Beattie đến để cắt băng khánh thành.
MC của chương trình là cô thiếu nữ trẻ đẹp duyên dáng Ngọc Hân (QLD), người con gái đã đóng góp hầu hết các sinh hoạt cộng đồng trong vai trò MC. Và người thứ nhì là ông Nguyễn Đức Trừng, một cựu chiến sĩ QLVNCH cho đến nay vẫn còn tranh đấu không mệt mỏi... Trong khi chờ đợi bà Anna Bligh đến, ông NĐ Trừng đã tóm tắtlịch sử hình thành của Ủy ban XDTĐ /QLD cùng giới thiệu BCH Ủy ban XDTĐ như sau:
"Vào đầu tháng 10/2000 Ban Chấp Hành Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH/QLD triệu tập phiên họp đầu tiên bàn về việc xây dựng 1 Tượng Đài tưởng niệm Chiến Binh Việt-Úc tại Thành phố Brisbane, Thủ phủ của Tiểu Bang QLD.


Ngày 10-4-2001, một Ủy Ban đã được thành lập với danh xưng "Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Tưởng Niệm Chiến Binh Việt-Úc", sau đó một Ban Điều Hành cũng đã được bầu lên gồm 2 vị đồng Chủ Tịch là ông Huỳnh Bá Phụng đương kiêm Chủ Tịch Cựu Quân Nhân QLVNCH/QLD, và ông Bil Marshall, Chủ Tịch Hội Cựu Chiến Binh Úc tham chiến tại Việt Nam, cựu Thiếu Tá Alan Cunningham làm Cố vấn cùng với nhiều thành viên Việt-Úc khác. Ủy Ban có nhiệm vụ thiết kế, tìm tài chánh và xây dựng Tượng Đài tại một địa điểm thích hợp trong thành phố Brisbane.
Sau ngày thành lập, Ủy Ban đã có nhiều phiên họp để bàn kế hoạch thực hiện công tác. Ủy Ban cũng sớm hiểu rằng sẽ có 2 vấn đề rất khó khăn và phải tốn rất nhiều công sức và thì giờ để vượt qua, đó là tài chánh để đúc 2 Tượng Chiến binh Việt-Úc rồi xin đất an vị sau. Ủy Ban đã được đăng bộ và được Chính Phủ Tiểu Bang Queensland cấp giấy phép chính thức hoạt động.
Trước sau Ủy Ban đã 5 lần tổ chức gây quỹ, đồng thời kêu gọi sự đóng góp tiền bạc từ các Chiến hữu QLVNCH và quý đồng hương tỵ nạn khắp nơi. Song song với việc đúc Tượng, Ủy Ban bắt đầu tiến hành thủ tục xin đất. Đáp ứng nguyện vọng của Ủy Ban, đã có 3 cơ quan đề nghị tặng đất: Trụ sở Hội RSL chi nhánh Darra, Công viên Ducie Park tại Darra của Hội đồng Thành phố Inala và 1 Công viên trên đường William đối diện với Casino Hotel dọc bờ sông ngay Trung tâm Thành phố Brisbane. Tuy nhiên vì nhận thấy cả 3 nơi kể trên đều không thích hợp nên Ủy Ban đã từ chối và chấp nhận chờ thêm 1 thời gian nữa. Vào một ngày của tháng 3/2005 Thiếu Tá Alan Cunningham báo 1 tin vui là Chính Phủ Tiểu Bang đã chấp thuận tặng 1 chỗ rất trang trọng để an vị Tượng Đài trong công viên Roma Street Parkland ngay trung tâm thành phố Brisbane.
Ngay khi nhận được tin vui trên, Ủy Ban một lần nữa kêu gọi các Chiến hữu CQN/QLVNCH và quý đồng hương hảo tâm các nơi đóng góp tài chánh để thực hiện an vị hai bức tượng. Kiến trúc sư Lê Cương đã âm thầm làm việc ngày đêm để hoàn thành bản vẽ, và chỉ trong vòng hơn 3 tháng vận động Ủy Ban đã đủ ngân khoản dự trù".

DIỄN VĂN CỦA ÔNG HUỲNH BÁ PHỤNG

Đến hơn 10 giờ thì bà Anna Bligh đại diện Thủ Hiến tiểu bang tới, và buổi lễ chính thức bắt đầu. Mở đầu là bài diễn văn của ông Huỳnh Bá Phụng, Chủ tịch Ủy ban XDTĐ chào đón bà Phó thủ hiến cùng quý quan khách như sau, đồng thời nêu lên những ý nghĩa cao qúy của Tượng Đài. Ông Huỳnh Bá Phụng nói:
Chúng tôi lấy làm vinh dự được Quý vị cùng đến tham dự Lễ Khánh Thành Tượng Đài Chiến sĩ Việt- Úc hôm nay. Thay mặt Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài / Tiểu Bang QLD, chúng tôi xin gởi lời chào mừng đến toàn thể Quý vị Quan khách, quý chiến hữu và quý đồng hương.
Kính thưa quý vị! Như quý vị đã biết, cuộc chiến đấu chống CS trước năm 1975 của Dân và Quân miền Nam VN là một cuộc chiến hoàn toàn chính nghĩa. Để bảo vệ chính nghĩa ấy, hàng triệu Dân và Quân Lực VNCH cùng hàng chục ngàn chiến binh Đồng minh như Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Đại Hàn, Thái Lan, Phi Luật Tân, và Tân Tây Lan đã nằm xuống. Họ đã nằm xuống trên đất nước VN, với mục đích cao cả duy nhất là giúp đỡ nhân dân và Chính Phủ VNCH bảo vệ thể chế Tự do - Dân chủ, chống lại sự xâm lăng của chủ nghĩa CS từ phương Bắc.
Kính thưa Quý vị! Từ tháng 4/1965, đáp lời kêu gọi của Thế giới Tự do và VNCH, Chính phủ Úc Đại Lợi đã gởi chí nguyện quân sang Miền Nam VN tham chiến. Sự giúp đỡ đó kéo dài cho đến ngày 2-12-1972 là ngày đơn vị sau cùng của Quân đội Úc rời khỏi VN. Nhưng thương xót thay, khi Chiến Đoàn 1 Úc Đại Lợi hồi hương thì có 519 chiến binh Úc đã hy sinh, vĩnh viễn không bao giờ trở lại với gia đình nữa.
Trước sự hy sinh cao cả đó, là người VN yêu chuộng Hòa bình và Tự do Dân chủ, hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được công lao và xương máu của những người bạn Đồng Minh cao quý này. Chúng ta phải vinh danh họ, khắc ghi tên tuổi họ trên bia đá để an ủi phần nào những gia đình đã hiến dâng mạng sống của con em, chồng, cha mình trong cuộc chiến, và cũng để Chính phủ và Nhân dân Úc thấy rằng người VN chúng ta cũng có tấm lòng từ ái, nhân hậu và thực lòng biết tri ân và báo ân. Lòng tri ân và sự báo ân của chúng ta đã được thể hiện hôm nay bằng một Tượng Đài Tưởng Niệm xây dựng ngay trên miền đất rộng lượng đang cưu mang chúng ta.
Nhận xét về mục đích việc dựng Tượng Đài Tưởng Niệm, ông Huỳnh Bá Phụng nêu rõ: Tượng Đài Tưởng Niệm Chiến Binh Việt-Úc được dựng lên nhằm mục đích: Để ghi nhận công lao to lớn, sự hy sinh vô bờ bến của những chiến sĩ Việt-Úc đã bỏ mình trên chiến trường VN. Biểu lộ niềm thương tiếc vô biên khắc sâu trong tâm tư của chúng ta đối với những vị anh hùng vì Tự do Dân chủ của Dân tộc VN mà hy sinh. Tượng Đài Tưởng Niệm còn là một di tích lịch sử trường tồn, lưu lại ngàn đời sau trên xứ sở yêu thương nầy, để mọi người VN, nhất là con cháu chúng ta trong tương lai, mãi mãi ghi nhớ công ơn của Quân đội và Nhân dân Úc Đại Lợi.
Cuối cùng, ông Huỳnh Bá Phụng xúc động xin phép mọi người được "có vài lời với những người đã hy sinh mạng sống của mình cho lý tưởng Tự do trong cuộc chiến VN". Ông nói: Kính thưa các anh chiến binh Úc và VNCH đã bỏ mình trong chiến đấu, đã tuẫn tiết không chịu hàng giặc khi vận nước đã mất. Tất cả các anh đều là những quân nhân ưu tú, đã vì nước quên mình, chúng tôi, những người may mắn còn sống, xin mang ơn các anh, những anh hùng dân tộc, những chiến sĩ can trường của các Quân Binh Chủng trong Quân lực Hoàng Gia Úc và Quân Lực VNCH. Đời đời chúng tôi khắc tên các anh trong tim, trong óc. Chúng tôi lại càng mang ơn các anh, những chiến sĩ vô danh, đã chiến đấu và đã âm thầm ra đi. Chiến tranh đã mang đi biết bao nhiêu những tinh hoa của dân tộc, biết bao nhiêu những con yêu của Tổ quốc. Các anh là những anh hùng, những đứa con ưu tú của nước Úc và VN. Các anh đã chiến đấu vì hòa bình, vì Tự do và Dân chủ, vì Danh dự của Quân Lực và Quê hương của các anh. Sự chiến đấu và hy sinh nầy luôn luôn được lịch sử đánh giá đúng mức. Chúng tôi xin nghiêng mình tưởng niệm các anh. Các anh đã mất nhưng tinh thần các anh là tấm gương để các thế hệ mai sau noi theo.

BÀI NÓI CHUYỆN CỦA DÂN BIỂU LB BERNIE RIPOLL

Kế đến là phần diễn văn của ông Alan Cunningham, Đồng Chủ tịch Ủy ban XDTĐ, và bài nói chuyện rất cảm động của ông Bernie Ripoll, Dân biểu Liên bang vùng Oxley. Ông Bernie Ripoll nói: "Tôi rất vui mừng hiện diện hôm nay để dự phần trong buổi lễ Khánh thành Đài tưởng niệm chiến sĩ Úc - Việt. Để tưởng nhớ đến tất cả những chiến binh Úc đại lợi và VNCH đã chiến đấu trong cuộc chiến VN, không phải chỉ đặc biệt để vinh danh những chiến binh ấy mà còn cho tất cả những ai đã và đang ủng hộ cho họ. Dĩ nhiên là tôi muốn nói đến gia đình, là vợ, là người yêu, là cha mẹ và thân nhân của họ. 10 năm tham chiến tại VN quả là khoảng thời gian dài nhất của người dân Úc đại lợi của thời đại ngày nay".
Nhận xét về cuộc chiến tranh VN, trong đó CSVN đã áp dụng những thủ đoạn đầy bá đạo, bất chấp sự an toàn của những thường dân vô tội, ông Bernie Ripoll phân tích:
"Chiến tranh VN đã là một cuộc chiến tranh phức tạp trong chiến thuật và chiến lược. Trong chiến tranh du kích, khó mà nhận diện được kẻ địch, vì họ ăn mặc như nông dân, họ mù quáng tấn công lực lượng của chúng ta bằng cách đặt mìn, đào hầm, gài bẫy. Những căng thẳng, sự đề cao cảnh giác xảy ra hàng ngày đối với người lính Úc trong suốt cuộc chiến."
Ông Bernie Ripoll cũng nhấn mạnh đến những bi kịch mà người lính Úc phải đựng ngay trên đất Úc, sau khi đã dũng cảm chiến đấu bảo vệ tự do, dân chủ tại Việt Nam. Ông nói:
"Chiến tranh VN là thời điểm đã gây nhiều phẫn nộ và tranh cãi trong thế giới Tây phương. Và sau bài toán đó, đã là một điều quan trọng, trong hình trạng vận số chính trị của Đông Nam Á. Đã có 50 ngàn chiến binh Úc tham chiến tại VN. Đã có 519 chiến binh Úc tử trận và hơn 2,400 chiến binh bị thương. Đoàn quân ấy đã trở về trong sự bất mãn, mê muội và thiếu hiểu biết của dân chúng Úc. Những bài học và kinh nghiệm từ cuộc chiến của cựu chiến binh tham chiến tại VN là một hiểu biết lớn cho cấp chỉ huy tham dự buổi lễ hôm nay, cần phải giúp đỡ cho người chiến binh của chúng ta về tinh thần và sức khỏe của họ trong cuộc chiến và khi chiến binh ấy trở về.
"Biết bao năm qua Quân lực Úc đại lợi đã tham chiến và đang tham chiến trong các cuộc chiến ở những nơi khác nhau trên thế giới. Từ quần đảo Solomon, Đông Timor, A phú hãn, Liban, Syria, và Iraq. Chúng ta đừng nên chống đối sự tham chiến của họ và hãy cầu xin cho những chiến binh được an toàn trở về với gia đình, với bạn hữu và hãy yêu thương họ."
Cuối cùng, ông Bernie Ripoll kết luận: "Hôm nay chúng ta hãnh diện tưởng nhớ đến những chiến sĩ đã hy sinh trên chiến trường VN, chúng ta kính phục sự hào hùng, tình đồng đội của họ, vì đó là sự tiếp nối quá rõ ràng của tinh thần ANZAC của chiến binh trong Hải, Lục, Không quân Hoàng Gia Úc đại lợi. Và chúng ta phải trả lại sự kính trọng của chúng ta đối với những chiến binh VNCH, những người đã cùng lực lượng Đồng Minh chiến đấu để bảo vệ Tự do và Dân chủ… Xin cám ơn tất cả quý vị".

NGHI LỄ CẮT BĂNG KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM

Tiếp theo là phần đáp từ của bà Phó thủ hiến Anna Bligh thay mặt cho Thủ hiến QLD, ông Peter Beattie. Bà Phó thủ hiến đã đọc bài diễn văn ca ngợi lòng dũng cảm của các chiến sĩ Việt & Úc trong cuộc chiến VN và bà chính thức tuyên bố, hôm nay chính phủ tiểu bang QLD hân hạnh được cắt băng khánh thành Đài tưởng niệm chiến sĩ Việt & Úc để nhớ ơn các chiến của quân đội Hoàng Gia Úc, các chiến sĩ VNCH, cùng các quân đội đồng minh đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến chống CS, bảo vệ lý tưởng tự do trên quê hương Việt Nam.
Sau phần diễn văn, cả 3 người là Bà Phó Thủ hiến, ông Huỳnh Bá Phụng và Thiếu tá Alan Cunningham đã cắt băng khánh thành tượng đài và mời 3 vị lên đặt vòng hoa. Khi tấm vải che được kéo xuống, mọi người đã nhìn thấy rõ công trình vô giá của nghệ nhân tạc tượng hai chiến binh Việt và Úc uy nghi đứng song song bên cạnh nhau. Tất cả mọi người đều vui mừng đồng loạt vỗ tay vang trời. Các bong bóng đủ màu (đặc biệt là màu vàng) cùng lá cờ Việt và Úc bắt đầu thả bay lên trên bầu trời xanh thắm giữa tiếng hoan hô vang dội của mọi người. Các đài truyền hình số 7, số 10 và số 2 thi nhau quay phim ghi lại những hình ảnh lịch sử, vô cùng cảm động, hiếm thấy tại QLD.
Bây giờ có dịp nhìn kỹ từ trên xuống dưới chúng tôi thấy tượng hai người chiến sĩ Việt & Úc đang bồng súng đều cao lớn hơn người bình thường. Dưới chân hai chiến sĩ là bục cẩm thạch có hàng chữ rõ nét "AUSTRALIAN VIETNAMESE WAR MEMORIAL" và phía dưới là một vòng tròn có bầu trời màu thiên thanh với bản đồ nước Việt Nam nằm chính giữa. Bản đồ này có hai phần rất rõ rệt để phân biệt một giai đoạn lịch sử đầy máu và nước mắt. Phần trên màu đỏ tượng trưng cho chế độ cộng sản Hà nội sắt máu bạo tàn, đã thực hiện dã tâm xâm lăng Miền Nam, gây ra cuộc chiến tranh khốc liệt, phi nghĩa, huynh đệ tương tàn. Phần dưới màu vàng tượng trưng cho một miền Nam yên bình, trù phú của tự do dân chủ nhưng vì hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh mà người bạn đồng minh Úc phải tiếp tay đổ xương góp máu với chúng ta. Phía bên trái là lá cờ Úc rực rỡ và phía bên phải là lá cờ vàng ba sọc đỏ phất phới tung bay. Ngoài ra hai bên có ghi niên hiệu 1962 - 1972 là thời điểm quân đội Úc đến và rời khỏi VN.
Tượng đài này mỗi bên bục cẩm thạch có tấm biển lớn ghi rõ những giòng tri ân thật xúc động. Chúng tôi thấy phía bên trái có phù hiệu cánh Ó với lá cờ vàng ba sọc đỏ chính giữa cùng hàng chữ thật to và đậm nét "TỔ QUỐC GHI ƠN" và phía dưới là câu "VINH DANH CHIẾN SĨ VIỆT NAM CỘNG HÒA VÀ QUÂN LỰC ĐỒNG MINH". Dưới hàng chữ này, chúng tôi còn thấy một tấm biển khác ghi những giòng chữ xúc động như sau "TƯỞNG NHỚ VÀ TRI ÂN NHỮNG CHIẾN SĨ ĐÃ DŨNG CẢM CHIẾN ĐẤU CHO TỰ DO VÀ HY SINH TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VIỆT NAM". Phía bên kia đối diện là tấm biển ghi bằng Anh ngữ "TO COMMEMORATE AND HONOUR THE AUSTRALIAN SERVICE PERSONNEL WHO SERVED IN VIETNAM". Phía dưới biển nhỏ ghi hàng chữ "DEDICATED TO THE MEMORY OF THOSE WHO FOUGHT AND MADE THE SUPREME SACRIFICE IN THE VIETNAM WAR". Phía sau tượng đài là tấm biển tri ân công tác xây dựng và khánh thành bằng hai giòng chữ Anh và Việt như sau "This memorial was created by The Australian -Vietnamese Memorial Building Committee…. Unveiled by The Honourable Anna Bligh MP, Deputy Premier… 16/09/05" với giòng chữ Việt ngữ ghi "Tượng Đài này được dựng lên bởi Ủy ban Xây Dựng Tượng Đài Úc Việt …Được cắt băng khánh thành bởi Bà Anna Bligh MP, Phó Thủ hiến…. 16/09/05".
Sau phần cắt băng khánh thành là phần cầu nguyện của các vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo. Tiếng kèn của lễ truy điệu chiến sĩ trận vong vang lên nghe não nuột, xúc động đến rơi nước mắt. Lễ truy điệu chiến sĩ trận vong được tiến hành theo nghi thức Úc đại lợi. Ông Alan Cunningham đọc lời tuyên thệ ODE và cuối lời tuyên thệ, mọi người cùng lập lại câu "We will remember them" và "lest we forget".
Đến 10.55 sáng thì Lễ rước Quốc Kỳ Úc Việt và quân kỳ VNCH do toán rước Quốc Quân kỳ VN đảm trách. Kế đến là lễ chào Quốc kỳ Úc đại lợi và VNCH. Khi bài quốc ca VNCH vang lên, mọi đồng hương đều đồng thanh cất tiếng ca hết sức hùng tráng "Này công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi…." Tất cả đêu cất cao tiếng hát giữa một buổi sáng hết sức linh thiêng và cảm động. Sau đó là lễ đặt vòng hoa tưởng niệm chiến sĩ trận vong Việt Úc do các hội đoàn và đoàn thể Úc Việt thực hiện với 3 vị cao niên tiến lên dâng hương. Đến 11.20 sáng, lễ tiễn đưa Quốc Kỳ Việt và Úc cùng Quân kỳ VNCH rời khỏi vị trí hành lễ. Lúc đó, cựu Trung Tá Bs Phạm Viết Tú đại diện cho người lính già và cũng là người Việt cao niên phát biểu cảm tưởng. Và cuối cùng là bài điếu văn hết sức xúc động của Gs Đào Hoàng Nga (phu nhân Bs Hà N. Thuần) đã được chính giáo sư diễn ngâm khiến nhiều đồng hương không ngăn được giòng lệ...

Hỡi ôi,
Gió Đông Xuân lành lạnh,
Hồn Tử Sĩ vương vấn đâu đây.
Một bản điếu văn, đôi hàng lệ nhỏ
Nhớ…
Các vị Anh hùng Chiến Sĩ trận vong Úc - Việt
Vừa lên tiếng: đã bắt súng chào oai dũng.
Mới hô to: Lời mặc niệm thấy đau buồn...

Sau phần điếu văn là phần quý đồng hương đặt vòng hoa tưởng niệm. Cuối cùng mọi người đồng thanh hợp ca bài Việt Nam - Việt Nam và kết thúc bằng một màn múa lân ngoạn mục. Cuối chương trình là lời cảm tạ của BTC và tuyên bố buổi lễ bế mạc với một tiệc trà thân mật ngay tại chỗ. Buổi lễ đã kết thúc vào lúc 12 giờ trưa cùng ngày. Sau đó mọi người ra về trong niềm hân hoan và hết sức xúc động sau khi tham dự một ngày lễ đầy vinh quang và cũng đầy ý nghĩa này.

NHỮNG NIỀM XÚC ĐỘNG KHÔNG NGUÔI...

Một vị cao niên trước khi ra về đã hãnh diện nói với chúng tôi rằng "Bọn Việt cộng gian ác vô tâm chỉ có thể hủy hoại đền đài, lăng mộ của người đã khuất trên vùng đất bọn chúng cai trị hoặc ở các nơi không có đồng hương chúng ta như Mã lai hoặc Nam dương chớ không thể nào nó dám léo hánh tới đây mà hủy hoại công trình của đồng hương mình như cái tượng đài chiến sĩ Việt Úc này. Tượng đài này sẽ đứng ở đây vĩnh viễn đến ngàn thu kể cả đến khi chế độ cộng sản tại VN sụp đổ thì tượng này vẫn còn mãi mãi nơi đây cũng như trong lòng con dân và chiến sĩ quân lực VNCH". Lời nói của cụ đã khắc sâu vào tim tôi cùng gia đình tôi trên đường về như một lời thề để chờ ngày quê hương quang phục. Chúng tôi đã sống trọn một ngày thật ý nghĩa.
Buổi tối hôm đó, các Đài truyền hình Úc số 7, số 10 và số 2 đã trình chiếu một cách trịnh trọng buổi lễ Khánh thành tượng đài Việt & Úc trên toàn quốc. Từ nay, Tượng đài này chẳng những là biểu trưng cao cả của sự hy sinh vô bờ bến của các chiến sĩ Việt Úc đã nằm xuống cho Tự do mà Tượng đài còn là chất keo gắn bó tình "HUYNH ĐỆ CHI BINH" keo sơn của tất cả những người chiến sĩ hiện vẫn còn hiện diện nơi đây trong những ngày kỷ niệm trọng đại như ANZAC DAY, Quốc Hận 30-04, LONG TÂN, QUỐC KHÁNH v.v… Đó là niềm hãnh diện vô biên của tất cả những người chiến sĩ QLVNCH nói riêng và tất cả mọi người dân Việt nói chung. Đây là một chiến thắng ngoại giao vô cùng ngoạn mục mà Ủy ban XDTĐ đã đạt được. Điều ấy chứng tỏ sức mạnh hợp lực vô biên của khối Người Việt Quốc gia tỵ nạn trên nước Úc này khi đối đầu với bọn cộng sản vô thần.
Và cũng từ nay, đồng bào chúng ta đã có một nơi vĩnh cửu để thăm viếng và tỏ lòng biết ơn đối với các anh hùng liệt nữ đã vị quốc vong thân để giành lại màu hoa Tự do và Dân chủ cho dân tộc.
Xin hãy cùng nhau gắn một bông hồng đến Ủy ban Xây dựng Tượng đài Việt & Úc /QLD.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.