Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Vay Nợ Để Làm Gì?

09/06/200900:00:00(Xem: 2577)

Thời sự nước Úc: Vay Nợ để làm gì" - Hoàng Đ.Thư

Cuối tuần qua, phe đối lập liên bang cho tung ra một chiến dịch quảng cáo truyền hình nhằm tấn công chính phủ Liên Bang với luận điệu rằng thủ tướng Kevin Rudd đã điều hành sai lạc nền kinh tế của Úc khiến cho nước Úc bây giờ phải mắc nợ $300 tỷ Úc Kim. Đoạn quảng cáo 30 giây này không hề nhắc đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vốn là một trong những nguyên nhân chính khiến cho kinh tế Úc bị trì trệ cần được kích hoạt để bảo đảm công ăn việc làm cho người dân.
Đoạn phim chiếu cảnh lãnh tụ đối lập liên bang Malcolm Turnbull ngồi trong một văn phòng trang hoàng rất khiêm tốn, chỉ mặc áo sơ-mi và đeo cà-vạt chứ không mặc vét, đàng sau lưng là một lá cờ Úc. Ông Turnbull nói trong đoạn quảng cáo: “Kevin Rudd và Wayne Swan đã không còn kiểm soát được nền kinh tế Úc rồi. Cách đây 18 tháng chúng ta không hề có nợ nần gì cả và có tiền mặt trong ngân hàng. Còn bây giờ thì họ đã vùi chúng ta vào một món nợ hơn $300 tỷ Úc Kim”.
Ông Brian Loughnane, tổng quản liên bang (federal director) của đảng Tự Do cho biết sở dĩ phe liên đảng chuyên chú đặt trọng tâm vào món nợ vì họ thấy nhân dân Úc dường như rất quan tâm về vấn đề này. Một điều khác mà không ai bên phe đối lập muốn xác nhận là việc quần chúng Úc, cũng như những quốc gia Tây Phương khác, thường có thành kiến rằng các đảng phái bên cánh Tả - như đảng Lao động ở Úc và đảng Dân Chủ ở Hoa Kỳ - thường tắc trách hơn phe bảo thủ cánh Hữu - như đảng Tự Do ở Úc và Cộng Hòa ở Hoa Kỳ - về vấn đề quản trị kinh tế.
Thế nhưng, sự thật thì sao" Có phải phe đối lập đã khoác bộ mặt đạo đức giả về vấn đề nợ nần hay chăng"
Chỉ mới cách đây chưa đầy hai năm thì “mượn nợ” chẳng những không phải là một điều xấu xa mà còn được khuyến khích nữa, miễn sao kẻ vay mượn nợ là người dân Úc chứ không phải là chính phủ Howard là được.
Theo nhiều nhà phân tích kinh tế chính trị thì phương pháp điều hành kinh tế chủ yếu của chính phủ Howard trong suốt hơn một thập niên qua là chuyển nợ từ chính phủ sang tư nhân. Trong hơn một thập niên mà nền kinh tế Úc được chính phủ Liên đảng lèo lái thì vào nhiệm kỳ cuối cùng của ông Howard, người dân Úc đã phải chi ra trung bình là 59% mức thu nhập của họ để trả nợ, một sự tăng vọt đáng kể so với mức trung bình là 41% trước đó.
Trong suốt thời gian ấy thì người dân Úc đua nhau mượn nợ, vì cho rằng đấy là một việc làm đầy trách nhiệm. Mượn nợ để mua nhà, mượn nợ để trả học phí đại học, mượn nợ để mua cổ phần, mượn nợ để đầu tư....
Chưa đầy hai năm về trước, ông Howard vẫn còn tuyên bố với dân chúng Úc rằng mức nợ cá nhân ngày càng cao là một sự phản ảnh trung thực về việc dân chúng Úc ngày càng khá giả hơn!
Nợ thẻ tín dụng tăng vọt trong thời John Howard. Và đặc biệt nhảy vọt là phương pháp mượn nợ mua cổ phiếu “margin lending” - mượn nợ với lời cam kết sẽ phải lập tức trả dứt nợ nếu giá cổ phiếu sụt xuống dưới một mức đã quy định (Đây chính là một trong những lý do khiến cho nhiều công ty cỡ lớn như Allco, Centro và ABC Learning bi vỡ nợ). Đấy là cách thức mà chính phủ Tự Do cho là điều hành kinh tế có trách nhiệm: khuyến khích người dân mượn nợ để đánh bạc, để cá độ rằng những cổ phần mà họ mua sẽ chỉ tăng chứ không có sụt! Chính vì thế mà trong nhiệm kỳ cuối cùng của ông Howard, tổng số nợ cá nhân của người dân Úc đã vọt lên hơn 1,000 tỷ (one trillion) Úc Kim!
Nếu vậy thì phương pháp nào là phương pháp có trách nhiệm hơn trong việc quản lý kinh tế: dồn tiền công quỹ để kiến thiết quốc gia, tu bổ trường học, cải thiện dịch vụ y tế, xây đường xá hay là thúc dẩy dẫn dụ dân chúng đánh bạc rồi sau đó khoanh tay bàng quan tọa thị khi dân chúng bị thua bạc"
Để hiểu rõ thêm về sự việc này, xin mời quý độc giả theo dõi bản phỏng dịch bài phân tích của Kenneth Davidson được đăng tải trên nhật báo The Age tuần qua, tựa đề “It’s What You Do With Debt That Matters” - Chuyện Quan Trọng Là Vay Nợ Để Làm Gì.

*

Đã đến lúc phe Đối Lập phải bị quy trách nhiệm về khả năng quản trị kinh tế tồi tệ của chính phủ Howard. Sự khoe khoang hãnh diện nhất của họ là việc đã giảm thiểu công nợ từ $96 tỷ Úc Kim khi vừa thắng chính quyền năm 1996 xuống còn 0 vào năm 2007 khi họ bị hất cẳng.
Công nợ (government debt - nợ mà chính phủ thiếu) phần lớn là nợ mà chúng ta thiếu chính chúng ta. Là những người đóng thuế, chúng ta là kẻ phải trả món nợ này. Tuy vậy, là người đóng tiền cho các quỹ hưu trí (superannuation funds) thì món nợ này là một phần tài sản để dành cho tiền hưu trí của chúng ta (qua dạng công khố phiếu). Những người có trí nhớ dai chắc chắn sẽ nhớ rằng trong kỳ vận động bầu cử liên bang năm 1996, công nợ hoàn toàn không hề được đề cập đến. Thay vào đó, đảng Tự Do đã có một chiếc xe vận tải nhắc về mức nợ ngoại quốc (foreign debt), với số tiền nợ tăng đều đặn xuất hiện để làm phông cho bất kỳ những nơi nào mà ông Peter Costello - lúc đó là phát ngôn nhân kinh tế của phe đối lập do ông Howard lãnh đạo - xuất hiện.
Sau khi phe liên đảng đắc cử thì chiếc xe vận tải này được dẹp biến vào một xó thật nhanh chóng, và không hề được nhắc đến nữa. Từ dạo ấy cho đến nay, số nợ ngoại quốc đã leo lên đến khoảng $600 tỷ, phần lớn là vì chính phủ Howard đã không hề yểm trợ những chương trình xây dựng hạ tầng cơ sở, kiến thiết quốc gia mà chính phủ Lao động tiền nhiệm đã đề ra như nền tảng của chính sách kỹ nghệ của Lao động, một chính sách vốn được hoạch định với mục đích nâng cao mức xuất cảng và xây dựng những kỹ nghệ khả dĩ cạnh tranh được với những mặt hàng phải nhập cảng.


Sau cuộc tổng tuyển cử năm 1996 thì tân chính phủ tìm được “lỗ hổng Beazley” với sự thâm thủng hơn $7 tỷ Úc Kim so với ngân sách phát nguồn từ việc chu kỳ buôn bán đã đến lúc sụt giảm. Như bây giờ chúng ta đã biết, hoặc lẽ ra phải biết, những nhà dự đoán kinh tế hoàn toàn không thể nào dự đoán được thật chính xác lúc nào thì chu kỳ thương mãi phải suy giảm hay tăng tiến và do đó, khó liệu định được thật chính xác sự khác biệt giữa mức thu chi của chính phủ.
Và như chúng ta cũng biết, hoặc lẽ ra cũng phải biết, chuyện tệ hại nhất mà chính phủ có thể làm được để đối phó với sự thâm thủng như trên là cắt mức chi tiêu hay gia tăng thuế má. Đấy là chuyện đã xảy ra trong thập niên 1930 và nó đã mang đến cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng (Great Depression) thay vì sự suy thoái kinh tế mà chúng ta đang gặp như hiện nay.
Sự suy sụp trong mức chi tiêu tư nhân trong những năm 1996-1997 không có gì trầm trọng như năm 1930 hoặc như năm 2008 vừa qua. Ấy vậy mà tân chính phủ Howard lúc bấy giờ đã vội vã áp dụng ngay chính sách “cắt và đốt” (slash and burn) và chính sách này đã bào mòn sức mạnh của sự hồi phục kinh tế, để rồi từ đó khiến cho tỷ lệ thất nghiệp cao bị kéo dài một cách không cần thiết.
Tuy nhiên, nếu nhìn sự việc theo quan điểm của phe Liên đảng lúc bấy giờ thì cho dù đó là những phương pháp quản trị kinh tế tệ hại, nhưng ngược lại, nó lại là những đòn phép chính trị tuyệt vời. Chính phủ liên đảng lúc đó đã khiến người ta tin rằng tân chính phủ (và nhân dân Úc) đã bị cựu chính phủ lừa dối về mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế mà họ thừa hưởng, và vì thế, tất cả những lời hứa hẹn cam kết trong thời gian vận động bầu cử phải bị gác qua một bên. Để rồi cuối cùng, chính phủ Howard đã thực hiện được chính sách kinh tế “Fightback” của tiến sĩ John Hewson mà cử tri Úc đã thẳng thừng khước từ trong kỳ tổng tuyển cử năm 1993.
Về phần $96 tỷ công nợ mà chính phủ Howard đã trả dứt được thì $60 tỷ được lấy từ việc bán đi những tài sản quốc gia - đặc biệt là công ty truyền thông Telstra, những phi trường dân sự và các tòa công sở. Phần còn lại được lấy từ việc cắt giảm những dịch vụ cần yếu như y tế công cộng, tài trợ cho các trường công, các trường cao học, kỹ thuật và đại học. Thêm vào đó là những món tiền thuế hậu hĩ bất ngờ nhờ vào sự bộc phát của kỹ nghệ khai thác hầm mỏ, khoáng chất. Sau đó, chính phủ cố tình tạo nên một sự đã rồi, khiến dân chúng phải mặc nhiên chấp nhận rằng chính phủ không có khả năng cung cấp những dịch vụ có chất lượng cao trong các lãnh vực y tế, giáo dục và nhiều lãnh vực khác nữa. Thêm vào đó là một cái bong bóng về giá cả nhà cửa, vốn được thổi phồng cao hơn trị giá thật, tạo điều kiện cho những kẻ thừa tiền mua nhà đầu tư chạy thuế (negative gearing). Vì thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi công nợ bị thay thế bằng mức nợ cá nhân cao chưa từng có trong lịch sử Úc, lên đến 160% mức lợi tức trung bình của mỗi nóc gia!
Chính vì thấy rằng đấy là một đòn phép chính trị tuyệt vời cho nên đến bây giờ phe liên đảng, mặc dù đã bị hất ra hàng ghế đối lập, vẫn tiếp tục khua chiêng gióng trống ầm ĩ về công nợ. Nhưng lần này, chiêu bài ấy có thể không còn hữu hiệu nữa. Tất cả những quốc gia lớn trong khối OECD (Organisation for Economic Co-operation & Development - Tổ Chức Hợp Tác Phát Triển Kinh Tế) đều chấp nhận bị thâm thủng thật lớn lao trong ngân sách mặc dầu mức công nợ hiện nay của các quốc gia này đã lớn hơn mức nợ mà người ta dự đoán Úc sẽ phải thiếu. Tuy nhiên, mức độ thiếu nợ thấp của Úc không phải là lý do để phe liên đảng có thể tự hào, bởi vì chuyện họ đã làm chẳng khác gì chuyện một gia đình trả dứt nợ mua nhà bằng cách bán phứt ngôi nhà rồi mướn lại với một giá thật đắt, tốn kém hơn xưa rất nhiều. Chuyện này đã xảy ra rồi, qua việc bán những cơ sở mà chính phủ đặt văn phòng, rồi thuê mướn lại chính những cơ sở ấy.
Qua một bài nghị luận vừa được phổ biến trong tháng này về sự quan trọng của việc đầu tư vào hạ tầng cơ sở của kỹ nghệ viễn thông (telecommunications), tổ chức OECD đã giải thích thật rõ rệt về tầm ảnh hưởng hữu ích của việc chính phủ sử dụng công quỹ để khôi phục kinh tế. Bài nghị luận ghi nhận: “Nói chung thì chi tiêu của chính phủ nên nhắm vào những dự án cấp tốc, kịp thời, sẽ tạo nên những lợi ích về mức cung và cầu cho nền kinh tế”.
Tổ chức OECD còn nhấn mạnh rằng đầu tư vào hạ tầng cơ sở cho những mạng lưới viễn thông là mục tiêu thật tốt cho các hoạt động nhằm kích hoạt kinh tế, đặc biệt là khi “những dự án này có thể được khởi công nhanh chóng và đòi hỏi một số lượng lớn sức lao động, vốn sẽ tạo thêm công ăn việc làm. Đầu tư vào viễn thông qua đường giây cáp (wired telecommunications), tự nó, là một nỗ lực mang tính địa phương, cung cấp một sự chi tiêu địa phương và sẽ có ảnh hưởng bội phân (multiplier effects) bởi vì ít bị thất thoát ra nước ngoài”.
Telstra hiện “đã sắp sẵn với cuốc và xẻng” - công ty này có kế hoạch đưa ra một chương trình ráp mạng internet broadband toàn quốc với phí tổn chỉ bằng 2/3 phí tổn mà chính phủ liên bang dự trù sẽ chi cho dự án song song của họ.
Thay vì hô hào tạo sợ hãi trong quần chúng về công nợ thì phe liên đảng đối lập nên thẩm định một cách thật nghiêm trọng mức thu nhập mà chính phủ Lao động có thể mang về qua món nợ ấy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.