Hôm nay,  

Cuộc Chiến Sắp Tới

22/05/200500:00:00(Xem: 5638)
Trong vài năm tới, hay trong thập niên tới… Việt Nam sẽ bị lôi kéo vào một cuộc chiến mới, và lần này có thể mang tầm vóc khu vực. Nguyên nhân phần chính có thể sẽ là tranh giành nguồn năng lượng, bất kỳ các vỏ bọc, lý cớ nào mà các bên sẽ viện ra. Đây là chỗ mà chế độ CSVN và tòan dân nên lường trứơc.
Những chuyển biến gần đây của thế giới cho thấy cuộc chạy đua giành các nguồn năng lượng trở nên gay gắt hơn. Không đơn giản chỉ vì giá xăng lên ào ạt gần đây, làm lọai xe lưỡng năng (hybrid, chạy xăng, điện) bán chạy hơn, làm các hãng hàng không tòan cầu phải co cụm, thu hẹp mức lời… Vấn đề chính là nguồn cung cấp năng lượng đang cạn dần, không kịp với đà tăng trửơng tòan cầu. Và Việt Nam đang nằm trong một trong 5 vùng tranh chấp năng lượng.

Mới đây, chúng ta đã thấy sóng gió khởi lên ngoài bể Đông, nơi vùng mỏ khí đốt còn chưa phân lãnh hải minh bạch giữa Nhật và Trung Quốc. Những cuộc biểu tình khởi lên, về đảo hoang, rồi về các tàu thăm dò khí đốt ra khơi, rồi lại về lịch sử viết lại… Trong một chế độ độc tài tòan trị như Trung Quốc, tất cả các cuộc biểu tình đều được ban phép lành, và lý do thực sẽ không phải là chuyện quá khứ xưa cũ sử xanh sử đỏ, mà phải là chuyện của tương lai. Vậy thì tương lai nào" Tương lai khai thác khí đốt bể Đông.
Trong vùng biển tranh chấp giữa Nhật-Hoa, nếu Nhật thực sự cho khoan dầu, thì… "Nếu thăm dò dầu thực sự bắt đầu, chúng ta không thể hoàn tòan lọai trừ khả thể rằng các tàu tư nhật Nhật Bản phải bị chận lại bởi tàu chiến Trung Quốc," theo lời Junichi Abe, phân tích gia của Kazankai Foundation ở Tokyo, nói với tờ New York Times tháng trứơc.

Và nếu tình hình đó xảy ra, chính phủ Nhật sẽ bị áp lực chính trị từ tòan dân để phải dùng Không Quân và Hải Quân ra bảo vệ các tàu thăm dò dầu tư nhân đó, và sẽ chạm tar1n quân sự với Hoa Lục, dù có ý muốn như thế hay không, theo phân tích của Michael T. Klare, giáo sư Đại Học Hampshire.
Những chuyện như thế hiển nhiên là dễ dàng xảy ra giữa quân đội Việt-Hoa ở Vịnh Bắc Bộ, ở vùng quần đảo Trường Sa. Và thực tế có lúc đã xảy ra, nhưng ở mức độ Hà Nội nhịn nhục được, bất kể một số khiêu khích. Nhưng khi ở mức độ lớn hơn, thì sao"

Tại các vùng tranh chấp nguồn năng lượng khác cũng có các chuyện tương tự như thế.
Thí dụ, như ở vùng biển Caspian Sea, nơi mà Iran giành quyền kiểm sóat các mỏ dầu và khí đốt ngòai khơi thì thực ra cũng đang bị tranh chủ quyền bởi Azerbaijan; và cần ghi chú rằng, trong khi Iran lúc nào cũng bị Mỹ xem như thù nghịch, thì Azerbaijan lại là đồng minh thân thiết của Mỹ. Hồi tháng 7-2001, một khinh tốc đỉnh Iran đã chạy vào vùng tranh chấp, và xua đuổi một tàu thăm dò dầu khí của 1 công ty dầu ngọai quốc họat động theo giấy phép của Azerbaijan.

Sau đó thì Mỹ liền đóng vai anh lớn, cam kết sẽ giúp Azerbaijan xây dựng lực lượng Hải Quân mạnh mẽ hơn để bảo vệ các tranh chấp năng lượng ngòai khơi.
Trong số báo ngày 11-4 trên tờ Wall Street Journal, nhà phân tích John J Fialka tiết lộ rằng Bộ Quốc Phòng Mỹ sẽ chi ra 100 triệu đô trong vài năm tới để thiết lập "Caspian Guard" (Vệ Binh Vùng Caspian), một mạng lưới gồm cả cảnh sát và quân đặc nhiệm "có thể đáp ứng nhiều tình thế khẩn cấp, kể cả trường hợp xảy ra các vụ tấn công vào các cơ sở dầu."

Nếu chỉ nhìn về một hứơng, có vẻ như chuyện là giữa Iran, Azerbaijan, và thêm Hoa Kỳ. Nhưng lấp ló vẫn là hình ảnh nứơc Nga nơi đây. Bản tin cho biết Nga cũng đang mở rộng Caspian Fleet (Hạm Đội Vùng Caspian) vì Nga cũng đang tranh chủ quyền một số giếng dầu ngoài khơi nơi đây. Như thế, chạm trán quân sự nơi đây dễ phức tạp hơn, dễ bùng lên ở mức nghiêm trọng hơn, khi có lảng vàng trong vùng là đủ thứ tàu chiến hải quân Mỹ, Nga, Iran và nhiều nứơc nhỏ khác vùng này.

Việt Nam rơi vào một trong 5 vùng nóng như thế, theo phân tích của cuốn "Blood and Oil: The Dangers and Consequences of America's Growing Dependency on Imported Oil" của Michael T Klare, NXB Metropolitan Books. Tranh chấp chủ quyền các vùng năng lượng kiểu như thế có thể thấy ở vùng Red Sea (Hồng Hải), South China Sea (Biển Đông, gọi theo kiểu VN), Persian Gulf (Vùng Vịnh Ba Tư, đang thấy sóng gió ở Iraq), Gulf of Guinea, và Bakassi Peninsula (bán đảo này đang tranh chấp giữa Nigeria và Cameroon)… Đó là 5 vùng sôi bỏng nhất, trong cả chục vùng tranh chấp năng lượng. Riêng trong 5 vùng trên, hải quân các nứơc liên hệ, kể cả VN, đã nhiều phen xua đuổi tàu thăm dò của các nứơc khác.
Bản phúc trình Bộ Năng Lượng Hoa Kỳ tiên đóan tiêu thụ năng lượng tòan cầu sẽ tăng 50% trong phần tư đầu (25 năm) của thế kỷ 21, từ 404 tới 623 quadrillion BTUs mỗi năm. Năng lựơng này đặc biệt cần nhất là dầu và khí tự nhiên (tức khí đốt).

Vào năm 2025, tiêu thụ dầu tòan cầu sẽ tăng 57%, từ 157 tới 245 quadrillion BTU, trong khi tiêu thụ khí đốt tăng 68%, từ 93 tới 157 quads. Hòan toàn không có công ty năng lượng nào của thế giới theo kịp đà tỉ lệ tăng như thế.

Trong tình hình như thế, chiến tranh rất dễ dàng xảy ra. Tất cả các cuộc Thế Chiến, I và II, thực sự đều là tranh giành tài nguyên. Chỗ khác, không hề có cuộc chiến nào mơ hồ, phất cao ngọn cờ cách mạng vô sản để đi đầu “ba dòng thác cách mạng, 2 mặt trận, 4 mẫu thuẫn” y kiểu "sinh Bắc tử Nam" như tại VN. Cuộc chiến tương lai của VN tất yếu sẽ nằm trong cuộc tranh chấp tài nguyên.

Việt Nam chuẩn bị được gì chưa" Trong tuần này, có tin VN đang hợp tác với Nga để làm nguyên tử lực. Đan Mạch cũng tài trợ cho VN xây nhà máy điện chạy bằng sức gió. Tại sao Mỹ chưa vào" Sao Mỹ hiền lành thế" Hay có phải công ty Đan Mạch là cánh tay nối dài của Mỹ"

Điều quan trọng nhất là, nhà nứơc CSVN phải ý thức rằng cuộc chiến sắp tới sẽ là vì năng lượng, và lúc nào cũng chuẩn bị sẵn sàng động viên tòan dân, và động viên cả sức Việt Kiều. Chìa khóa để đưa mọi người, trong vào ngòai nứơc, cùng vào một Hội Nghị Diên Hồng tương lai, để cùng giữ đất, giữ tài nguyên phải là, ngòai thì giao hảo với thật nhiều nứơc, càng nhiều càng tốt, và trong thì phải dân chủ đa nguyên. Không tôn trọng tiếng nói đa nguyên đa đảng, thì sẽ không bao giờ mời gọi cả nứơc đứng cùng một chiến hào. Dù có chĩa súng vào lưng đồng bào, kiểu như trước giờ Đảng CSVN vẫn đối xử kiểu như thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.