Hôm nay,  

Đảng CSVN Đang Lặng Lẽ Xóa Sổ Di Tích Thăng Long

2/25/200700:00:00(View: 9208)

Đảng CSVN Đang Lặng Lẽ Xóa Sổ Di Tích Thăng Long

Trong khi Hà Nội chuẩn bị tổ chức kỷ niệm linh đình "Thăng Long 1,000 Năm," cựu Tướng Võ Nguyên Giáp chính thức viết bài báo nguy rằng khu di tích cổ kinh đô Thăng Long vừa mới tìm ra có cơ bị xóa sổ để xây lên một kiến trúc mới cho nhà nứơc.

Có phải thực sự nhà nứơc muốn xóa sổ di tích cổ để xây kiến trúc "hiện đại" hơn, hay có phải các thầy địa lý Trung Quốc đang mua chuộc các quan chức Hà Nội để bứng trọn gốc thế đất đầu rồng Thăng Long để làm suy kiệt nứơc Việt" Điều đặc biệt nữa là, nhiều nhà khảo cổ VN đã liên tục từ nhiều năm trứơc viết bài kêu gọi bảo vệ di tích Hòang Thành nhưng vẫn bị bỏ lơ cho mưa gió làm trôi dần khu di tích…

Bài viết của Tướng Võ Nguyên Giáp tựa đề "Chuẩn bị kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long: Quan tâm hơn nữa việc bảo tồn và phát huy di sản lịch sử - văn hoá" trên báo Lao Động ngày 15-2-2007, trích các đọan quan trọng như sau:

"Chỉ còn ba năm nữa, thủ đô Hà Nội và cả nước sẽ kỷ niệm trọng thể Nghìn năm Thăng Long. Trong số các thủ đô của gần 200 nước trên thế giới, không có mấy nước mà thủ đô hiện nay lại có bề dày lịch sử văn hoá đến nghìn năm như thế.

Đấy là chưa nói đến thời tiền Thăng Long, trước khi Vua Lý Thái Tổ định đô Thăng Long năm 1010, vùng đất Hà Nội đã từng có kinh đô của Vương quốc Âu Lạc thời An Dương Vương (thế kỷ III-II TCN), kinh thành Vạn Xuân của nhà nước độc lập thời Lý Nam Đế (thế kỷ VI).

Từ thế kỷ XI, Thăng Long liên tục giữ vai trò kinh đô của nước Đại Việt dưới các vương triều Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng. Thời Tây Sơn và triều Nguyễn, kinh đô chuyển vào Phú Xuân-Huế, nhưng Hà Nội vẫn có hành cung của nhà Nguyễn và vẫn là một trung tâm kinh tế, văn hoá lớn của cả nước.

Từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945 đến nay, Hà Nội lại trở về vai trò thủ đô, trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế của đất nước. Chính đặc điểm đó đã tạo nên bề dày lịch sử, văn hoá đặc sắc của Thăng Long-Hà Nội, tạo nên nền văn hiến lâu đời của đất kinh kỳ, kết tinh những giá trị lịch sử văn hoá của dân tộc…

Tôi được biết, Chính phủ đã thành lập Uỷ ban Quốc gia kỷ niệm Nghìn năm Thăng Long và Thành uỷ, UBND Hà Nội đã đề ra nhiều chương trình, kế hoạch khá toàn diện chuẩn bị tiến tới lễ kỷ niệm trọng đại vào năm 2010. Sau đây, tôi chỉ phát biểu một vài ý kiến về mặt bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử-văn hoá của Thăng Long-Hà Nội.

Có thể nói, Hà Nội chứa đựng một di sản văn hoá vô cùng phong phú và đa dạng, bao gồm di sản văn hoá vật thể như các thành luỹ, đình, đền, chùa miếu... trên mặt đất, di tích khảo cổ học trong lòng đất và di sản văn hoá phi vật thể gắn liền với các nghề thủ công cổ truyền, với lối sống và cách ứng xử, nghệ thuật ẩm thực, lễ hội, văn hoá dân gian, các truyền thống, phong cách con người Hà Nội...

Tôi thực sự lo lắng khi biết di tích cố đô Cổ Loa đang bị xuống cấp và xâm hại. Tôi càng lo lắng hơn nữa khi thấy khu di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu đã phát lộ từ năm 2003 mà cho đến nay vẫn chưa có chủ trương bảo tồn toàn bộ, để cho di tích đang bị xuống cấp dần vì sự thay đổi môi trường tồn tại.

Tôi đã trực tiếp đến thăm khu di tích này và cùng trao đổi ý kiến với các nhà khảo cổ học và sử học. Khu di tích với diện tích khai quật 19.000m2 và lớp lớp địa tầng văn hoá, các di tích, di vật vô cùng phong phú, đa dạng phản chiếu lịch sử từ thời Đại La cho đến thời Thăng Long kéo dài liên tục từ đời Lý, Trần đến Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng rồi thời Hà Nội đời Nguyễn…

Tôi rất lấy làm tiếc là từ khi phát lộ năm 2003 cho đến nay, khu di tích chỉ mới được lợp mái che để bảo vệ tạm thời và qua hơn bốn năm đang bị xuống cấp dần. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của di tích. Một số chuyên gia quốc tế đã bày tỏ sự lo lắng và cảnh báo chúng ta về nguy cơ này…"

Tại sao như thế" Tại sao nhiều cán bộ cao cấp sẵn sàng xóa sổ di tích Hòang Thành Thăng Long khi chuẩn bị vài năm nữa là sẽ mở lễ hội Nghìn Năm Thăng Long" Có phải vì khu đất giữa Hà Nội này hứa hẹn bán cho tư bản với giá cao hơn và mang lợi nhiều hơn là làm một Bảo Tàng Viện Thăng Long Kinh Đô" Hay là các thầy địa lý Tàu xúi giục bứng gốc hang rồng Việt Nam để sau này dễ sáp nhập như đất Tây Tạng"

Trên báo mạng Diễn Đàn từ Paris, nhiều nhà nghiên cứu hải ngọai và qúôc nội cũng bày tỏ lo ngại, thấy rõ chuyện xóa sổ khu di tích này là không bình thường. Trong đó, tác giả Hòa Vân trong bài "Thăng Long Thành" đã dẫn lại tham luận của nhà khảo cổ, giáo sư Phan Huy Lê báo động khẩn, "khu di tích đang bị xuống cấp dần theo năm tháng", từ một hội nghị khoa học ngày 9-2, với đọan kết:

"…Và nếu như khu di tích này không được bảo tồn toàn bộ và lâu dài thì có thể nói thủ đô Hà Nội sẽ vĩnh viễn không có một Di sản văn hóa thế giới giữa lòng thủ đô nghìn năm văn hiến, niềm tự hào của người dân thủ đô cũng như nhân dân cả nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Điều này càng có ý nghĩa thiêng liêng khi Hà Nội và cả nước đang chuẩn bị kỷ niệm Thăng Long nghìn tuổi".

Tại sao nhà nứơc không chịu lắng nghe các nhà khoa học" Có phải vì  Vua Lý Thái Tổ không để lại phong bì "bôi trơn cơ chế" cho các cán bộ lãnh đạo" Hay còn có bí mật gì khác nữa"

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Việt Báo vào chiều Chủ Nhật ngày 3 tháng 11 năm 2019 vừa qua, Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal, đã tổ chức cuộc triển lãm pho tượng Thương Tiếc, nhân dịp nầy ông Nguyễn Đạc Thành, Chủ Tịch Hội VAF cũng có mặt để tường trình một số tin tức chi tiết về việc trùng tu nghĩa trang Biên Hòa.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Sự phát triển của kỹ thuật điện toán và công nghệ thông tin đã và đang làm thay đổi một cách sâu sắc mọi mặt của xã hội hôm nay, đạo pháp cũng không nằm ngoại lệ.
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước CSVN biết sợ Tầu là nhục, nhưng còn hơn nghe dân để mất Đảng. Tư duy này đã rõ như ban ngày trong cách hành xử ngoại giao và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cả trên đất liền và biển đảo, trước áp lực của Trung Cộng, của các thế hệ lãnh đạo Việt Nam từ sau 1975.
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Xưa kia, việc đi ăn ở ngoài phạm vi gia đình là chuyện ít khi xảy ra. Món ăn được nấu nướng ở nhà với bàn tay khéo léo của người đàn bà quán xuyến. Lâu lâu, khi có việc gì đáng ghi nhớ như kỷ niệm ngày cưới, hoặc có chuyện vui muốn ăn mừng, thết đãi khách quý, đi chơi xa... thì gia đình mới rủ nhau đi ăn nhà hàng một lần để cùng chung vui.
Đã trở lại do sự yêu cầu của nhiều người, lễ hội 2019 sẽ lớn hơn và nhiều ánh sáng hơn
Tôi nhặt được cụm từ “Kho Trời đã khoá” trong truyện ngắn (Chân Dung Một Cô Gái Việt Nam) của Tâm Thanh. Người kể chuyện tên Diễm, sinh ra tại Na Uy, và làm việc như một thông dịch viên (on call) cho sở cảnh sát di trú tại thủ đô Oslo. Nhân vật chính tên Vân, bị bắt giữ về tội ăn cắp và nhập cư bấ́t hợp pháp.
Ngôi chùa đầu tiên mình thăm hôm Thứ Năm có tên là Takayama Betsuin Temple Trasure House.
Cách nay đúng 30 năm, Bức Tường Berlin "sụp đỗ" vào ngày thứ năm mùng 9 tháng 11 năm 1989. Biến cố này đã được nhiều nhân vật lãnh đạo Tây Phương - chẳng hạn như Cố Thủ Tướng Đức Kohl, Cựu Tổng Thống Ba Lan Walesa, Cựu Ngoại Trưởng Mỹ Clinton .... - đánh giá xem như biến cố quan trọng nhứt trong thế kỷ 20.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.