Hôm nay,  

Chuyến Đi Mỹ Của Phan Văn Khải

16/06/200500:00:00(Xem: 5577)
Trong lịch sử hơn nửa thế kỷ bang giao giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, chuyến đi Mỹ của Phan Văn Khải vào cuối tháng Sáu 2005, là cuộc viếng thăm lần thứ ba của một nhân vật trọng yếu đứng đầu chính phủ Việt Nam. Hai lần trước là chuyến đi của các ông Nguyễn Văn Thiệu năm 1973, và Ngô Đình Diệm năm 1957.
Thay vì nhận định theo ý riêng, người viết sẽ chỉ căn cứ vào những tài liệu đã được công bố.
Mục đích
Trước hết, về mục đích chuyến đi, theo lời Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội Michael Marine trong cuộc gặp gỡ giới truyền thông và Cộng Đồng Việt tị nạn tại nhà Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân, ở ngoại ô Hoa Thịnh Đốn vào ngày 26-5-05: Ông Khải viếng Mỹ là để đáp lễ cuộc viếng thăm VN của tổng thống Clinton vào năm 2000, và đánh dấu 10 năm ngày thiết lập bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Sản. Trong khi đó, vị tiền nhiệm của ông Marine là cựu Đại Sứ Pete Peterson đã tuyên bố tại Hà Nội vào đầu tháng Sáu, trong khi tham dự một hội nghị của giới kinh doanh Việt Mỹ tại đây, là chuyến đi của ông Khải rất quan trọng trong việc vận động Mỹ ủng hộ về kinh tế, để có thể gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Lời tuyên bố của hai ông đại sứ, chẳng những không mâu thuẫn, mà bổ túc cho nhau.
Phía Cộng Sản VN, Phó Thủ Tướng Vũ Khoan cũng nói rằng, ông mong muốn hai bên (Việt Mỹ) có thể kết thúc đàm phán song phương gia nhập WTO ngay trong chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Khải.
Như vậy, chuyến đi Mỹ của Phan Văn Khải, ngoài mặt có tính cách ngoại giao, nhưng thực sự nhắm mục tiêu kinh tế. Theo một chuyên gia kinh tế gốc Việt tại Canada, qua bút hiệu Nam Dao, mới đây đã viết: "Gặp Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoàng Lương năm 76, tôi ngây thơ phát biểu rằng VN ta nên xin đặt quan hệ ngoại giao với Mỹ, ông Lương đáp, chúng ta chiến thắng, không 'xin' ai, nhưng có ai 'xin' đặt quan hệ với ta thì ta sẽ 'xét', với điều kiện tiên quyết là phải thanh toán cái khoản 4 tỉ đô la hứa bồi thường chiến tranh trong HĐ Paris". Ba mươi năm trước, nhà cầm quyền Cộng Sản VN đã "hách" như vậy. Bây giờ, đáng lẽ phải hách hơn bội phần. Nhưng ngược lại, ông Khải đã phải tới Mỹ để xin được ủng hộ. Điều này cho thấy rõ cái thế của Cộng Sản ngày nay.
Địa vị
Tuy là người đứng đầu Chính Phủ, Phan Văn Khải chỉ đứng hàng thứ ba trong Bộ Chính Trị, cơ quan thực sự nắm quyền cai trị ở VN, sau Nông Đức Mạnh, Tổng Bí Thư Đảng CS, và Trần Đức Lương, Chủ Tịch Nước.
Ông Khải ra đời vào đúng ngày Chúa Giáng năm Quý Dậu (25-12-1933), năm nay là năm tuổi (72), cầm tinh con gà, quê tại Cử Chi, Gia Định. Theo tiểu sử chính thức do báo Sàigòn Giải Phóng công bố sau Đại Hội IX cách đây 4 năm, ông Khải đã tham gia hoạt động kháng chiến từ khi còn là thiếu nhi, tập kết ra Bắc vào tháng 10 năm 1954. Trong 6 năm, từ khi ra Bắc, và trước khi du học vào năm 1960 về kinh tế tại thủ đô Mạc Tư Khoa, thanh niên Phan Văn Khải đã tham gia công tác giảm tô và Cải Cách Ruộng Đất. Về nước năm 1965, ông Khải phục vụ tại Ủy Ban Kế Hoạch Nhà Nước (65-71), trước khi trở thành Cán Bộ Nghiên Cứu Kinh Tế Miền Nam (72-75).
Sau biến cố 30-4, ông Khải đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban Kế Hoạch Thành Phố HCM (76-78). Rồi liên tiếp được thăng quan tiến chức: Thành ủy Viên, Ủy Viên Thường Vụ Thành Ủy, Chủ Nhiệm Ủy Ban Kế Hoạch, Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố HCM (79-80), rồi Phó Chủ Tịch thường trực UBNDTP/HCM (81-84). Tháng Ba năm 1982, ông Khải được làm Ủy Viên dự khuyết BCH Trung Ương Đảng, hai năm sau trở thành Ủy Viên chính thức. Vào thời gian Đại Hội Đảng kỳ VI năm 1986, ông Khải trở thành Phó Bí Thư Thành Ủy, và Chủ Tịch UBNDTP/HCM. Vào Đại Hội Đảng kỳ VII, năm 1991, ông được vào Bộ Chính Trị, năm sau được làm Phó Thủ Tướng, và trở thành Thủ Tướng từ năm 1997.
Trong bài diễn văn tại Sàigòn nhân dịp kỷ niệm 30 năm biến cố 30-4, Thủ Tướng Phan Văn Khải đã nêu cao khẩu hiệu "khép lại quá khứ, hướng về tương lai". Không ai chủ trương "khép lại quá khứ", nếu là một quá khứ tràn đầy những thành tích tốt đẹp. Hãy nhìn lại quá khứ của ông Phan Văn Khải đã được chính thức công bố. Ông đã tham gia công tác Cải Cách Ruộng Đất, một chiến dịch dã man từng gây tan nát và tang tóc cho cả một tầng lớp dân chúng. Ba năm trước biến cố 75, với chút vốn kinh tế xã hội chủ nghĩa học được từ Liên Xô, ông đã "nghiên cứu kinh tế Miền Nam". Không biết ông nghiên cứu những gì, chỉ biết rằng, sau tháng 4-75, tại Cố Đô Miền Nam, với tư cách nhà lãnh đạo về kế hoạch và cai trị thành phố, ông không thể tránh khỏi trách nhiệm trong việc phá tan tành nền kinh tế trù phú của Miền Nam. Với hai lần đổi tiền, với chiến dịch đánh tư sản, cải tạo công thương nghiệp Miền Nam, và kế hoạch kinh tế mới, thực tế đây là một vụ cướp của hại người có kế hoạch, đã khiến hàng triệu người thành tay trắng, hàng ngàn gia đình tan nát, và đẩy mấy trăm ngàn người ra biển, mất mạng trong khi tìm đường sống. Tất cả những việc này đã xẩy ra trong thời gian ông Phan Văn Khải nắm những địa vị quan trọng, cả trong
Đảng lẫn cơ quan hành chánh Sàigòn.
Để hiểu rõ trách nhiệm nặng nề của ông Khải, có thể so sánh với chuyện tương tự đã xẩy ra tại nước Liberia ở Tây Phi. Lãnh tụ quân nổi dậy Charles Taylor, sau cuộc nội chiến hàng chục năm, đã đắc cữ Tổng Thống năm 1997, trong một cuộc bầu cử có cả cựu Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter chứng kiến. Nhưng sau khi cầm quyền, phe cánh của ông Taylor đã thi hành một chính sách hà khắc, cướp của, giết người, khiến hàng trăm ngàn dân đã bỏ cửa bỏ nhà đi tị nạn. Do áp lực quốc tế, Taylor đã chịu ra đi vào cuối năm 2003, xin tị nạn chính trị tại Nigeria. Nhiều tay chân của Taylor đã nằm trong danh sách những kẻ cần canh chừng của Liên Hiệp Quốc. Đầu năm nay, chính quyền Hòa Lan đã bắt một trong những người này là Gus Kouwenhoven để truy tố ra tòa về tội "phạm tới nhân loại" (crimes against humanity) vì đã tham dự vào việc bách hại dân lành. Những việc làm của ông Khải trong mười năm đầu sau biến có 30-4, có khác gì thành tích của bộ hạ Charles Taylor"
Ngoài ra, tuy ông Phan Văn Khải mang chức vụ Thủ Tướng Chính Phủ, là đại biểu Quốc Hội các khóa VIII, IX và X; được Đại Hội Đảng bầu vào Ban Chấp Hành Trung Ương, rồi được BCHTƯ bầu vào Bộ Chính Trị, nhưng thật ra, tất cả những chữ "bầu" ở đây đều không có nghĩa bầu cử theo thể thức tự do dân chủ, mà đều do Đảng xếp đặt. Do đó, ông Khải thiếu tư cách đại diện cho một chính phủ dân cử. Năm 2000, ông Clinton đại diện nước Mỹ thăm viếng Việt Nam. Năm nay, ông Phan Văn Khải viếng Mỹ, không đại diện cho ai cả, chỉ là một thành phần của băng đảng tự cho mình độc quyền cai trị.
Chuyện cũ
Nhân chuyến đi Mỹ của Thủ Tướng Phan Văn Khải, cũng nên nhắc lại chuyến đi của các Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và Nguyễn Văn Thiệu.
Ngày 6-5-1957, ông Diệm lên đường sang thăm viếng Hoa Kỳ trong hai tuần. Có lẽ nghĩ rằng, vì phải giữ thể diện với Hoa Kỳ, chính quyền Sàigòn không dám thẳng tay với đối lập, nên đúng vào ngày ông Diệm ra đi, các chính khách Hoàng Cơ Thụy, Phan Quang Đán, Nghiêm Xuân Thiện và một số thân hữu đồng chí hướng đã họp báo, tuyên bố thành lập "Khối Dân Chủ", đối lập hợp pháp với chính quyền. Không hiểu khi ông Khải lên đường, sẽ có nhóm dân chủ nào làm như vậy"
Cũng vào dịp thăm viếng nước Mỹ, ông Diệm đã công bố huy hiệu mới của mình, gồm hình cụm trúc, và bốn chữ "Tiết trực tâm hư" (gióng thẳng lòng không). Trước khi Tổng Thống Kennedy bị ám sát, vấn đề an ninh tại Mỹ không gắt gao như sau này, nên nghi lễ đón tiếp quốc khách rất long trọng, diễn ra tại nhiều nơi, khởi đầu ngay tại phi trường. Ông Diệm đã được Tổng Thống Dwight D. Eisenhower và các nhân viên cao cấp trong Chính Phủ nghênh đón tại phi trường quân sự Andrews ở Maryland, rồi dùng xe hơi đi vào Washington DC. Tổng Thống Diệm còn được khoản đãi bằng một đại tiệc (State Dinner) tại Bạch Ốc, được đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc Hội, và được ngồi xe mui trần, diễn hành qua mấy đường lớn ở Thành Phố New York. Vì vấn đề an ninh, nghi lễ nghênh đón trọng thể tại phi trường, và cuộc diễn hành tại New York đã bị bỏ từ lâu. Thay vào đó, chỉ còn lễ nghênh đón tại sân sau Bạch Ốc.
Ông Ngô Đình Diệm cho rằng chuyến đi của ông thành công lớn. Theo ông Đoàn Thêm, một nhân vật cao cấp tại Phủ tổng Thống đã ghi lại trong cuốn Những Ngày Chưa Quên: "Sau khi thăm Hoa Kỳ, ông (NĐD) rất hài lòng, và một buổi chiều, ông cho gọi vài nhân viên trong Phủ lên nghe ông kể chuyện. Ông nhấn mạnh rằng người Mỹ khâm phục ông, cả Quốc Hội đứng lên vỗ tay hoan nghênh nhiệt liệt bài diễn văn của ông, và nhiều chính khách cho hay: Chưa từng thấy Quốc Trưởng nào đưa ra những tư tưởng cao siêu như Tổng Thống Ngô Đình Diệm..."
Chỉ 6 năm sau, ông Diệm đã bị giết, trong một cuộc đảo chánh được Mỹ bảo trợ.
Đầu tháng 4-1973, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu được mời thăm viếng Mỹ, để thực hiện lời hứa của ông Nixon, sau khi ông Thiệu chịu để cho VNCH ký vào Hiệp Định Paris. Nhưng để tránh phản ứng bất lợi từ phía dân chúng, thay vì tiếp ông Thiệu tại Bạch Ốc, ông Nixon đã tiếp tại nhà riêng ở San Clemente, California.
Cựu Ngoại Trưởng Henry Kissinger đã viết về cuộc viếng Mỹ của ông Thiệu trong hồi ký Years of Upheaval: "Việc đón tiếp nhà lãnh đạo một quốc gia đồng minh mà hàng ngàn người Mỹ cùng đồng minh và hàng trăm ngàn người Việt đã hy sinh vì tự do đã được quyết định diễn ra tại Bạch Ốc Miền Tây ở San Clemente. Lễ nghênh đón và tiễn đưa diễn ra bên trong khuôn viên nhà riêng tổng thống được canh phòng cẩn mật. Ngay cả Quốc Tiệc (State dinner) cũng đã được đổi thành bữa cơm gia đình. Lý do được nêu ra là phòng ăn của ông Nixon không đủ chỗ ngồi cho trên 12 người; lý do thực sự là chúng tôi không chắc có mời được đông đủ quan khách và sợ biểu tình chống đối".
"Để trọn vẹn lời hứa một cuộc viếng thăm Washington, Phó Tổng Thống Spiro Agnew đã được chọn để đóng vai chủ nhà tại thủ đô. Không khí tại đó đã được mô tả qua một cuộc điện đàm giữa tôi và Agnew chẳng bao lâu trước khi máy bay Thiệu hạ cánh. Agnew than phiền là chỉ có mỗi một nhân viên Chính Phủ - Bộ Trưởng Lao Động Peter J. Brennan - vui lòng cùng có mặt với ông tại lễ nghênh đón Thiệu. Quan khách sẵn sàng dự tiệc do Phó Tổng Thống thiết đãi cũng ít ỏi quá chừng. Phần lớn các nhân viên cao cấp đều tìm cớ từ chối vì lý do phải đi xa. Thật đáng xấu hổ. Hồi tôi còn làm việc ở Washington, nhiều lãnh tụ Cộng Sản đã được đón tiếp với danh dự. Các viên chức cao cấp tranh nhau dự Quốc Tiệc để vinh danh các lãnh tụ trung lập chuyên môn công kích Hoa Kỳ. Nhưng vị Tổng Thống trung thành của một quốc gia thân hữu đã bị ruồng bỏ".
Tuy không được đón tiếp long trọng và đầy đủ lễ nghi như đối với Tổng Thống Diệm, theo Đại Sứ Bùi Diễm, trên chuyến bay rời Hoa Thịnh Đốn trên đường về qua ngả Âu Châu, Tổng Thống Thiệu đã mở xâm banh ăn mừng chuyến đi thành công. Ông ăn mừng là phải, vì hai năm sau, chỉ bị Mỹ ép từ chức, nhưng vẫn toàn tính mạng.
Tiến sĩ Kissinger viết rằng, hồi ông còn làm Ngoại Trưởng, có nhiều lãnh tụ Cộng Sản và Trung Lập đã được đón tiếp tại Bạch Ốc với danh dự, nhưng các quý vị này hiện nay ở đâu" Còn ai không" Đối với Mỹ ngày nay, trên thế giới chỉ còn hai hạng người, bạn hay là quân khủng bố. Những người sắp được đón tiếp tại Bạch Ốc, nhưng có lẽ ít biết lịch sử Hoa Kỳ như Thủ Tướng Phan Văn Khải, người viết xin ghi lại một chi tiết nhỏ trong lịch sử: Vị quốc khách đầu tiên được đón tiếp tại Bạch Ốc là Vua Kalakaua của vương quốc Hawaii, diễn ra vào năm 1874. Chỉ một phần tư thế kỷ sau, Hawaii thành lãnh địa của Mỹ năm 1900, trở thành tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ vào 1959.
Bất thường
Như mọi người đã biết, vì cần được Pháp ủng hộ để đối phó với Tầu và phe Quốc Gia năm 1946, ông Hồ đã bịa ra ngày sinh nhật của mình là 19-5 để dân chúng treo cờ, vào ngày mời quân Pháp trở lại Bắc Việt. Mỹ ngày nay, chẳng những không bịa ra một cái cớ để việc đón tiếp ông Phan Văn Khải được thêm phần long trọng, mà hình như, còn làm ngược lại, bỉ mặt khách.

Ba tuần trước khi ông Khải chính thức viếng Mỹ, Đại Sứ Hoa Kỳ tại VN là Michael Marine, đã tới nhà Bác Sĩ Nguyễn Quốc Quân ở ngoại ô Hoa Thịnh Đốn, để gặp giới truyền thông và cộng đồng Việt Tị Nạn, nói về chuyến đi của ông Khải. Báo Hà Nội Mới, khi nhắc tới vụ tiếp xúc này, đã tránh nói tới tên của chủ nhà, vì ai cũng biết đó là bào huynh của Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, một nhân vật tranh đấu nhân quyền và tự do dân chủ, đã từng bị CSVN bỏ tù ba lần, tổng cộng 20 năm.
Không phải chỉ riêng tại các nước độc tài, ngay cả tại các nước tự do dân chủ, người ta cũng thường áp dụng các biện pháp hạn chế, như quản thúc tại gia các phần tử chống đối, trong thời gian có những nhân vật cao cấp của nước bị chống đối tới thăm viếng. Là một nước tự do nhất thế giới, tất nhiên, Mỹ không thể làm như vậy với cộng đồng Việt Tị Nạn. Và dù có muốn, cũng không làm nổi, vì số người chống đối quá đông. Nhưng cuộc gặp gỡ của Đại Sứ Marine tại nhà BS Quân, đã có một ý nghĩa đặc biệt. Thử tưởng tượng, nếu trước cuộc viếng Mỹ của Tổng Thống Thiệu năm 1973, Đại Sứ Bunker đến nhà một người bà con của Luật Sư Trịnh Đình Thảo, hay bà Nguyễn Thị Bình, để gặp những người chuyên mang cờ MTGP, xuống đường đả đảo VNCH, liệu ông Thiệu còn muối mặt tới Mỹ không"
Cũng ba tuần trước ngày ông Khải tới Mỹ, dip Memorial Day 30-5, đài truyền hình A&E đã cho chiếu đi chiếu lại 4 lần, và chiếu lại vào tuần kế tiếp, cuốn phim "Faith of My Fathers", về những ngày Nghị Sĩ John McCain bị hành hạ tại Hỏa Lò Hà Nội. Trong khi khai thác tù binh để có tài liệu tuyên truyền, trái với công ước quốc tế, ông McCain đã bị đánh đập và đối xử tàn nhẫn. Có một cảnh, vì cứng đầu, không chịu làm theo lệnh của cai ngục, ông McCain đã bị nhận đầu vào hồ chứa phân với nước tiểu.Trong cuộc phỏng vấn sau khi chiếu phim, cựu phi công McCain còn xác nhận, ông đã bị đối xử còn tệ hơn cả trong phim. Dầu sao, sau khi bị nhận đầu vào nước dơ, ông McCain đã được cho đi tắm sạch bằng xà bông. Nay cảnh này được chiếu vào dịp ông Khải thăm viếng Mỹ, vị quốc khách sẽ lấy gì để rửa mặt"
Việc chiếu cuốn phim vào dịp đặc biệt này, có lẽ chỉ là một sự trùng hợp. Chính quyền Mỹ khó xếp đặt một chuyện như vậy. Hơn nữa, chính quyền Mỹ cũng không dại dột làm việc này, vì với cuốn phim hành hạ tù binh, chẳng những là một điều đáng xấu hổ cho Phan Văn Khải, còn xấu hổ cho cả ông Bush, người nêu cao ngọn đuốc tự do dân chủ và nhân quyền trên thế giới, nhưng đã mở rộng cửa đón tiếp kẻ đứng đầu guồng máy nhà nước, coi đàn áp là phương tiện duy nhất để tồn tại.
Trước đây, Tổng Thống Lee Teng-hui của Đài Loan, chẳng những không được mời chính thức thăm viếng, mà khó khăn lắm mới được phép ghé qua đất Mỹ vì công việc riêng, đã được đông đảo dân gốc Đài Loan nồng nhiệt đón tiếp. Bây giờ ông Thủ Tướng Phan Văn Khải của VN được chính phủ Mỹ mời chính thức thăm viếng, trong khi hàng triệu dân gốc Việt bận rộn tổ chức biểu tình chống đối. Điều này hiếm xẩy ra trong lịch sử bang giao thế giới.
Trong khi ông Phan Văn Khải nói tới những hứa hẹn tốt đẹp trong chuyến đi Mỹ, ngay trong nội bộ Đảng Cộng Sản VN, cũng có những cái nhìn khác biệt. Ngày 5-6-05, mục Quan Điểm của báo Hà Nội Mới, tờ báo của Thành Ủy Hà Nội, tức là tiếng nói của Đảng tại Thủ Đô, đã viết: "Nhìn nhận vấn đề theo đúng bản chất thì 'nhân quyền, tự do tôn giao' của các dân tộc không phải là mục đích của chính quyền Mỹ. Đó chỉ là cái cớ, như cái cớ chống khủng bố, để giữ địa vị thống trị,và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ trong chính sách bá quyền đó".
Ngoài những điều khiến ông Khải có thể kém thoải mái trong chuyến viếng thăm Mỹ, chính quyền Mỹ cũng trong tình trạng khó xử. Chính ông Đại Sứ Marine cũng thừa nhận có nhiều người Mỹ chống đối việc bình thường hóa bang giao với, và viện trợ cho Cộng Sản VN. Tổ chức cựu quân nhân Mỹ với hàng triệu đoàn viên, tổ chức biểu tình trước Bạch Ốc để phản đối chuyến viếng thăm của ông Khải. Mới sáu tháng trước, trong lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai, Tổng Thống Bush nói với thế giới "Tất cả những ai đang sống trong tàn bạo và vô vọng nên biết rằng: Hoa Kỳ không làm ngơ trước nỗi áp bức của quý vị hay bỏ qua cho những kẻ đàn áp quý vị. Chúng tôi sẽ đứng với quý vị, khi quý vị đứng lên vì tự do của mình". Ông Bush sẽ nghĩ gì vào ngày 21-6, tại Bạch Ốc, thay vì đứng với Thích Quảng Độ, Nguyễn Đan Quế hay Nguyễn Thanh Giang, ông đứng cạnh Phan Văn Khải - một hung thần với thành tích đàn áp tự do dân chủ.
Dàn chào
Với thế hệ trẻ, có lẽ ít người hiểu tại sao động từ "dàn chào" lại được dùng với ý nghĩa trái ngược hẳn nguyên nghĩa của nó. Vào đầu thập niên 70, dân biểu Trần Ngọc Châu của Quốc Hội Đệ Nhị Cộng Hòa ở Sàigòn, vừa có liên hệ gia đình với phía Cộng Sản, lại vận động chống chính phủ ông Thiệu, nên bị cảnh sát làm khó dễ. Một hôm, đông đảo cảnh sát bố trí trước Quốc Hội định bắt ông Châu, nhưng bị phản đối, vì với tư cách Dân Biểu, ông Châu có quyền bất khả xâm phạm. Bị phản đối, giới hữu trách cảnh sát trả lời rằng, họ không định bắt ông Châu, mà chỉ bố trí để...."dàn chào"! Từ đấy, động từ này đi vào từ điển dân gian, và Cộng Đồng Tị Nạn đang tính kế hoạch để dàn chào ông Khải.
Kế hoạch được thảo luận gồm có: (1) Vận động giới lập pháp yêu cầu Tổng Thống Bush làm áp lực với Phan Văn Khải, để buộc VN nếu muốn được hưởng các quyền lợi của cộng đồng quốc tế, phải cam kết mở rộng các tự do dân chủ, thả hết tù chính trị và tôn giáo...; (2) Đóng góp để đăng báo, phơi trần chế độ hà khắc hiện nay ở VN, và công bố những đòi hỏi chính đáng hầu đạt hậu thuẫn của công luận; (3) Biểu tình đông đảo trong ôn hòa, trật tự, bầy tỏ quyết tâm đòi dân chủ hóa, để hơn 80 triệu đồng bào ruột thịt trong nước sớm được chia sẽ phúc lợi của một xã hội tự do, công bằng và thịnh vượng.
Tất cả những cố gắng trên đều tốt, và hy vọng sẽ được thực hiện hoàn hảo. Ngoài ra, có một khuynh hướng cần thảo luận, đó là đề nghị cộng đồng nên họp thành đám đông khổng lồ, hàng trăm ngàn người, để "đối thoại" với Phan Văn Khải. Điều này không nên làm, không phải vì "sợ" đối thoại, mà vì các lý do sau:
a- Liệu ông Phan Văn Khải có thành thật muốn đối thoại không" Xin kể hai việc mới xẩy ra trong năm nay: Một, Giáo Sư Lê Xuân Khoa viết bài phân tích về tên gọi 2 cuộc chiến tranh VN. Báo Nhân Dân, cơ quan chính thức của Đảng CSVN đăng bài chỉ trích GS Khoa. Ông Khoa viết bài trả lời, báo Nhân Dân không chịu đăng. Hai, cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt trả lời phỏng vấn về tình hình đất nước, Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương Đảng không cho đăng toàn bộ. Ông Kiệt viết thư hỏi, hai tháng sau mới được trả lời là không đăng vì "dễ gây hiểu lầm và phân tâm thêm bạn đọc". GS Khoa không thuộc hàng ngũ tích cực chống Cộng, và thường tỏ nhiều thiện chí với VN, đến nỗi đã từng bị lên án là tay sai Cộng Sản. Ông Võ Văn Kiệt từng là cấp trên của ông Khải trong hệ thống Đảng thời Thành Ủy Sàigòn, và là tiền nhiệm của ông Khải trong chức vụ thủ tướng. Ông Khoa, ông Kiệt còn không thể đối thoại, làm sao Cộng Đồng Tị Nạn ở Mỹ có thể đối thoại"
b- Ông Phan Văn Khải có phải là người đáng tin cậy để nói chuyện không" Sống ở Mỹ 30 năm, mỗi khi cần mua xe, mua nhà, giới kinh doanh điều tra "tín chỉ" (credit) của mình trước. Nếu là người có thành tích đáng tin cậy, người ta mới chịu nói chuyện. Không ai muốn mất thì giớ với người "tín chỉ xấu" (bad credit). Tín chỉ của ông Khải, và Đảng CS nói chung xấu đến nỗi, gần đây ông đã kêu gọi quên nó đi (khép lại quá khứ). Giới kinh doanh không nói chuyện với người có tín chỉ xấu, vì sợ bị lừa. Nếu Cộng Đồng Tị Nạn họp cả trăm ngàn người tại một nơi để đối thoại với ông Khải, ông có thể đem hình ảnh về nước, tuyên truyền (nghề của chàng) là "Việt Kiều" tụ họp đông đủ để đón mừng ông. Đồng bào trong nước sẽ thất vọng não nề, khi thấy "Việt Kiều" bị Đảng "nắm" hết rồi!
Học khôn
Cổ nhân dậy "đi ngày đàng, học sàng khôn". Ông Phan Văn Khải sẽ hy vọng học được những gì trong chuyến đi dài nhiều ngày đàng này" Ngày 30 tháng 4 vừa qua tại Sàigòn, ông Thủ Tướng đã chủ trương "khép lại quá nhứ, hướng về tương lai". Người viết cũng chiều lòng ông, sợ ông mất vui nơi đất khách, nên cố tránh tối đa chuyện quá khứ, chỉ nói về hiện tại và tương lai. Xin kể ông nghe ba chuyện mới xẩy ra ở Mỹ, nếu là người không đến nỗi quá tối dạ, có thể suy ngẫm, và học được chút khôn ngoan.
Chuyện đầu tiên phát xuất từ nơi có đông người Việt Tị Nạn, ở California, mà có lẽ ông cũng muốn tới thăm. Nhưng không dễ. Bởi vì hội đồng dân cử nơi đó đã làm luật, quy định nếu ông muốn tới thăm, phải báo cho người ta biết trước hai tuần. Xin ông Thủ Tướng đừng giận mất khôn. Nước Mỹ vốn có truyền thống hiếu khách. Khi đám dân tị nạn đói rách mà qúy ông gọi là lũ bồi bếp và đĩ điếm bồng bế nhau tới đây, chẳng những không bị cấm cửa, người ta còn mở rộng tầm tay đón tiếp và giúp đỡ. Bây giờ quý ông bị cấm. Chắc ông Thủ Tướng đã thừa biết lý do. Chính vì thế, ông đã muốn khép lại quá khứ. Nhưng khép lại, rồi sao" Rồi cái Đảng đã làm những chuyện cần khép lại đó vẫn tiếp tục độc quyền cai trị" Khép lại mà vẫn tiếp tục, cả nhân sự, tổ chức lẫn chính sách! Nếu sống ở Mỹ, chắc ông sẽ là danh hài số một.
Thứ nhì là chuyện một thanh niên VN mới 38 tuổi, Thái-Tăng Hậu. Khi theo gia đình sang Mỹ năm 1975, anh chỉ là cậu bé 8 tuổi, không biết một chữ tiếng Anh. Mấy tuần qua, hệ thống truyền thanh quốc gia NPR, cũng như nhiều tờ báo lớn, có cả Washington Post, đã phổ biến những bài dài, kèm theo nhiều hình ảnh, nói về cuộc đời và sự thành công của anh, với địa vị là giám đốc đặc nhiệm chế tạo chiếc xe Mustang 2005 của hãng Ford. Trong khi số bán của xe Mỹ nói chung xuống thảm hại, chiếc xe do anh chế tạo bán hơn 25% so với năm ngoái. Nếu không thoát được năm 1975, dù học giỏi, Hậu sẽ bị cho nghỉ học ngang xương, vì cha mẹ thuộc thành phần "ngụy quân, ngụy quyền". Giả tỉ không đi được, đời Hậu bây giờ ra sao" Ông Thủ Tướng thừa biết câu trả lời, chẳng cần vận dụng trí tưởng tượng. Độc quyền cai trị một xã hội mà người dân muốn thành công phải liều chết ra đi, Ông Thủ Tướng thấy thế nào" Khép lại quá khứ, hướng về tương lai. Khép bằng khẩu hiệu, và vẫn phải ra đi để có tương lai"
Chuyện chót mới xẩy ra tại Quốc Hội Liên Bang Hoa Kỳ. Vào chiều Thứ Hai 13-6-05, Thượng Viện đã đồng thanh chấp thuận, không có phiếu chống, bản nghị quyết chính thức xin lỗi về việc treo cổ (lynching) các nghi phạm trong quá khứ, xẩy ra hầu hết tại các tiểu bang Miền Nam Hoa Kỳ. Trong khoảng thời gian 86 năm, từ 1882 đến 1968, đã có 4,743 người bị treo cổ, gồm 3,446 da đen, và 1,297 không phải da đen. Nghị quyết bầy tỏ sự hối tiếc, xin lỗi không riêng các nạn nhân mà còn cả đối với dòng dõi của họ; vào khỏng 200 người đã có mặt tại Thượng Viện, chứng kiến văn kiện được thông qua. Nghị Sĩ George Allen của Virginia tuyên bố: "Nếu chúng ta thực sự muốn tiến lên, chúng ta phải nhìn nhận thất bại và học từ đó".
Đây không phải lần đầu chính quyền một nước công khai xin lỗi về những việc làm sai trái đã xẩy ra trong quá khứ. Đức cố Giáo Hoàng Gio-An Phao-Lồ Đệ Nhị đã 90 lần xin lỗi về những sai trái của Giáo Hội Công Giáo. Nhật đã xin lỗi về những hành vi dã man tàn ác của mình trong Đệ Nhị Thế Chiến. Mỹ đã xin lỗi và bồi thường về việc cưỡng bách tập trung 12 ngàn dân gốc Nhật sống tại mấy tiểu bang ven Thái Bình Dương năm 1942. Đài Loan đã xin lỗi dân chúng về chế độ thiết quan luật hà khắc do Quốc Dân Đảng thi hành trước khi dân chủ hóa hải đảo. Chính quyền mới của Iraq cũng đã xin lỗi Iran về cuộc chiến 8 năm do Saddam gây ra năm 1980.
Hơn bốn ngàn dân Mỹ bị treo cổ trong thời gian hơn 80 năm, tương đương với số người bị giết trong một tháng ở Huế, hồi Tết Mậu Thân. Khép lại quá khứ! Nhờ chuyến đi Mỹ, hy vọng ông Thủ Tướng biết phải làm gì, để khép lại quá khứ.

Đinh Từ Thức (Thế giới Ngày Nay)
(Nguồn: VNN)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.