Hôm nay,  

Thời Sự Nước Úc: Morris Iemma, Don Quixote Aussie

22/07/200800:00:00(Xem: 1835)
Sự xào xáo bất ổn trong nội bộ chính phủ Iemma trong vài tuần qua liên tục là tin trang nhất trên cả hai nhật báo của tiểu bang NSW. Gần như không ngày nào là không có những nguồn tin từ trong nội bộ đảng Lao động NSW được tiết lộ cho báo giới và tất cả đều quy vào sự bất mãn, lo âu, nghi ngại của các dân biểu bạch đinh về tương lai của chính phủ dưới sự lèo lái của ông Iemma, sau nhiều vụ việc khiến cho giới truyền thông cùng dân chúng cho rằng chính phủ lơ là, tắc trách, không chu toàn trách nhiệm, thí dụ như các khó khăn trong hệ thống giao thông công cộng, trong hệ thống giáo dục, trong hệ thống y tế của tiểu bang....

Hơn thế nữa, giới truyền thông còn thổi phồng những tin đồn cho rằng đảng Lao động đang ráo riết vận động tìm các khuôn mặt sáng giá, và tương đối ít bị tai tiếng trong chính phủ Iemma để đưa họ ra thách thức tranh chức lãnh tụ đảng – và qua đó, chức thủ hiến – hầu bảo đảm rằng chính phủ Lao động có thể thắng cử và nắm chính quyền thêm ít nhất một nhiệm kỳ nữa, mặc dù vẫn còn gần 3 năm nữa mới đến ngày bầu cử.

Những tên tuổi được nhắc đến bao gồm phó thủ hiến Joh Watkins, cựu bộ trưởng giáo dục Camel Tebbut, bộ trưởng thủy cục Nathan Rees và bộ trưởng kế hoạch Frank Sartor. Tuy nhiên, mỗi người đều có một số khó khăn khiến họ khó có cơ hội giật được ghế thủ hiến. Ông Watkins và bà Tebbut thuộc cánh Tả của đảng Lao động, vốn lép vế hơn cánh Hữu; ông Nathan Rees tuy ở cánh Hữu nhưng lại hoàn toàn không có kinh nghiệm chính trường, vì mới vào quốc hội không bao lâu; ông Frank Sartor tuy không thuộc phe phái nào, nhưng lại không có tuổi đảng lâu năm và không được dân chúng ưa thích nhiều qua những vụ việc liên quan đến hoạch định thành phố.

Dù vậy, có lẽ thủ hiến Iemma cảm thấy lo âu cho sự nghiệp chính trị của mình - đặc biệt là sau khi nữ dân biểu bạch đinh thuộc đơn vị Drummoyne, bà Angela D’Amore, thẳng thắn lên tiếng chỉ trích chính phủ Iemma không lâu sau khi một dân biểu khác cho rằng chính phủ Iemma đã không còn thông cảm, hiểu biết với nhu cầu và ý muốn của quần chúng nữa – nên ông đã đồng ý cho ký giả Andrew Clennell, chủ biên đặc trách chính trường tiểu bang (State Political Editor) của nhật báo The Sydney Morning Herald, độc quyển làm một cuộc phỏng vấn, đăng tải trên trên số báo ngày thứ Bảy 12/7/08.

Trong cuộc phỏng vấn này, thủ hiến Iemma lên án ông Karl Bitar – tổng bí thư chi bộ đảng lao động NSW - cùng những người phụ tá của ông Bitar rằng họ đang mở một chiến dịch nhằm hất cẳng ông. TH Iemma khẳng định rằng cho dù người ta đang “mở một cuộc chiến tranh tâm lý” để hy vọng rằng ông sẽ sợ hãi mà từ nhiệm, nhưng khi họ càng cố tâm đẩy ông đi thì ông lại càng cương quyết ở lại. Ông cũng nhấn mạnh rằng cả bốn người được nhắc đến như những kẻ khả dĩ thay thế ông đều đã liên lạc với ông và hứa hẹn hết lòng yểm trợ ông.

Sau đây, xin mời qúy độc giả theo dõi bản lược dịch bài phân tích đầy sự châm biếm mỉa mai tựa đề “Iemma Isn’t Pleasing Everyone – Ông Iemma Chẳng Làm Ai Hài Lòng Cả” của Lisa Carty, nữ ký giả đặc trách tin chính trường của tuần báo The Sun Herald, đăng tải hôm Chủ Nhật 13/7/08 vừa qua, nhằm xác định rõ tình hình chính trường tiểu bang NSW hiện nay.

*

Thủ hiến Morris Iemma đã mua được một cuộc đình chiến ngắn hạn bằng cách miêu tả sự sụp đổ không thể nào tránh khỏi của ông như một âm mưu nào đó của trung ương chi bộ đảng dưới sự lèo lái của ông Kal Bitar, kẻ được mệnh danh là “Gã Sát Thủ” (Karl “The Killer” Bitar).

Ông Iemma đã khéo léo bẻ ngoặt câu chuyện để ông được xem như một thứ siêu anh hùng chính trị, cương quyết tranh đấu cho lẽ phải, cho công lý và lối sống của NSW.

Ông sẽ đánh bại băng đảng hắc ám ở đường Sussex (LND: nơi văn phòng chi bộ NSW của đảng Lao động tọa lạc) vì ông có đầy sự cương quyết sắt thép.

Ông biết chuyện gì tốt cho dân chúng NSW (trong trường hợp này là chuyện tư hữu hóa điện lực) và nếu cần thiết, ông sẽ hy sinh chính mình vì ích lợi chung của tiểu bang.

Quý cử tri thân mến, làm sao quý vị lại có thể chối bỏ một người như thế chứ"

Ông sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo đảm rằng tiểu bang này sẽ có được nguồn cung cấp điện lực bền vững, đáng tin để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng.

Ông muốn các em bé thơ của chúng ta được ấm áp, yên ổn, muốn những người lao động của chúng ta có công ăn việc làm; và ông tỏ ra kinh sợ về ý tưởng rằng những người già lãnh trợ cấp hưu bổng bị chết vì cóng lạnh.

Thật tình thì trung ương chi bộ đảng đã quyết định rằng ông Iemma phải ra đi.

Nhưng lý do không phải vì tổng bí thư Karl Bitar, phó tổng bí thư Luke Foley và một số những người khác, trong đó có chủ tịch chi bộ Bernie Riordan, tìm cách quấy động vì họ nhàm chán chẳng có gì làm cả.

Lý do chính yếu là chính phủ Lao động NSW, dưới sự lèo lái của ông Iemma, đã làm việc quá sức tệ lậu, và các cuộc thăm dò ý kiến cử tri đều xác định một sự đại bại trong kỳ bầu cử tiểu bang năm 2011. Gần đây nhất là cuộc thăm dò của The Sun Herald Taverner cho thấy, uy tín của phe đối lập tiểu bang vượt xa chính phủ.

Nếu chính phủ NSw và ngài thủ hiến làm việc tốt, được lòng dân thì trung ương chi bộ đảng sẽ vô cùng vui sướng.

Trung ương chi bộ đảng Lao động chỉ quan tâm đến việc thắng cử mà thôi. Các đảng Tự Do và Quốc Gia cũng thế.

Chuyện này có vẻ tàn nhẫn và phiến diện, thế nhưng, chúng ta phải nghĩ đến một việc khác nữa: nếu đảng của qúy vị không đắc cử, quý vị sẽ không bao giờ có cơ hội để thi hành những sự thay đổi mà quý vị cho là rất quan trọng.

Cái chính sách mà quý vị đã dày công đổ mồ hôi sôi nước mắt để soạn thảo sẽ không bao giờ thấy được ánh sáng mặt trời trừ phi quý vị thắng cử.

Lý do duy nhất mà những người hành sự ở trung ương chi bộ đảng Lao động NSW đã quyết định rằng ông Iemma phải ra đi là vì ông làm việc quá tệ lậu, như các cuộc thăm dò dân ý đã phản ảnh cho thấy.

Ông Iemma quyết định tử thủ trong vấn đề tư hữu hóa điện lực. Sự quyết tâm sắt thép mà ông rất hãnh diện quả thật là một đức tính tốt cho một nhà lãnh đạo thương trường. Thế nhưng, đối với một chính trị gia thì đấy có thể là một quyết định tự sát. Quyết tâm sắt thép có ý nghĩa gì khi mình bị tống cổ ra khỏi văn phòng, bị tước mất quyền nắm chính phủ chứ"

Điều tối quan trọng trên chính trường là việc dẫn dắt người khác theo đường hướng của mình, và ông Iemma quả thật đang làm chuyện ấy. Ông đang kéo tất cả những dân biểu đồng chí đồng đảng của ông xuống vũng lầy và họ đều biết như thế.

Sau khi bản tin riêng của tuần báo Sun Herald tuần trước cho thấy nữ dân biểu bạch đinh thuộc đơn vị Drummoyne, bà Angela D’Amore, mạnh mẽ tấn công xếp lớn của bà cùng các bộ trưởng của ông ta thì rất nhiều dân biểu bạch đinh khác cũng bắt đầu tỏ lộ ý chí sắt thép của họ.

Và họ đã bắt đầu công khai thẳng thắn bảo với văn phòng thủ hiến rằng họ không hài lòng và cử tri cũng không hài lòng.

Và bỗng dưng ngài thủ hiến biết được rằng ông đang gặp vấn nạn khó khăn.

Thế là ông quyết định biến hóa câu chuyện. Tự nhiên vấn đề không còn là một chính phủ với những hành vi tồi tệ (behaving badly), bây giờ nó bỗng trở thành những công đoàn xấu xa và những tay thợ đốn vô danh (faceless hatchet men) từ đường Sussex âm mưu với nhau trong những buổi trà dư tửu hậu tại tửu điếm ở phố Tàu hầu có thể loại trừ ông vì ông là một người cứng rắn, cương quyết tiến hành với việc tư hữu hóa điện lực.

Sức mạnh có thể là một lợi điểm nhưng nó cũng có thể là nhược điểm.

Quả thật là chuyện đáng mỉa mai khi một trong những sự chỉ trích liên tục về ông Iemma là chuyện ông là một kẻ yếu hèn và thiếu quyết tâm (weak and indecisive), hoặc, như phe đối lập vẫn thường tấn công một cách thích thú, ông là một kẻ lần khân dật dờ (ditherer).

Ngay cả các dân biểu của ông cũng còn giật tai, bứt tóc bực dọc buồn phiền vì họ gần như không thể nào khiến cho ngài thủ hiến cùng văn phòng của ông đi đến bất kỳ một quyết định nào trong một vấn đề nào để có thể thực sự khiến cho công việc được xuôi chảy.

Ấy vậy mà cuối cùng ông cũng đã tìm thấy được sự kiên quyết nằm sâu đâu đó trong lòng ông và dường như ông lại sử dụng nó vào vấn đề hoàn toàn sai lạc.

Ông đã biểu dương sức mạnh trong một trận đánh mà ông không thể nào thắng được.

Cuộc thăm dò ý kiến cử tri của tuần báo Sun-Herald vốn cho thấy uy tín chính phủ kém xa phe đối lập với tỷ số 44-56 cũng đồng thời cho thấy đại đa số cử tri chống việc tư hữu hóa điện lực, ngay cả khi họ được nhắc nhớ rằng chính phủ dự tính dùng số tiền thâu được từ việc tư hữu hóa này để tài trợ cho những dự án tu bổ hạ tầng cơ sở cần yếu.

Rõ ràng, sự quyết tâm sắt thép của ông Iemma sẽ chẳng có nghĩa lý gì khi chính phủ của ông bị hất cẳng năm 2011. Và lịch sử sẽ ghi nhớ ông như thế nào" “Ông ta đã đánh một trận đánh tốt, nhưng làm cho mọi người cùng phe phải gục ngã theo ông!”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.