Hôm nay,  

Chiến Tranh & Tranh Đấu

11/08/200500:00:00(Xem: 5645)
Tuần qua, TT Bush đã cứng rắn xác định: “Đừng có nhầm lẫn. Chúng ta đang có chiến tranh”. Ông lên tiếng ở Grapepine, Texas, nhắc đi nhắc lại đến 5 lần mấy chữ “chiến tranh chống khủng bố”. Trong bài diễn văn dài 47 phút, chữ “chiến tranh” đã được nói đến 13 lần. Đặc biệt ông không hề nói đến cụm từ “cuộc tranh đấu toàn cầu chống chủ nghĩa cực đoan bạo động”. Tại sao bỗng nhiên có sự khẳng định như vậy" Nhiều ngày trước trong những dịp xuất hiện trước công chúng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và các giới chức cao cấp quân đội dường như né tránh các câu nói có chữ “chiến tranh” và một vài phụ tá cao cấp của ông Bush đã gợi ý là chính phủ muốn bỏ việc dùng câu “chiến tranh toàn cầu chống khủng bố”. Trong một cuộc phỏng vấn trước đó một tuần, được hỏi về việc sử dụng từ ngữ mới, Stephen J. Hadley, cố vấn an ninh quốc gia của TT Bush, đã nói cuộc xung đột có tầm cỡ rộng hơn “một cuộc chiến tranh chống khủng bố” và cần phải đưa ra một sách lược tích cực để đối phó với một “khải tượng u ám” của những kẻ theo chủ nghĩa cực đoan.
Như vậy giữa TT Bush và các phụ tá cao cấp của ông đã có sự bất đồng ý kiến chăng" Bất luận như thế nào, lời tuyên bố của TT Bush đã chỉnh lại và vì ông là Tổng tư lệnh quân đội, quan niệm của ông đã vượt trên tất cả để trở thành sách lược chính thức. Nhưng giữa chiến tranh và tranh đấu có gì khác biệt" Chiến tranh là dùng vũ lực ưu tiên để đánh, một cuộc chiến tranh có thể thắng, có thể bại, nhưng một cuộc tranh đấu lại có thể gắn bó với cả cuộc đời một người, nghĩa là chiến tranh có thời hạn, còn tranh đấu là vô thời hạn, dài dài. Nếu chiến tranh có ưu tiên là sức mạnh, tranh đấu lại bao gồm nhiều phương tiện khác nhau. Hai chữ “khủng bố” và “cực đoan” cũng không thể đồng nghĩa. Có nhiều thứ cực đoan trong tư tưởng cũng như trong hành động, còn khủng bố chỉ dùng bạo lực và nếu nói đến hành động nổ bom và đánh bom tự sát để giết cho thật nhiều người kể cả những người vô tội thì đó là một thứ bạo lực tuyệt đối chưa từng có trong lịch sử loài người.
Có thể vấn đề từ ngữ được đặt ra rồi chỉnh lại trong lúc này cũng không phải là chuyện ngẫu nhiên. Từ đầu tháng 8 cuộc chiến tranh Iraq đã trở nên gay go hơn trước. Phe nổi dậy đã đánh lớn khiến quân đội Mỹ chịu một số thiệt hại đáng kể. Tính riêng trong 2 tuần qua, ít nhất đã có 42 binh sĩ Mỹ chết vì các cuộc tấn công của quân nổi dậy, khiến tổng số binh sĩ Mỹ tử trận kể từ lúc khởi chiến đã lên đến 1,840 người. Sự gia tăng hành động bạo lực của phe nổi dậy trùng hợp với thời điểm chính quyền mới của Iraq đang nỗ lực chạy đua với thời gian để hoàn tất Hiến pháp vào cuối tháng. Tình trạng thương vong của lính Mỹ ở Iraq đã khiến mức ủng hộ của dân Mỹ đối với TT Bush giảm hơn trước theo các poll thăm dò mới nhất. 53% không tán thành việc làm của Bush, chỉ có 42% tán thành. Riêng về Iraq, chỉ còn 38% tán thành việc ông đối phó với tình hình ở nước này. Đặc biệt vấn đề TT Bush thành thật hay không thành thật đã được đặt ra. Theo tin AP ngày 6 tháng 8, 50% nói ông không thành thật và 48% nói ông thành thật. Hiển nhiên tình hình chiến tranh Iraq ảnh hưởng đến mức ủng hộ của dân chúng đối với TT Bush.

Trái với lúc đầu của cuộc chiến khi Saddam Hussein bị lật đổ, ngày nay đa số dân Mỹ cho rằng việc đánh Iraq là một sự sai lầm. Để sửa chữa tình trạng này các tướng lãnh Mỹ đã thảo luận về kế hoạch rút bớt quân ra khỏi Iraq và chương trình này đã được tiết lộ vào đúng lúc quân nổi dậy đang gia tăng tấn công. Theo tin báo Mỹ giới chức quân sự Mỹ nói có thể rút dần từ 20,000 đến 30,000 quân ra khỏi Iraq vào đầu năm 2006, nếu tiến trình chính trị vẫn được giữ như hiện nay và nếu quân đội Iraq đảm nhiệm thêm trách nhiệm trong việc duy trì an ninh cho đất nước. Việc rút dần quân Mỹ ra khỏi Iraq vẫn là chuyện nên làm nhưng vẫn tùy thuộc vào một yếu tố tiên quyết: việc dẹp quân nổi loạn và tăng cường an ninh trong nước. Đây chỉ chỉ là rút bớt, còn việc việc rút hết quân Mỹ là chuyện khác cũng tùy thuộc một yếu tố khác xa vời hơn. Đó việc tiêu diệt mọi mầm mống nổi loạn, giải quyết tất cả những tranh chấp giữa các phe nhóm tôn giáo và các sắc tộc, giữ nguyên vẹn lãnh thổ hiện nay để thành hình một chế độ dân chủ ổn định, hòa bình vững chắc, có đủ khả năng tự phòng thủ trong cũng như ngoài. Nếu không có yếu tố này Mỹ không thể rút quân, vì vắng bóng quân Mỹ một chế độ độc tài sẽ mọc lên như cũ.
Những cuộc thăm dò dư luận mới đây cho thấy công chúng Mỹ ngày càng bi quan về chiến tranh Iraq. Có nhiều người hoài nghi việc đánh Iraq nằm trong khuôn khổ cuộc chiến tranh chống khủng bố. Một số poll khác lại cho thấy một phần dư luận cho rằng việc Mỹ đánh Iraq làm gia tăng hiểm họa khủng bố thay vì làm giảm. Trong bối cảnh đó, những toan tính sửa đổi danh từ về cuộc xung đột có thể nhằm làm loãng hình ảnh cuộc chiến Iraq để làm nổi bật cuộc tranh đấu trường kỳ chống chủ nghĩa cực đoan nói chung trên toàn cầu. Cũng trong bối cảnh đó, việc tiết lộ những kế hoạch giảm dần sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Iraq có thể là cách thoa dịu dư luận ở Mỹ bất lợi cho chiến tranh. Những toan tính đó có thể đúng có thể không, nhưng nước Mỹ vẫn không thể phủ nhận một thực tế lù lù trước mắt: chiến tranh Iraq đang xẩy ra và làm thế nào kết thúc nó.
Chiến tranh Iraq là đường mòn độc đạo, không có cách bỏ ngang xương quay về và cũng không thể dậm chân tại chỗ. Mỹ đi vào đó chỉ có một cách duy nhất: tiến lên, chiến thắng và ca khúc khải hoàn để trở về. Kế hoạch khải hoàn của Mỹ hiện nay dựa vào ý chí đoàn kết của các phe phái trong chính quyền Iraq để hoàn thành bản Hiến pháp mới và ý chí của quân đội và cảnh sát Iraq quyết chấp nhận hiểm nguy để gánh vác trọng trách chiến đấu diệt trừ nổi loạn và khủng bố. Tóm lại Mỹ gây ra một cuộc chiến tranh để rồi sự kết thúc lại trông mong vào ý chí của người khác chớ không phải ý chí của chính mình. Đó là một sự thật đáng buồn, vượt trên cả những lý luận về chiến tranh hay tranh đấu, khủng bố hay cực đoan.

Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.