CPC Hay Không CPC
Vi Anh
Vào ngày 26/10/2009, Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố báo cáo thường niên về Quyền Tự Do Tôn Giáo Trên Thế Giới. Có 8 quốc gia bị liệt vào danh sách CPC, tức nước cần quan tâm vì vi phạm tự do tôn giáo, trong đó 2 nước Bắc Triều Tiên và Iran bị coi là vi phạm nặng nề nhứt và 6 quốc gia khác là Miến Điện,Trung Quốc,Ả Rập Xê Út, Sudan, Eritrea, và Sudan. Danh sách mới dự kiến sẽ phổ biến cuối năm 2009.
Việt Nam Cộng sản thoát khỏi, không bị Mỹ liệt vào sổ bìa CPC. Bộ Ngoại Giao cho rằng VNCS có cải thiện, đã cố gắng thực hiện các quyết định liên quan đến tín ngưỡng và tôn giáo ban hành năm 2004 và 2005, đạt một số bước tiến không chỉ đối với các hệ phái Tin Lành, mà cả với các tôn giáo khác như Công giáo, Phật Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo; công nhận thêm một số Hội thánh Tin lành có mặt tại Việt Nam. Tuy nhiên Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng dành cả chục trang trong báo cáo để ghi nhận những thiếu sót của VNCS. Bản ghi nhận cho thấy còn nhiều trường hợp truy bức, xách nhiễu tín hữu Tin lành như ở Trà Vinh, miền nam Việt Nam và tại một số vùng xa xôi hẻo lánh ở miền Tây Bắc. Như vụ tranh chấp đất đai chưa được giải quyết thỏa đáng giữa chính quyền Việt Nam với Giáo hội Công giáo trong nước, dẫn đến những cuộc biểu tình trên quy mô rộng và đã bị đàn áp. Và cho rằng đó là do địa phương chưa thi hành nghiêm túc chỉ đạo của trung ương.
Theo ông Michael Posner, phụ táù ngoại trưởng Mỹ đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động mới được cử nhiệm và sẽ đi VN, thì danh sách CPC mới sẽ được công bố vào cuối năm. Lời tuyên bố này làm một số người tin tưởng TT Obama một ứng cử viên ứng cử với khẩu hiệu "Thay Đổi", hy vọng bản báo cáo được dự thảo theo tinh thần tồn đọng từ hồi thời TT Bush nên mới nhẹ tay với CS Hà nội như vậy. Từ đây tới cuối năm danh sách CPC mới có thể có tên VNCS.
Nhưng kỳ dư việc chánh quyền của TT Obama qua báo cáo vừa công bố không đặt VNCS vào CPC, làm cho nhiều người Việt trong lẫn ngoài nước thất vọng và bất mãn.
Nó không thể hiện tình hình nhà cầm quyền CS Hà nội trước sau như một gia tăng đàn áp những tiếng nói bất đồng trong nước, trong đó có những người đấu tranh bảo vệ quyền tự do tôn giáo. Đáng liệt VNCS vào danh sách CPC để trừng phạt theo luật lệ hiện hành của Mỹ, các nước bị CPC không được nhận các khoản viện trợ của Mỹ, ngoại trừ các viện trợ nhân đạo thiết yếu.
Vấn đề đặt ra là, thử xem lời nói của ông Michael Posner, phụ táù Ngoại Trưởng Hillary đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, rằng danh sách CPC mới sẽ được công bố vào cuối năm; lời tuyên bố đó có ý nghĩa gì. Làø một thứ hoãn binh chi kế gây hy vọng để làm giảm bất mãn của một số nghị sĩ, dân biểu Mỹ và những nhà đấu tranh dân chủ, hay là một lời nhắn gởi cho CS Hà nội phải cải thiện. Nhưng những người theo dõi thời cuộc nhận thấy có nhiều lý do để chánh quyền Obama, cụ thể là Bộ ngoại Giao, sẽ không ghi tên VNCS trở lại vào danh sách CPC mới sẽ được công bố vào cuối năm nay.
Chánh trị Mỹ là "cực kỳ" thực dụng, Dân chủ lẫn Cộng hoà đều thực dụng. Tương quan ngoại giao của Mỹ chánh là tương quan quyền lợi. Mỹ dễ dàng phớt tỉnh những giá trị lịch sử, truyền thông như tự do, dân chủ, và viện 1001 lý do để để đạt mục mục quyền lợi vật chất. Cụ thể như VNCS đã từng bị đưa vào danh sách này trong hai năm 2004 và 2005. Qua năm 2006, trước chuyến công du Việt Nam của tổng thống Mỹ Bush, bộ Ngoại giao Mỹ đã rút tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC và Quốc Hội còn cấp thêm qui chế PNTR và yễm trợ Hà nội vào WTO và vào làm hội viên không thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
Nhiều viên chức trong chánh phủ Obama, đặc biệt nhiều viên chức ngoại giao chuyên nghiệp của Mỹ hiện chưa thấy đủ yếu tố để liệt Việt Nam trở lại diện các nước đáng quan ngại về quyền tự do tôn giáo. Tiêu biểu là ông Michael Michalak, đại sứ Mỹ tại Hà Nội. Ông là người ủng hộ, thực hiện đường lối của Hành Pháp Mỹ siết chặt và nâng cấp mối tương quan kinh tế, chánh trị, an ninh quốc phòng giữa Washington và Hà nội. Oâng đóng nhập vai đến mức có người nói Oâng là luật sư cho CS Hà nội. Dù TT Obama tranh cử với khẩu hiệu "Thay Đổi" nhưng với Hà nội, TT Obama chưa thay ngựa thì chưa có chuyện đổi đường.