Hôm nay,  

Ăn Tết Cá Kèo

12/02/201000:00:00(Xem: 5504)

Ăn Tết Cá Kèo

Vi Anh
Dưa leo mà chấm cá kèo, Học trò nghèo đi học Normale. Tin tức trong nước cho biết Tết này nhà giáo VN vẫn phải ăn Tết "cá kèo" như mọi năm.
Cá kèo hay cá bống kèo là thứ cá rẻ nhứt ở vùng Đồng Bắng Sông Cửu Long. Đăc biệt ở vùng nước lờ lợ ven biển,  ven sông nước mặn, có rừng đước, rừng mấm, rừng tràm, cứ lấy rổ mà xúc lên một cái là ăn mệt nghỉ. Nó nhiều như ba khía vậy. Cứ đậu ghe hầm có nước muối dưới các cây này, lấy cây sào thọc lên tàng lá hay rung cây là ba khía rớt xuống như sung rụng. Chở về cho vào lu một thời gian sau lấy ra trộn dấm ớt vào, bẻ một càng mút một chút là cái ngon nó rờn tận óc.
Cá kèo nhiều có khi cho không người ta cũng không lấy nữa. Dù đó là loại cá ngon, xương sụn, làm dễ. Chỉ cần nấu một nồi nước măn mẳn, bỏ một mớ tép mỡ vào, một ít hành lá, tiêu đâm, cá kèo rửa nước sơ sơ còn sống nhảy lăn tăn, đổ vào. Kho loại này ăn với rau sống hái ở ruộng là tuyệt cú. Còn kho tiêu thì dễ làm hơn. Cá kèo không đánh vẩy, vập mật tan vào mở cá kèo, nó sẽ mất ngon.
Cá kèo ở Miền Nam không phải quí như ở Mỹ đâu. Vào tiệm ăn Việt, kêu cá bóng kèo kho tiêu trả còn mắc hơn một dỉa cơm tấm sườn nướng, bì chả nữa. Đổi đời mà! Mà trớ trêu thực ngày Tết người gốc Việt xa nước nhà nửa vòng Trái Đất hay nhớ mùi vị quê hương, có mắc cũng vào tiệm VN ăn đồ đặc biệt Việt như thế đó.
Còn Normale là chữ Pháp có nghĩa sư phạm, tức dạy học. Thời Pháp ở Saigon chỉ Ecole Normale đào tạo giáo viên tiểu học; nhạc sĩ tài hoa Trầm tử Thiêng là người xuất thân trướng ấy. Ở Hà nội mới có trường Ecole Normale Supérieure đào tạo giáo sư trung học. Thủ Tướng VNCH hai lần là Ô. Trần văn Hương xuất thân trường này.
Thân phận người dạy học thuần túy lúc nào cũng vậy, là hạng cá kèo. Thời vua quan, quân, sư, phụ. Sư sau vua mà trước cha nhưng chỉ có giá trị tinh thần hơn là vật chất. Nhưng giá trị văn hóa và đạo đức rất cao. Tiến vi quan thối vi sư. Sĩ phu là danh từ chung để chỉ những người tài đức ấy.
Thời Pháp coi vậy mà nhà giáo đỡ hơn trên phương diện vật chất. Chỉ số lương giáo chức so với những công chức cùng bằng cấp, đào tạo cùng thời lương, lúc nào cũng cao hơn và còn được hưởng thêm phụ cấp sư phạm nữa.
Thời Việt Nam Cộng Hòa cũng vậy. Lương bổng và phụ cấp chức vụ của giáo chức cao hơn những công chức đồng trình độ bên hành chánh. Ngay trong thời chiến tranh gay gắt, tổng động viên toàn lực, chánh quyền VNCH cũng tìm cách đưa một số giáo sư, giáo viên về trường khi thấy trường thiếu thầy qua các hình thức đi lính bảy tuần hay biệt phái về trường. An huệ của chánh phủ VNCH đối với người đi dạy và nhu cầu  giáo dục lại trở thành lý do để CS Hà nội khi vào Miền Nam gán cho cái tội CIA, có người đi tù cải tạo mút chỉ cà tha  thật là oan sai và tội nghiệp.


Thời CS Hà nội, chữ "thầy cô" bị cơ chế đoàn ngũ hóa của CS, Đoàn, Đội thủ tiêu, biến thành  "anh, chị" khi xưng hô.  Tố Hữu được Đảng CS thổi phòng thành thi bá có câu "Một đường máu chảy về tim. Thầy đi theo Đảng, chúng em theo thầy". Thời CS Hà nội chuyển sang kinh tế thị trường, nguyên tắc lấy thu bù chi của Đảng Nhà Nước CS biến nhà trường thành chợ bán chữ, giáo chức thành người bán chữ qua các lớp dạy riêng hay người bán hàng, bán dụng cụ học sinh, quà bánh cho học trò để kiếm cho đủ sống. Chế độ CS đã hạ thể giáo chức trên phương diện tinh thần lẫn vật chất. Thời CS là thời giáo chức VN "cá kèo" nhứt, cá kèo từ vật chất đến tinh thần.
Tết là cơ hội dễ thấy nhà giáo ở nước nhà VN trong thời CS "cá kèo" hết chỗ nói. Một phóng sự "Tết Này Thầy Cô Ăn Gì" của Khánh An trên Đài RFA, nghe mà buồn thấm thía. "Thầy cô cười trong nước mắt". Một giáo sư tư thục than, "Hằng ngày phải làm việc cật lực từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Lương cũng tạm ổn nhưng hỡi ôi, mỗi khi Tết về đã không nhiều tiền thưởng, lại còn nghỉ Tết không lương. Buồn ơi là buồn!". Một độc giả báo Tuổi Trẻ Online nói lên "nỗi lòng của rất nhiều giáo viên đang hằng ngày đứng lớp với đồng lương vốn hay bị gọi đùa là chỉ đủ để làm… "giáo chức" (dứt cháo)!
Trang web Sở Giáo Dục Đào Tạo Ninh Bình cho biết gần 1 triệu thầy cô giáo không có thưởng Tết. Chủ tịch Công đòan ngành Giáo dục - Đào tạo trên website của tỉnh Đồng Nai "Ngành giáo dục xưa nay không có tiêu chuẩn thưởng Tết". Và tùy từng trường, có nơi chủ động, du di,  "Có nơi [thưởng] vài trăm, có nơi vài chục ngàn, thậm chí có nơi không có đồng nào".
Mà có thưởng thiếc gì đâu, đó chẳng qua là tiền của giáo chức làm ra, nhà trường chắt mót một ít dể dành chia cho đồng nghiệp thôi. Anh Chuyên, một giáo viên trung học ở Thái Bình cho biết: "Cũng có nhưng ở bên ngành giáo dục thì không được nhiều. Thưởng chẳng qua là tiền mà anh em làm được trong năm tích góp lại. Tất cả là của mình hết đấy."
Trong khi đó các cơ quan công quyền, công ty kinh doanh thì thưởng ào ào, nghĩ cũng tủi thân cho giáo chức VN. Giáo chức nghèo lại còn mắc cái eo nữa. Ông Nguyễn Văn Ngữ, Vụ trưởng Vụ Kế họach -Tài chính của Bộ giáo dục - Đào tạo trên báo Giáo dục & Thời đại cho biết, mức lương thực tế của giáo viên hiện nay đã tăng lên 1,44 lần. Thế nhưng theo anh Chuyên, khỏan tăng đó không thấm gì so với tốc độ tăng giá của thị trường. Vì vật giá gia tăng mạnh, lạm phát không kềm được, Đô la lên vùn vụt, tiền  Đồng VN mất giá nhiều,nhứt là trong mùa mua sắm Tết.
Tại Hà Nội, giá nhu yếu phẩm tăng lên từng ngày. Hai ngày thịt  tăng lên từ 5 tới 7 ngàn một kg. Tại Đà Nẵng, giá cả hàng hóa tăng từ 20 tới 30%. Tại Saigon, cũng thế tăng 30%. Với một giáo chức lương trung bình từ 1 triệu đến 1 triệu rưởi một tháng, vật giá tăng như thế thì đành phải "an bần lạc đạo" thôi. Đạo thầy, tình thương lớp trẻ, và lương tâm chức nghiệp đã giúp cho những nhà giáo  ở  trong nước " bán cháo phổi", bụng đói xếp de mà vẫn ráng sống, phải sống. Đáng kính phục thay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.