Hôm nay,  

Chiếc Gùi Tây Nguyên

8/23/200700:00:00(View: 4393)

Bạn

Theo báo quốc nội, ở vùng Cao nguyên Trung phần (Tây Nguyên), người già cho đến trẻ em, nam cũng như nữ, đi đâu cũng mang theo lưng chiếc gùi. Chiếc gùi không chỉ là vật dụng mà còn gửi gắm cả tình cảm, tâm hồn của chàng trai cho người bạn đời. Thế nên, ngoài việc săn bắn, làm nương rẫy giỏi, người đàn ông miền núi phải biết đan lát, nhất là đan những chiếc gùi để lên nương rẫy, cõng nước, cõng lúa, cõng ngô. Báo Tuổi Trẻ viết về những chiếc gùi của người Thượng ở Tây Nguyên qua đoạn ký sự như sau.

Truyền thuyết Êddê kể rằng chàng Y Rít là người đầu tiên biết đan đồ bằng mây tre, sáng tạo nhiều hoa văn đẹp mắt trên đồ đan. Anh ta cặm cụi tạo ra những đồ gia dụng bằng mây tre hoặc bằng lá lác với kỹ thuật làm nan và kỹ thuật đan phong phú. Mỗi sản phẩm bao giờ cũng đi đôi với một kỹ thuật làm nan, kỹ thuật đan độc đáo, được mọi người ưa thích và bắt chước. Người đời sau chỉ thêm thắt vào một ít để có được những chiếc gùi đẹp như hôm nay.

Có nhiều loại gùi trong nhà, gùi nhỏ để trang sức, để tuốt lúa, gùi lớn đan dày để dựng lúa, đựng ngô, gùi đan thưa để đi nương rẫy, lấy củi, đựng trái bầu để lấy nước. Mỗi dân tộc có những kiểu dáng gùi riêng. Người Bana có loại gùi dẹt sát vào lưng. Người Êddê dùng loại gùi bốn chân để lúc qua sông đặt xuống bãi cát nghỉ ngơi chốc lát. Có người ví cách tạo dáng của gùi Êddê như cái đài hoa pơlang (hoa gạo), loài hoa đẹp của buôn làng Tây nguyên. Người Chăm H'roi thích loại gùi ba ngăn như một chiếc ba lô bằng mây. Có loại gùi thưa dùng để mang củi, mang các ống nước từ rẫy, từ suối về nhà. Có gùi lớn để mang thóc, mang bắp. Chiếc gùi nhỏ xinh xinh cho các cô gái đựng quần áo đẹp. Loại gùi đựng đồ quí trong gia đình như tư trang thường có nắp đậy là một trong những vật dụng được trang trí hoa văn công phu nhất. Có loại gùi đan hai lớp, đổ nước vào không ngấm gỉ được.

Người Cơtu ở núi rừng Trường Sơn có nhiều loại gùi: gùi vận chuyển lúa (zôống) được đan nan lóng mốt, gùi củi thì được đan nan hình lục giác; gùi trẻ em Cơtu (p'reng) được đan bằng mây dày với nan lóng mốt, kết hợp với kỹ thuật chéo phức tạp, dáng gùi có hình ống, vành miệng tròn, đế gùi hình vuông. Riêng tà lét (gùi ba ngăn của đàn ông) và gùi đựng đồ dùng trang sức và thổ cẩm thì được đan nan lóng mốt kết hợp với nhiều kỹ thuật đan tinh xảo, nguyên liệu chủ yếu là dây mây, tạo cho gùi này có nét riêng là phụ thuộc vào sự sáng tạo cũng như tay nghề của từng nghệ nhân. Hai loại gùi này đan rất công phu và có độ bền rất cao, chỉ dùng làm quà biếu cho khách quí, tặng sui gia và đôi khi còn là vật sính lễ...

Bạn,

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, trên những chiếc gùi với hàng chục kiểu dáng khác nhau, bàn tay khéo léo của người thợ đan Tây nguyên tạo ra nhiều kiểu hoa văn trang trí rất đẹp mắt.

Với kỹ thuật đan tinh xảo, nghệ thuật tạo dáng, tạo hình tinh tế, đồ đan nói chung, gùi nói riêng của các sắc tộc ở Tây nguyên là công trình nghệ thuật độc đáo.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đình làng lẽ ra phải là nơi hấp dẫn du khách... vậy mà bây giờ nguy cơ đổ sập. Báo Công Lý & Xã Hội ghi nhận về một ngôi đình ở Huế: Với tuổi đời gần 300 năm, Đình làng Lại Thế (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế) là một trong ngôi đình cổ nhất tại Huế. Hiện nay, đang xuống cấp nghiêm trọng, tìm ẩn nhiều nguy cơ có thể sập bất cứ lúc nào khi mùa mưa bão đến.
Chìm tàu câu mực trên vùng biển Trường Sa? Có bí ẩn gì không? Tại sao tự nhiên chết máy? Hay vị tàu lạ gây sự?
Có phải xin lỗi rồi huề... Có phải một tiếng xin lỗi là đủ để làm người chết sẽ sống lại? Bản tin Zing ghi lời ông Chủ tịch UBND TP.HCM: Tôi rất xin lỗi người dân Thủ Thiêm... "Thay mặt lãnh đạo TP trong các thời kỳ, tôi xin lỗi người dân vì những sai phạm trong thời gian qua. Vì sự phát triển của TP mà phải rời nơi gắn bó từ tấm bé. Tôi rất xin lỗi"
Bây giờ vẫn gọi là tàu lạ… chưa dám gọi thẳng là tàu Trung Quốc. Thế nên, mới bị gây chuyện hoài, chỉ khổ dân mình. Tại sao chính phủ Ba Đình chỉ thị cho dân mình, từ công an, hải giám cho tới ngư dân và báo chí phải gọi đám phương Bắc là tàu lạ?
Quy hoạch gì đi nữa, rồi cũng có phá rào. Các quan chức luôn luôn biết cách làm ra ngoài lề… và thoát hiểm.
Hy vọng Hoa kỳ vào Biển Đông, chặn bước tiến bành trướng của TQ… Bản tin RFA ghi lời Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ: Mỹ sẽ khai thác dầu khí ở Biển Đông bất chấp Trung Quốc.
Vậy là có sẵn bài thuyết minh, khỏi ứng biến gì hết, vì ứng biến sẽ sai với sử liệu, phần lớn.
Thống kê về các cơ sở giáo dục Việt Nam hy vọng khả tín một phần, vì nơi đây chỉ về số trường các cấp thôi.
Vậy là sân bay Tân Sơn Nhứt sẽ bành trướng khổng lồ... vậy rồi xe cộ chạy tới và lui ra sao? Báo Lao Động nêu câu hỏi: Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất 50 triệu khách/năm, kết nối giao thông như thế nào?
Bản tin VOV kể: Gạo Việt Nam có mặt ở 150 thị trường nhưng vẫn ít người biết… Hạn chế về năng lực tiếp cận, thâm nhập thị trường, marketing thương hiệu… nên gạo Việt Nam ít được người tiêu dùng thế giới biết đến.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.