Hôm nay,  

Cs Định Xâm Nhập Nhưng Sẽ Thất Bại

8/29/200900:00:00(View: 8041)
CS Định Xâm Nhập Nhưng Sẽ Thất Bại
Vi Anh
Hai tin từ nhà cầm quyền CS Hà nội tung ra gần như đồng loạt là mở lãnh sự quán ở Houston, tiểu bang Texas của Mỹ  vào tháng 9 và đưa giáo viên, đem chương trình và cấp sách giáo khoa ra nước ngoài dạy tiếng Việt cho trẻ em gốc Việt ở  các nước Miên, Lào, Tiệp, Nga, Canada và Mỹ, sẽ bắt đầu từ nay cho đến năm 2010.
Từ hình thức đến nội dung,đây là một chiến dịch CS Hà nội âm mưu và dự định xâm nhập vào các cộng đồng người Việt ở hải ngoại, một hình thức thi hành Nghị Quyết 36 của Bộ Chánh trị Đảng CS Hà nội. Lạnh lùng phân tích cho thấy bất cứ kế hoạch chiến tranh chánh trị nào nếu không hợp thời cơ, địa lợi, nhân hoà - ắt sẽ đại bại. Chiến dịch này rồi cũng như bao nhiêu chiến dịch khác CS Hà nội tung ra hải ngoại sẽ thất bại. Thất bại như chiến dịch CS Hà nội vận động "Việt Kiều" xin miển chiếu khán nhập cảnh và đưa đoàn văn công sang ngoại quốc. Và người Việt ở hải ngoại lại có thêm lý do để  đồng tâm hiệp lực chống Cộng mạnh hơn vì thấy CS Hà nội muốn xâm nhập sâu sát cộng đồng VN ở hải ngoại bằng  cách lợi dụng thế bang giao và nhu cầu bảo tồn tiếng Việt đồi với trẻ em gốc Việt ở hải ngoại.
Một, về việc CS Hà nội mở lãnh sự quán ở Houston. Nước nào có bang giao với Mỹ là có thể thương lượng mở lãnh sự quán. Hà nội có bang giao với Washington thì có thể thương lượng điều ấy. Hà nội mở lãnh sự quán ở Houston, thì Mỹ mở ở Đà nẵng. Nếu nói về lợi hại kinh tế, chánh trị, xã hội  thì Mỹ ở thế thượng phong. Đà nẵng có lợi cho Mỹ nhiều hơn so Houston đối với Hà nội.  Đà nẵng gần Cam Ranh là một vịnh  an toàn trú bão, có tính chiến lược trên con đường hàng hải cho Mỹ đi Á châu Thái bình Dương. Đà nẵng là trung tâm kinh tế, chánh trị của Miền Trung VN.
Bao biến cố chánh trị dựa vào quần chúng, quí vị lãnh đạo đa số là người gốc Miền Trung. Bộ tư lịnh Quân Đoàn 1 và Vùng 1 Chiến Thuật đóng ở Đà nẵng. Mỹ cũng đặt toà lãnh sự ở Đà nẵng trong Chiến tranh VN. Từ Đà nẵng, bây giờ người Mỹ có thể theo dõi tình hình Trung Cộng khai thác bauxite ở Cao Nguyên, hành lang xâm nhập VN từ đường biển.
Còn về phương diện xã hội, lãnh sự quán Houston hoàn toàn có hại cho CS Hà nội. CS  khi mở công sở ngoại giao này nói ở Houston có 85,000 người Việt đang sinh sống. Cái kiểu tuyên truyền dụng danh đạt quả hơn là tình hình thực tế. Thực tế có 85,000 người nhưng là Mỹ gốc Việt, công dân hay thường trú nhân Mỹ gốc Việt, coi quốc kỳ VN là  hồn  thiêng sông núi VN, không bao giờ tự  coi mình là thần dân của chế độ CS Hà nội. Những người này đâu có cần sự bảo vệ kiều dân của CS Hà nội, là nhiệm vụ căn bản của lãnh sự quán. Lãnh sự quán lớ quớ đưa cán bộ đảng viên đội lốp ngoại giao ra câu móc tổ chức đảng CS, thu thuế, làm tình báo, ngưòi  Mỹ gốc Việt  nếu  không đánh đuổi thì cũng báo cho FBI bắt trục xuất vì hiệp ước bang giao và giao thương nước nào cũng cấm điều đó. Phương chi đạo luật McCathy của Mỹ hãy còn giá trị. Nhập quốc tịch Mỹ, người của bất cứ sắc tộc nào cũng phài có lời khai hữu thệ rằng trước không dính líu sau không dính líu với hai đảng độc tài Quốc xả và CS.
Nếu tốn mỗi năm hàng trăm triệu để có một lãnh sự quán, treo cây cờ CS ru rú nưu gián ngày trong  khuôn viên, cửa đóng im ỉm nhưng lại tạo điều kiện và cơ hội cho người Mỹ gốc Việt nay biểu tình mai biều tình - thì coi như CS Hà nội đã đem tiền thuế của người dân Việt đốt ở Mỹ chơi mà thôi. Đó là chưa nói con két Lê Dũng  khi làm  phát ngôn Bộ Ngoại giao mà đưa qua làm người đứng đầu Tổng lãnh sự quán VN tại Houston, sẽ là cơ hội cho ngưới Mỹ gốc Việt thêm lý do chứng minh cho lớp trẻ Mỹ gốc Việt sanh ở Mỹ thấy cán bộ CS là những ngườøi nói láo như vẹm.

Hai, về việc CS đưa giáo viên, sách vở ra hải ngoại dạy tiếng Việt cho trẻ em gốc Việt. Trước nhứt không thể đưa tiếng Việt vào chương trình giáo dục công lập của các nước được. Nước nào cũng có chuyển ngữ (vehicle language) riêng cho chương trình giáo dục quốc gia, được coi là một lối thể hiện chủ quyền của nước đó. Ngay như ở Mỹ một nước tự do, dân chủ nhứt nhì hoàn cầu, với một xã hội đa văn hoá, đa chủng tộc, tiếng Anh vẫn là chuyển ngữ bó buộc. Tiếng Tây ban Nha, Pháp, Đức, VN chỉ  là sinh ngữ chỉ học sinh  trung học và sinh viên ở cấp đại học nhiệm ý chọn học thôi. TB Cali đông người Việt, vận động mạnh tiếng Việt mới được dạy trong vài trường trung học rất hiến hoi, tiểu học là không có.
Tiếng Việt nếu có dạy thì cũng dạy ở các cộng đồng hay gia đình người Mỹ gốc Việt là chánh yếu. Bao nhiêu trường hợp đã xảy ra trong cộng đồng VN, khi thấy cây cờ CS Hà nội cô giáo Mỹ đưa ra để tượng trưng cho VN, học sinh dù lớp nhỏ  cũng về nhà mét ba, mét má để báo cho cộâng đồng can thiệp. Nhu cầu duy trì tiếng Việt ở hải ngoại rất cao. Cộng đồng và gia đình người gốc Việt ở hải ngoại đã giải quyết, đi trước CS Hà nội lâu lắm rồi, trước ít nhứt cũng hơn 30 năm, từ sau khi định cư ở các nước. Cộâng đồng và gia đình VN đã nối tiếp dòng văn hoá VN, rất dị ứng với những "từ CS" nặng mùi Tàu, cách phát âm the thé, nuốt chữ, ghép chữ như muốn cướp lời của con người xã hội chủ nghĩa. Cộng đồng đã có những trung tâm Việt ngữ, ở khắp nơi, thậm chí chùa, nhà thờ, thánh thất, hội đoàn đồng hương đều có lớp dạy tiếng Việt rất gần gũi, quen thân. Các trung tâm Việt ngữ bây giờ lo thiếu học sinh chớ không sợ thiếu thầy, thiếu lớp.
Còn về phương diện chuyên môn sư phạm, giáo viên, chương trình, cách dạy, sách vở từ trong nước "xuất khẩu" ra khó mà được tập thể người chấp nhận. Chắc chắn khi giáo viên trong nước ra dùng tiếng ngoại quốc để so sánh, giảng giải bài tiếng Việt, học sinh học quen với giọng chính thống, chuẩn mực  của chuyển ngữ khó mà hiểu.. Phuơng pháp dạy tiếng Việt ở hải ngoại cũng khác ở VN là nơi tiếng Việt là chuyển ngữ. Phương pháp dạy tiếng Việt ở hải ngoại như dạy sinh ngữ, phải so sánh từ cách phát âm, ghép vần, đến văn phạm với ngôn ngữ chánh.
Còn chương trình dạy ở hải ngoại phải thích hợp với hoàn cảnh của môi trường đa văn hóa, không có chuyện giáo án, đáp án phải đi bên lề phải, do ban giám hiệu buộc và duyệt trước như ở VN.
Còn tương quan giữa học sinh và giáo viên khác với VN, thầy cô chỉ là bạn hay anh chị, chớ không phải là người lên lớp dạy đời, đọc chép như ở VN. Ở hải ngoại nhứt làø ở các nước có đông người Việt định cư đã có nhiều giáo viên, giáo sư giàu kinh nghiệm dạy tiếng Việt, có khoá tu nghiệp, đã có bộ sách giáo khoa sọan rất công phu và thích hợp từ lớp 1 đến trung học đệ nhứt cấp rồi. Còn sách giáo khoa của CS đưa ra ngoại quốc khá lâu rồi, bán ngoài chợ, có khi cho không cũng không ai lấy vì nội dung rất dị ứng đối người Việt hải ngoại.  
Ba và sau cùng, nói tới thì cũng phải nói lui. Hai "ý đồ" nói  trên của CS Hà nội--  lập lãnh sự quán ở Houston và đưa giáo viên, sách vở ra ngoại quốc dạy tiếng Việt --  cũng có cái lợi; đó là lợi cho cán bộ đảng viên CS ở ngoại quốc. Đây là cơ hội những cán bộ có quyền thế trong đảng nhà nước đưa người của mình ra ngoại quốc, trong đó chánh yếu là "con cháu các cụ cả". Trước là để hưởng thụ ở ngoại quốc. Kế là tạo một đầu cầu để rửa tiền, chuyển tiền ra ngoại quốc. Con em của cán bộ đảng viên trong ngành ngoại giao, ngoại thương có người "kềm cặp" khỏi tốn tiền túi học ở quốc gia công tác. Chớ ý đồ xâm nhập cộng đồng bằng công tác lãnh sự và dạy tiếng Việt chắc chắn sẽ thất bại. Ngay những người Việt hải ngoại về VN làm ăn, hay những chánh trị salon đón gió trở cờ muốn hoà giải hoà họp kia còn "chém vè" trước tập thể người Việt ở hải ngoại, huống gì những cán bộ đảng viên đích đỏ lòm do CS Hà nội "điều" ra ngoại quốc.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đúng 8:45am sáng ngày Thứ Bẩy, 26 tháng 10 năm 2019, tại Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ (Sid Goldstein Freedom Park), thành phố Westminster, Nam California, Hoa Kỳ, đã diễn ra trọng thể Lễ Tưởng Niệm (Memorial Ceremony) cho 81 Chiến sĩ Nhẩy Dù thuộc Đại Đội 72, Tiểu Đoàn 7 Dù/QLVNCH, đã thiệt mạng trong một tai nạn máy bay C-123 tại miền Nam VN ngày 11 tháng 12 năm 1965.
Đau thương nhất là niềm hy vọng của những người Việt còn chờ đợi cảm thấy ánh sáng mờ dần từ phía chân trời. Nhưng điều đau thương hơn cả là anh em đang sống trong búa rìu dư luận. Chúng tôi cảm thấy dư luận bất công sẵn sàng quay lưng lại với nhóm trẻ cô đơn đang tìm đường gai góc mà đi cứu người ở hải ngoại.
Sau khi chào đón anh chị em Nghĩa Sinh Phước Tuy, Phan Thiết và Sài Gòn đến công tác từ thiện tại Tỉnh Cà Mau ngày 12/10/2019, Linh mục Đaminh Lê Văn Hội - Quản xứ Trung Hòa (tỉnh Cà Mau), đã mời anh chị em Nghĩa Sinh Công Giáo tham dự thánh lễ tạ ơn do Cha chủ sự.
Tôi bước lên sân khấu trong niềm vinh dự là một sinh viên Việt Nam tốt nghiệp loại giỏi tại Đại học Đức, trẻ và rất trẻ, mười chín tuổi. Và đang học Master năm thứ nhất Khoa Piano trình diễn tại Đại học Âm nhạc hiện đại nhất của nước Đức. Đó là Đại học Nuremberg, Bang Bavaria.
Người rơm còn có một tên gọi khác, dễ nghe hơn, theo ngoại ngữ: nouveaux boat people – những thuyền nhân mới. Khác với lớp người tị nạn từ Việt Nam vào cuối thế kỷ trước, những kẻ đến sau không còn được thế giới chào đón nữa.
Cảnh sát hiện đang tập trung vào những người di cư từ Việt Nam khi điều tra cái chết của 39 người trong một "thùng chứa (container)". Sự chỉ dẫn đến từ người thân.
Halloween có một nguồn gốc từ một lễ hội cổ xưa 2000 năm trước ở Ireland có tên Samhain. Từ Samhain có nghĩa là "Mùa hè cuối cùng" trong tiếng Gaelic, một ngôn ngữ được sử dụng ở Ireland và Scotland. Nó cũng báo hiệu mùa đông bắt đầu để nhà nông chuẩn bị cho những tháng lạnh hơn
Kinh tế chánh trị là môi với răng. Dân chúng Hong Kong đang làm một cuộc chiến tranh nhân dân, vừa du kích vừa trận địa chiến ở thành phố. Vừa chống nhà cầm quyền tay sai của TC vừa chống bọn ăn theo CS và tay sai ơ Hong Kong.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.