Hôm nay,  

Diễn Đàn Phụ Nữ Khởi Hành 2 Sôi Nổi Về Vai Trò Phụ Nữ...

08/06/200700:00:00(Xem: 2695)

Từ trái, nhà văn Nguyễn Tà Cúc, GS Phạm Thị Huê.

Tạp chí Khởi Hành đã tổ chức Diễn đàn Phụ nữ Khởi Hành Lần II Ngày 2 tháng 6, 2007 tại Phòng Sinh hoạt Nhật báo Người Việt, Westminster, California với chủ đề Sự  đóng góp của Phụ nữ Việt Nam tại biển ngoài vào Cộng đồng tỵ nạn. Cũng như lần trước, ban tổ chức -do Thư ký Tòa soạn Khởi Hành Nguyễn Tà Cúc đảm đương với sự trợ giúp của thân hữu- và hai diễn giả, đều là phụ nữ.

Chương trình gồm hai phần chính: phần diễn thuyết của Giáo sư  Phạm Thị Huê (Orange Coast College) về khía cạnh Giáo dục và Nguyễn Tà Cúc về Văn học. Trong khoảng 18 phút, Giáo sư Phạm Thị Huê đã lôi cuốn được cử tọa một cách trọn vẹn với những kinh nghiệm sống động, chia ra làm mấy phần chính như sự đóng góp về Gia đình, Bảo tồn Văn hóa Việt Nam, Tôn giáo, Các trường chuyên nghiệp.

Theo bà, cho tới nay, đa số hay đại đa số phái nữ vẫn là những người đóng góp rất lớn cho các đoàn thể trên. Bà có một nhận xét rất đặc biệt là "Nếu người bản xứ đã có sự so sánh làkhi nói tới người Trung Hoa, chúng ta liền nghĩ tới những nhà hàng Tàu; khi nói tới người Ấn độ, chúng ta liên tưởng tới hệ thống Seven-Eleven; nói tới người Hàn quốc là nói tới hệ thống giạt ủi; và khi nói tới người Việt Nam chúng ta liên tưởng nghề gì" Nghề làm hoa tay (chứ không phải hoa tai...) Nói vậy để chúng ta cùng để ý tới sự đóng góp lớn lao của những phụ nữ trong việc đào tạo những người có nghề nghiệp vững vàng này."

Sau khi phân tích và có lời tri ân phụ nữ các ngành, nhất là những bà mẹ, bà kết luận bằng lời kêu gọi :"Hỡi các chị em phụ nữ , nhất là Phụ nữ Việt nam Hải ngoại, công lao của các chị đóng góp vào việc giáo dục rất là cao cả[...]Các chị đã làm rất nhiều nhưng có bao giờ chúng ta tự hỏi là chúng ta đã làm đủ chứ" Chúng ta đã làm đúng chưa" Hoàn cảnh sống và môi trường xã hội  đã thay đổi nhiều, chúng ta đã làm đúng vai trò của người phụ nữ VNHN chưa" Và nếu chúng ta không làm, ai sẽ thay thế chúng ta" Ai sẽ là những người mẹ để "đóng vai trò rèn luyện tâm trí, tài năng, phát huy các đức tính của các con"...Ai sẽ tiếp tục nâng đỡ con cái mình hoàn tất một ngành chuyên môn"...Ai sẽ tiếp tục cung cấp các cơ sở, các trung tâm dậy Việt ngữ, hay những trường chuyên nghiệp..." Thiết tưởng chúng ta càng nên đoàn kết, tương trợ lẫn nhau để cùng chia sẻ gánh nặng của người phụ nữ VN...gánh nặng mà chúng tôi không thể hoàn tất nếu không có sự hỗ trợ của toàn thể quý vị."

Tiếp lời Giáo sư Phạm Thị Huê là nhà văn Nguyễn Tà Cúc. Nguyễn Tà Cúc nói về sự không nô dịch tư tưởng ngoại quốc khi sáng tác hay phê bình: "[...]Muốn cung hiến được một cái nhìn chính xác về tình hình văn chương ngoài nước, nhất là về Văn Học Miền Nam, một thời kỳ mà chác chắn người trong nước hay những thế hệ sau sẽ không thể có một cái nhìn chính xác giản dị chỉ vì không phải là chứng nhân tham dự hay có những quan hệ với các chứng nhân ấy đủ để có những tài liệu chính xác ấy mà viết, thì cũng không nên bị sự nô dịch tư tưởng vào các chủ thuyết văn học hay văn hóa ngoại quốc[...]Và bởi thế, không phải chỉ có sự nô dịch vào chủ thuyết hay chế độ Cộng sản mới đáng sợ mà ở ngoài nước, sự nô dịch vào những tư tưởng chủ thuyết ngoại quốc cũng tệ hại và nguy hiểm không kém vì cũng dẫn đến một kết quả tương tự. Chúng ta ở ngoại quốc, chúng ta được viết trong tự do, chúng ta có hoàn cảnh thuận lợi để học hỏi thêm, tôi thành thực hy vọng rằng một ngày kia, chúng ta-những phụ nữ tỵ nạn-tỏa ra đi ở bốn phương trời sẽ được nhớ đến như những người đã đóng góp được chút nào cho quê hương chúng ta bằng tinh thần làm việc không nô dịch ấy."

Sau đó là phần phát biểu của nhà thơ Viên Linh và nhà văn Hoàng Khởi Phong. Nhà văn Hoàng Khởi Phong nói rằng ông đến đây ngày hôm đó chỉ để "vỗ tay" cho quý vị phụ nữ qua kinh nghiệm bản thân có các cháu và con được dậy dỗ bởi (thầy) cô trong trường. Ông cũng nhắc đến trường hợp của bà quả phụ Đỗ ngọc Yến, là một thí dụ điển hình của những người vợ sẵn sàng hỗ trợ chồng.

Chấnm dứt phần Một là nhà thơ Viên Linh. Ông nhắc đến một nhân vật nữ mà ông đã làm thơ từ rất nhiều năm nay: đó là nhân vật Cúc Hoa trong truyện Phạm Công Cúc Hoa. Ông cũng nhắc đến trường hợp một nữ họa sĩ không có phương tiện vẽ tranh tại VN để đề nghị rằng những phụ nữ bên này hãy giúp những đồng nghiệp của mình ở VN.

Sang đến phần thứ hai là phần Trả lời câu hỏi của cử tọa do Trần Thúy Phương đảm trách với rất nhiều góp ý, có khi sôi nổi như  khi Giáo sư Trần Thế Ngữ nhắc đến sự "hy sinh thầm lặng" của cac quý ông chồng ở nhà trông con để quý bà làm việc xã hội. GS Phạm Thị Huê đã đồng ý ngay vì bản thân bà rất may mắn có những người thân thông cảm và hết sức giúp đỡ để bà có thể chu toàn nhiều công việc tình nguyện. Bà nhắc đi nhắc lại rằng "hạnh phúc gia đình rất quan trọng". Chị Minh Chính  gợi lại một thời chưa xa xưa lắm khi nhắc đến sự kiện các bà mẹ và phái nữ vẫn phải ngồi ăn riêng hay ăn sau bếp (không được ăn chung với chồng hay phái nam) để mời chị Huê cho ý kiến về đời sống tâm linh, nhất là của những phụ nữ không đi làm.

Câu hỏi đầu tiên cho Nguyễn Tà Cúc là câu hỏi bất ngờ vì nhắc đến một chuyện đã cũ: người đặt câu hỏi cho rằng Nguyễn Tà Cúc đã "tránh né" mà không trả lời thẳng một phóng viên của đài BBC khi ông này đặt câu hỏi về "sự đụng chạm trong khi phê bình". Nguyễn Tà Cúc nhận rằng quả có "đụng chạm" tới rất nhiều đồng nghiệp, nhất là đồng nghiệp phái nam. Một câu hỏi khác được rất nhiều người tham dự có ý kiến-kể cả giáo sư Phạm Thị Huê -là câu hỏi của ông Mai Tất Đắc:"Nguyễn Tà Cúc nghĩ sao về hiện tượng khai thác tính dục trong văn chương của các nhà văn nữ (hăng hái hơn các ông rất nhiều) có phải là một đóng góp của phụ nữ cho văn học hay không"". GS Phạm Thị Huê đã nhắc đến cuốn Bóng Đè của Đỗ Hoàng Diệu mà gía trị văn chương chưa được xác nhận. Nguyễn Tà Cúc cho rằng vấn đề rất giản dị, ở chỗ bất kể là nội dung ra sao, đề tài thế nào... một cuốn sách không có giá trị văn chương sẽ không tồn tại được.

Chấm dứt phần trả lời câu hỏi, Nguyễn Tà Cúc giới thiệu khăn và vải lụa vẽ của Trần Thị Lai Hồng (Florida). Ba sử dụng màu sắc rất táo bạo và cùng với những tác phẩm treo kín hai bên Phòng Sinh Hoạt là sáng kiến may áo dài cài cúc bên trái. Theo bà "áo dài cài bên phải là dấu vết nô lệ còn sót lại của ngàn năm ta bị Tàu đo hộ. Cả thế giới từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc như có luật lệ ngầm không văn bản, không ký kết là đàn ông mặc áo cài bên phải, đàn bà cài bên trái. Duy có người Tàu đàn ông đàn bà đều mặc áo cài bên phải. Sách Luận Ngữ, qua bản dịch của học giả Nguyễn Hiến Lê, có câu Khổng Tử khen Quản Trọng "Vi QuảnTrọng, ngô kỳ bị phát, tả nhậm hỉ" (nghĩa là "Nếu không có Quản Trọng thì nay ta -tức là Tàu- phải cắt tóc, cài vạt bên trái".) Quản Trọng là Tể Tướng của Tề Hoàn Công, thế kỷ X trước Tây Lịch, giúp Tề chinh phục các nước nhỏ phía Nam, trong có Lạc Việt...Bởi thế, may áo dài cài bên trái, lý tình đều thuận hợp." Nguyễn Tà Cúc nói là đã thực hành ngay sự khởi xướng của Lai Hồng bằng cách mặc áo dài cài bên trái ngày hôm đó.

Trước khi kết thúc chương trình, DĐPN đã dành cho nhà thơ chủ nhiệm Viên Linh vài phút để công bố kết quả Giải Văn chương Toàn Sự nghiệp cho Một nhà văn Việt Nam. Người được chọn lần này là nhà thơ Hữu Loan. Thư  ký Tòa soạn nói rằng Giải thưởng  được công bố trong một buổi Diễn Đàn Phụ Nữ cũng là xứng đáng và tốt đẹp vì như đã thấy, Phụ nữ tham gia rất nhiều vào mọi công việc trong xã hội.

Sau cùng, Ban tổ chức đã cám ơn Nhật báo Người Việt, Việt Báo Kinh tế, VNCR (chị Hồng Nga), anh Dương Thanh Liêm và Bùi Bỉnh Bân đã giúp phần kỹ thuật (thêm các chị Kiều Mỹ Duyên và Như Hảo đã loan tin liên tiếp) . Đặc biệt, ban tổ chức thành thực tri ân một chị thân hữu ẩn danh đã cáng đáng hoàn toàn phần ẩm thực với những món ăn rất đẹp mắt, rất đúng sự "công dung ngôn hạnh" của phụ nữ.  Lần này cũng có mặt một "lực lượng" cựu nữ sinh Gia Long (và phu quân) rất hùng hậu tới tham dự (vì Thư ký Tòa soạn xuất thân từ trường này) như  Chủ Tịch Ngọc Long, cố vấn Thanh Mai (và anh Nguyễn Mai, đại diện Liên Trường), Bảo Nam, Châu Ngọc Trọng, cựu Chủ Tịch Lệ Minh, Hồng Cúc, Minh Chính, Loan vv..Trong khi dùng trà bánh thì cuộc thảo luận vẫn tiếp diễn. Chị Nga (Ventura County) đã bàn tới sự đóng góp của phụ nữ vào sự nuôi dưỡng (hay không nuôi dưỡng) những tạp chí văn học hay những tờ báo "chủi" nhân việc nhà văn Hoàng Khởi Phong có kể rằng tờ Văn Học trải qua sáu đời chủ nhiệm vì lúc nào cũng lỗ. Nguyễn Tà Cúc đồng ý cần có một sự hiểu biết hơn về những món ăn tinh thần này. Người Việt ít có thói quen mua sách báo hay đi xem phim ngoài rạp mà chỉ coi phim bộ hay mươn phim về xem. Cái lối phát âm ngọng nghịu và chữ nghĩa ngô nghê trong phim bộ rất tai hại cho trẻ em tập nói tiếng Việt. Một đàng giới làm báo cần cải tiến bằng cách đăng bài chọn lọc và có giá trị, đằng khác, độc giả cần nuôi dưỡng bằng cách mua báo. Lấy thí dụ như các nhật báo tại Quận Cam. Có người chỉ bỏ 25 cents nhưng rút ra rất nhiều tờ. Cứ làm như thế thì báo không thể đủ tài chính rộng rãi đễ giúp đỡ nhiều hơn các sinh hoạt văn hóa khác, như đã bảo trợ buổi Diễn Đàn Phụ Nữ này.

Diễn Đàn Phụ Nữ có khoảng 74 người tham dự ( 40 quý bà, 34 quý ông) và kết thúc vào lúc 4 giờ 30 chiều cùng ngày.

(Bản tin của Ban Tổ Chức)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.