Hôm nay,  

Mất Bò Rào Giậu

24/02/200500:00:00(Xem: 5093)
Chuyến Âu du dài 5 ngày của TT George W. Bush có mục đích hàn gắn lại mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và các nước đồng minh Âu châu về cuộc chiến Iraq và một loạt những vấn đề khác. Sau khi Mỹ vượt qua thử thách đầu tiên thực hiện được cuộc bầu cử Iraq bất chấp sự phá hoại của khủng bố, chuyến đi của ông Bush là hợp lý. Trước cuộc họp Thượng đỉnh 26 nước NATO tại Brussels, ông tuyên bố trong “kỷ nguyên mới về tình đoàn kết Đại tây dương”, Hoa Kỳ và Âu châu phải cùng nhau làm việc để xây dựng lại Iraq, tạo hòa bình Israel-Palestine, đòi Iran không được chế tạo vũ khí hạt nhân và yêu cầu Syria rút quân khỏi Lebanon. Cũng dịp này Bush hô hào các nhà lãnh đạo Âu châu hợp tác với ông trong vai trò phát huy dân chủ trên thế giới.

Tổng thư ký NATO Scheffer nói trong cuộc họp: “Tất cả 26 nước liên minh đang làm việc để đáp ứng lời yêu cầu của chính quyền Iraq xin được giúp đỡ trong việc huấn luyện lực lượng an ninh Iraq, cung cấp trang bị và đóng góp ngân sách cho nỗ lực của NATO”. Trong thời gian qua NATO đã vận động ráo riết để các nước trong Liên minh Bắc Đại tây dương tham gia sứ mạng này. Tuy nhiên vì những bất đồng vẫn còn, Pháp, Đức và những nước chống chiến tranh sẽ không phái huấn luyện viên đến Iraq, giới hạn hợp tác trong việc huấn luyện quân Iraq ở ngoài nước hay chỉ góp tiền về việc này. Sứ mạng NATO hiện nay chỉ gồm có 100 huấn luyện viên - quá nửa là Mỹ - đang huấn luyện các sỹ quan Iraq trong “khu vực xanh”, nơi an toàn nhất ở thủ đô Baghdad.

Sở dĩ có sự đáp ứng rất ít của các đồng minh Âu châu vì theo một cuộc thăm dò mới nhất của AP-Ipsos, đa số dư luận dân chúng ở Anh, Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha nghĩ rằng Mỹ không nên nắm vai trò phát huy dân chủ trên thế giới. Ngoài ra dư luận các nước như Gia Nã Đại, Mễ Tây Cơ và Nam Hàn cũng không đồng ý. Theo tin AP, dân Pháp có tới 84% nói Mỹ không thể đóng vai trò đó. Dân Đức có 74% chống, trong khi 2/3 dân Anh nói họ không tin Mỹ cần phải xuất cảng dân chủ. Khoảng nửa dân số Ý và Tây Ban Nha cũng nghĩ như vậy. Dân các nước đó không có ác cảm với Mỹ, họ chỉ cảm thấy áy náy khi ông Bush tự đảm nhận vai trò đó. Ở Mỹ khoảng 54% dân chúng nói Bush không nên làm, nhưng có 45% nói ông nên làm. Hiển nhiên đa số dân Âu châu không tin tưởng ở ông Bush, vì ông đã bất chấp dư luận thế giới mở cuộc tấn công vào Iraq trong khi không có bằng chứng về vũ khí giết người hàng loạt. Một số nước khác ở ngoài Âu châu cũng sợ bị ép theo hình thức dân chủ của Mỹ. Các nhà lãnh đạo mấy nước đó cho rằng dân chủ có nhiều loại tùy theo hoàn cảnh và truyền thống của mỗi nước. Bây giờ Bush vận động lấy lại sự tin tưởng đã mất, thật cũng như mất bò rồi mới rào giậu. Muộn rồi chăng"


Nhưng muộn còn hơn không. Chuyến đi của ông Bush không phải hoàn toàn vô ích. Các cuộc họp riêng, các màn chụp hình chung tươi cuời xả láng để đăng báo, nhất là bữa dạ tiệc Bush khoản đãi riêng TT Pháp Jacques Chirac, cho thấy nỗ lực hàn gắn rất tích cực. Cuộc Âu du của TT Bush, nếu không mong có hiệu quả rõ rệt ngay tức khắc, ít ra nó cũng không thể có hại hơn nữa, mặc dù các mối bất đồng vẫn còn. Điều quan trọng nhất Mỹ mong đợi trong lúc này là các nước Âu châu sẽ tiếp tay làm áp lực nặng để buộc Syria rút quân khỏi Lebanon, đồng thời khối NATO có thể thảo luận về vai trò gìn giữ hòa bình một khi Israel và Palestine đạt được hiệp ước hòa bình.

Trong khi cố gắng hàn gắn những rạn nứt với các nhà lãnh đạo Âu châu, TT Bush lại tỏ ra rất cứng rắn đối với Tổng Thống Nga Vladimir Putin. Bush đã có chương trình hội kiến tay đôi với Putin ở Bratislava, thủ đô nước Slovakia, vào ngày thứ năm tuần này trước khi kết thúc chuyến đi Âu châu. Nhưng đầu tuần trong cuộc họp NATO ở Bỉ hôm thứ hai, Bush đã có những lời lẽ rất cứng rắn cảnh cáo Putin đi ngược lại tiến trình cải cách dân chủ và đàn áp đối lập ở Nga. Ông Bush nói: “Chúng ta nhìn nhận rằng cải cách không thể thực hiện một sớm một chiều. Tuy nhiên chúng ta phải luôn luôn nhắc nhở nước Nga rằng liên minh của chúng ta đứng về phía một nền báo chí tự do, một thế đối lập rất thiết yếu, một sự chia sẻ quyền hành và một nền pháp trị. Hoa Kỳ và các nước Âu châu cần phải đặt vấn đề cải cách dân chủ làm trung tâm các cuộc hội đàm với nước Nga”.

Việc Mỹ chọn Bratislava làm nơi họp thượng đỉnh tay đôi Bush-Putin là một điều rất có ý nghĩa. Năm 1989, khi Liên Xô bắt đầu sụp đổ, nước Tiệp Khắc mà Slovakia là một thành phần đã tách rời Liên Xô và loại bỏ chủ nghĩa Cộng Sản. Năm 1993, Slovakia tách rời khỏi Tiệp Khắc trở thành một nước độc lập và năm 2004 được gia nhập NATO và Liên Âu. Slovakia với 5.4 triệu dân là đồng minh của Mỹ đem quân dự hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq. Vladimir Putin thời Liên Xô là trùm mật vụ khét tiếng KGB, nay làm Tổng Thống Nga đã từng có thời tỏ ý thân thiện với TT Bush, nhưng khi xẩy ra chiến tranh Iraq, Putin đã ra mặt chống đối Bush. Putin cũng là người chấp thuận bán lò nguyên tử và nhiên liệu hạt nhân cho Iran, trong khi Mỹ đòi Iran phải chấm dứt chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân. Hơn một năm qua, Putin đã ngầm can thiệp vào cuộc bầu cử ở Ukraina, khủng bố báo chí tự do và các phe phái đối lập để củng cố quyền hành độc đoán.

TT Bush không cảnh cáo Putin như một người cựu đảng viên Cộng sản. Sự thật chỉ có Cộng sản mới làm tan được đảng Cộng sản. Nước Nga ngày nay vẫn có một đảng Cộng sản, nhưng họ đã chấp nhận chế độ dân chủ, tham gia tranh cử và có đại diện tại Quốc hội. Đó là một đảng Cộng sản đổi mới. Putin đã phản lại đảng Cộng sản, nay hắn còn nguy hiểm hơn Cộng sản. Bởi vì bất cứ kẻ nào cầm quyền dù Cộng sản hay không Cộng sản, một khi đã bóp nghẹt tự do báo chí và đàn áp đối lập, kẻ đó chỉ đưa đất nước đến tan hoang và nội loạn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.