Hôm nay,  

Hồi Ký: Tôi Tìm Tự Do (kỳ 81)

20/11/200700:00:00(Xem: 2775)

Tôi là Nguyễn Hữu Chí, sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, từng có hơn một năm phải đội nón cối, đi dép râu, theo đội quân Việt Cộng xâm lăng Miền Nam. Trong những năm trước đây, khi cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc còn minh bạch, lằn ranh quốc cộng còn rõ ràng, tôi hoàn toàn tin tưởng và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu, thế lực của cộng sản. Nhưng gần đây, có những dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ, những thế lực chìm nổi của cộng sản tại Úc đang tìm cách xóa bỏ lằn ranh quốc cộng, đồng thời thực hiện âm mưu làm suy yếu sức mạnh đấu tranh của người Việt hải ngoại. Trong hoàn cảnh đấu tranh ngày càng khó khăn đó, tôi thấy mình chỉ có thể đi tiếp con đường mình đã chọn khi được quý độc giả hiểu và tin tưởng. Vì vậy, tôi viết hồi ký này, kể lại một cách trung thực cuộc đời đầy đau khổ, uất ức và ân hận của tôi khi sống trong chế độ cộng sản, cũng như những nguy hiểm, may mắn khi tôi tìm tự do.... Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn trên nhiều phương diện, lại phải vừa duy trì tờ báo, vừa tham gia các sinh hoạt cộng đồng, vừa tìm cách "mưu sinh, thoát hiểm" giữa hàng chục "lằn tên đường đạn", nên hồi ký này có rất nhiều thiếu sót. Kính mong quý độc giả thông cảm bỏ qua, hoặc đóng góp nếu có thể.

*

(Tiếp theo...)

Sáng hôm sau, tôi dậy sớm, hỏi thăm đường đến nhà ông MN. Hỏi ba người trong ga, cả ba đều lắc đầu không biết. Đi ra ngoài sân ga, nhìn đường phố vắng vẻ, không có một ai, cả thị trấn giống như một thành phố đã chết. Băng sang bên kia đường, tôi gặp một cụ già, bị cụt mất một chân, mặc chiếc áo của người thiểu số, không hiểu là áo của người Nùng hay Mèo, nhưng lại mặc chiếc quần bộ đội cũ đã bạc mầu. Nghe tôi hỏi, cụ ngạc nhiên, nhìn tôi từ đầu đến cuối rồi nói, giọng lạnh lùng:
- Phố xá đây đi tản cư hết rồi. Chẳng còn ai ở đó đâu mà kiếm.
Chỉ tay một vòng chung quanh ga, cụ tiếp:
- Cả cái thị trấn Đồng Đăng này, cả cái huyện Cao Lộc này đều được lệnh tản cư hết rồi. Tất cả bây giờ là vườn không nhà trống để chống tụi Trung cộng bá quyền xâm lăng. Bộ anh không biết chuyện đó sao"
Nghe cụ nói đi nói lại hai lần chữ "tản cư" tôi ngạc nhiên. Thông thường, người ở Miền Bắc hay dùng chữ "sơ tán". Còn "tản cư" là từ thông dụng thời trước 1954. Nghe cụ hỏi, tôi lúng túng:
- Thưa cụ, tôi từ xa tới, tìm kiếm người bà con, nên không biết...
Cụ nhìn tôi từ đầu đến chân một lần nữa, rồi gật gù:
- Anh không phải người Hoa. Tôi biết. Vậy làm sao anh lại có họ hàng với hắn. Anh đến tìm thằng MN làm gì" Hắn bị công an bắt cả tháng nay rồi. Bị bắt về tội buôn lậu trâu qua biên giới.
Tôi ngạc nhiên lẩm bẩm, "Bị bắt về tội buôn lậu trâu!"
Cụ già nhìn tôi lắc đầu, rồi thấp giọng thì thầm:
- Thì đó là tội mà mấy người dân ở đây họ nói như vậy, chứ lão biết hắn ta bị bắt vì tội làm gián điệp cho Trung cộng...
Tôi giật mình, nhưng cố giữ vẻ mặt bình tĩnh. Ông cụ tiếp:
- Nói đúng ra thì hắn cũng chẳng có làm gián điệp gì đâu. Đi buôn lậu trâu qua biên giới thì phải quen biết, quà cáp, kết thân cả hai bên. Chuyện đó lâu lắm rồi, cả chục năm trước lận, ai mà chả biết. Nhưng đến lúc lộn xộn, hai nước thành thù nghịch thì công an họ phải tóm cổ hắn trước để đề phòng làm nội gián cho địch đó mà.
Chỉ tay vào chiếc chân cụt, cụ già nói:
- Còn lão cũng may, vì cái chân cụt này nên tụi nó tha, chứ không thì lão cũng bị họ bắt rồi. Trước đây lão cũng bị bắt lên bắt xuống chỉ vì cái tội đi lính cho Pháp. Mà thời đó gia đình lão không đi lính cho Pháp thì lấy gì ăn. Vậy mà từ khi hoà bình lập lại (1954) cho đến nay, họ cũng bắt lão cả thẩy mấy lần rồi. Hễ tình hình rục rịch, an ninh bất ổn là họ lại bắt lão vài tháng, có khi cả năm. Đợt lâu nhất là cái năm máy bay Mỹ bắn phá Miền Bắc, lần đó lão cũng bị họ bắt giam 4 năm lận...
Sau khi nói chuyện với cụ, tôi hoàn toàn chán nản. Như vậy là việc đến gặp ông MN để nhờ ông giúp đỡ cho tôi vượt biên sang Trung quốc đã không thể được. Trong hoàn cảnh của tôi lúc đó, tôi chỉ có hai cách. Một là tiếp tục trốn tránh ở lại Đồng Đăng, chờ cơ hội khi nào Trung cộng mở cửa biên giới cho người Hoa về nước thì tôi sẽ trà trộn với họ qua biên giới. Hai là tôi phải tìm cách vượt biên giới một mình. Bằng không, tôi phải trở lại Hà Nội, tìm đến "lão Z" để nhờ lão giúp đỡ, vượt biên theo ngả Hải Phòng, Móng Cái.
Tối hôm đó, tôi nằm nghĩ miên man. Việc trốn tránh ở lại Đồng Đăng tôi thấy rất nguy hiểm, và không biết phải chờ đợi cho đến bao giờ. Mà mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày tôi có thể bị công an VC phát hiện. Đó là chưa kể những khó khăn khác như ăn ngủ, tiền bạc thiếu thốn... làm sao đủ sống để tôi có thê ăn dầm nằm dề ngày này qua ngày khác. Vì vậy, tôi thấy chỉ còn có cách vượt biên giới một mình. Bình thường, chuyện này không có khó. Chỉ cần định phương hướng, rồi cắt rừng mà đi, gặp núi thì trèo, gặp sông suối thì lội, nhanh thì một vài giờ, lâu thì vài ngày đêm, tôi sẽ vượt qua được biên giới Việt Trung. Nhưng hiện tại, toàn bộ vùng biên giới ở các các cửa khẩu, việc canh gác vô cùng nghiêm mật, nên chuyện cắt rừng sẽ vô cùng nguy hiểm. Nếu chẳng may bị lọt vào tay bộ đội biên phòng VC thì dám mất mạng như chơi.
Giữa lúc đang lo lắng tìm cách vượt biên, tình cờ tôi quen được một anh chàng người Hoa, tên là A Coóng, ở phố Hàng Bạc, Hà Nội. Anh cho tôi biết, cả gia đình họ hàng nhà anh đã trở về Trung quốc từ tháng trước. Riêng anh bị kẹt lại vì phải chờ lấy chiếu khán nhập cảnh của toà đại sứ Trung cộng ở Hà Nội. Anh bảo, nếu anh về nước có giấy nhập cảnh của toà đại sứ Trung cộng thì sẽ được đãi ngộ xứng đáng hơn, không phải đi về "nông xường" (công trường) sản xuất, mà được ở thành phố, thị xã, thị trấn làm ăn.
Sau một hồi trò chuyện, tôi mới biết A Coóng cũng là dân buôn dọc qua biên giới. Khi ga Đồng Đăng bị đóng cửa vì những xung đột giữa hai quốc gia, A Coóng vẫn tiếp tục buôn bán qua biên giới ở vùng Bản Tả, cách Đồng Đăng khoảng 60 cây số về phía bắc. Chuyện trò thân mật và tin tưởng ở quyết tâm vượt biên sang Trung quốc bằng mọi giá của tôi, A Coóng mới rủ tôi đi bộ đến Bản Tả, rồi từ đó sẽ vượt qua biên giới Việt Trung.


Sau một hồi suy nghĩ, tôi băn khoăn hỏi anh:
- Tại sao mình không vượt biên đâu đó gần Đồng Đăng mà phải đi lên Bản Tả mới vượt biên được"
A Coóng mỉm cười:
- Chung quanh Đồng Đăng bây giờ có cả chục ngàn người Hoa muốn về nước, nên cả Trung cộng lần Việt cộng đều canh phòng biên giới rất kỹ lưỡng. Cả một vùng hơn chục cây số từ đây lên đến tận Khuổi Po, Nà Mát bây giờ là một con chim cũng không bay qua lọt. Việt cộng thì sợ gián điệp Trung cộng thâm nhập, mà Trung cộng thì sợ gián điệp Việt cộng thâm nhập. Mình vượt biên ở đây dù cho có qua lọt đi nữa, cũng sẽ bị Trung cộng nghi mình là gián điệp Việt cộng đem bắn bỏ.
Ý kiến của A Coóng nghe có lý, nhưng tôi không hẳn đồng ý. Tôi hỏi:
- Làm sao Trung cộng chỉ nghi ngờ mình là gián điệp mà có thể đem mình bắn bỏ được"
A Coóng nhún vai:
- Chiến tranh mà! Nó đem nướng dân nó vài triệu còn được huống chi đem vài mạng cóc chết như mình đi bắn bỏ.
Tôi vẫn bảo thủ:
- Nếu họ tin mình là gián điệp Việt cộng thì ít nhất họ cũng phải giữ lại điều tra để khai thác, chứ dại gì đem mình bắn bỏ ngay.
A Coóng lại nhún vai:
- Thì trước sau gì, nếu chú mày đã lọt vào tay Trung cộng là bị họ bắn bỏ. Bắn ngay hay chờ khai thác rồi bắn thì có gì khác đâu. Tôi là người Việt gốc Hoa, tôi đã từng buôn bán với họ cả mấy chục năm, tôi đâu có lạ gì họ. Thời "cách mạng văn hoá" họ giết người của họ như ngoé mà đâu có cần phải nghi ngờ gì...
Tuy không đồng ý với A Coóng, nhưng cuối cùng tôi cũng đồng ý đi theo anh đến Bản Tả ngay tối hôm đó. Dù sao, trong hoàn cảnh của tôi lúc đó, bất cứ cơ hội gì giúp tôi sang được bên Trung quốc, tôi cũng vội vàng ôm lấy, mà không được phép chọn lựa.
Vừa đi vừa nghỉ, chừng một đêm một ngày, chúng tôi đến Bản Tả vào chiều hôm sau. Dọc đường đi, tôi phải công nhận A Coóng rất thông thuộc địa hình, có tài đặt bẫy cầm thú và nấu nướng trong rừng.
Khoảng chập choạng tối, A Coóng dắt tôi rẽ vào một con đường nhỏ, đi tới một căn nhà sàn, anh nói đó là nhà của người yêu cũ của ảnh. Anh bắt tôi đứng đợi anh ở dưới chân nhà sàn, rồi anh lên nhà một mình.
Tôi mệt rũ rượi, hai chân mỏi nhừ, nên ngồi dựa vào cầu thang, thiu thiu ngủ lúc nào không hay. Đang ngủ thì giật mình vì có người lay lay vào vai. Mở mắt thì thấy A Coóng đứng bên cạnh cùng với một thiếu phụ, tay đang cầm bó đuốc bập bùng. Tuy ánh lửa không đủ sáng, nhưng tôi cũng thấy người thiếu phụ rất đẹp. A Coóng ra hiệu cho tôi đi theo anh lên nhà sàn. Tôi lẳng lặng đứng dậy đi theo.
Bước vào trong nhà sàn, tôi thấy có một cụ già đang ngồi ở góc nhà, mắt nhắm nghiền. Giữa nhà là một đống củi, lửa cháy bập bùng. Bên cạnh là một mâm cơm, chủ yếu là khoai mì, củ mài và thịt heo khô, rất nhạt nhẽo và khó nuốt. Vừa ăn, A Coóng vừa buồn rầu không nói gì. Nhìn vẻ mặt của A Coóng, tôi không biết vì sao anh buồn. Lâu lâu, anh lại nói tiếng thiểu số với người thiếu phụ, nhưng tôi không hiểu đó là tiếng Mường, tiếng Thái, hay tiếng Nùng. Vì không thấy A Coóng nói gì với tôi, nên tôi cũng im lặng trong suốt bữa ăn.
Ăn xong, người thiếu phụ dọn dẹp chén đũa rồi đi ra phía hiên sau. Chờ người thiếu phụ đi khuất, A Coóng thì thầm bảo tôi:
- Vượt biên ở đây không được rồi.
Tôi ngạc nhiên lo lắng nhìn A Coóng hỏi:
- Sao vậy"
- Họ rải mìn đầy khắp các con đường dọc theo biên giới. Trâu bò của dân đạp trúng mìn, chết ngổn ngang...
Tôi giật mình. Nếu chuyện gài mìn dọc biên giới ở Bản Tả là thật thì chuyện vượt biên của chúng tôi ở đây chắc chắn là vô cùng nguy hiểm. Hoàn cảnh của tôi khiến tôi phải liều lĩnh chấp nhận mọi rủi ro, nhưng còn A Coóng, chắc chắn anh chẳng dại gì phải liều lĩnh như tôi. Tôi ngần ngại hỏi:
- Bây giờ anh tính thế nào"
- Trở lại Đồng Đăng chứ còn thế nào nữa.
Tôi thở dài chán nản. Như vậy là tốn bao nhiêu công lao đi suốt từ Đồng Đăng tới Bản Tả, cuối cùng công cốc.
Ngay sáng hôm sau, tôi và A Coóng lên đường trở lại Đồng Đăng. Lần đi, chúng tôi hăng say, vui vẻ và hy vọng bao nhiêu thì lần về buồn bã, chán nản và thất vọng bấy nhiêu. Cũng may trên đường trở về, chúng tôi không gặp khó khăn trở ngại gì. Ngay khi đến Đồng Đăng, tôi chia tay A Coóng, vì anh chấp nhận ở lại, chờ ngày Trung cộng mở cửa biên giới cho người Hoa về nước. Còn tôi, tôi không thể ở đó chờ đợi trong vô hạn, khi mà nguy hiểm đang rình rập bủa vây. Tôi quyết định trở về Hà Nội, để tìm được vượt biên qua ngả Móng Cái. Tôi biết, thị trấn Móng Cái bên Việt Nam và thị trấn Đông Hưng (Tống Hếnh, theo tiếng Quảng) của Trung Quốc, đối diện nhau và chỉ cách nhau có con sông Ka Long. Vì vậy, dù Việt cộng có rải mìn dọc theo biên giới, chúng cũng không thể nào rải mìn ở ngay giữa một thị trấn đông dân khi nào ở đó dân còn đang sinh sống, và chiến tranh giữa hai nước chưa xảy ra. Tôi hy vọng, sẽ đặt chân đến thị trấn Móng Cái trước khi hai nước xảy ra xung đột võ trang.
Không may cho tôi, lúc đó, xe lửa từ Đồng Đăng đến Hà Nội không còn. Thì ra sau khi có lệnh đóng cửa biên giới của Trung cộng, nhà cầm quyền Việt Nam cũng ra lệnh ngưng không cho xe lửa chuyên chở người Hoa về Đồng Đăng. Do vậy, nếu tôi muốn về Hà Nội gấp, tôi phải đi đến Bắc Giang, mới có xe lửa về Hà Nội. Còn không, tôi phải đi bộ về Bản Thi, chờ ở đó nhiều tuần, mới có một chuyến xe lửa về Bắc Giang. Đường đi từ Đồng Đăng về Bắc Giang xa cả mấy trăm cây số, đi bộ phải mất cả chục ngày trời. Còn về Bản Thi thì gần, nhưng lại phải chờ  nhiều tuần mới có xe lửa.
Sau khi suy nghĩ, cân nhắc thiệt hơn, cuối cùng tôi lên đường đi Bản Thi trước. Nếu đến Bản Thi tôi đáp được xe lửa về Bắc Giang thì may. Còn không, tôi sẽ đi bộ tiếp về Bắc Giang. Trên đường đi, tôi sẽ tìm cách quá giang bất cứ loại xe tải nào nếu thuận tiện. (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.