Hôm nay,  

Chiếc Gùi Tây Nguyên

23/08/200700:00:00(Xem: 4364)

Bạn

Theo báo quốc nội, ở vùng Cao nguyên Trung phần (Tây Nguyên), người già cho đến trẻ em, nam cũng như nữ, đi đâu cũng mang theo lưng chiếc gùi. Chiếc gùi không chỉ là vật dụng mà còn gửi gắm cả tình cảm, tâm hồn của chàng trai cho người bạn đời. Thế nên, ngoài việc săn bắn, làm nương rẫy giỏi, người đàn ông miền núi phải biết đan lát, nhất là đan những chiếc gùi để lên nương rẫy, cõng nước, cõng lúa, cõng ngô. Báo Tuổi Trẻ viết về những chiếc gùi của người Thượng ở Tây Nguyên qua đoạn ký sự như sau.

Truyền thuyết Êddê kể rằng chàng Y Rít là người đầu tiên biết đan đồ bằng mây tre, sáng tạo nhiều hoa văn đẹp mắt trên đồ đan. Anh ta cặm cụi tạo ra những đồ gia dụng bằng mây tre hoặc bằng lá lác với kỹ thuật làm nan và kỹ thuật đan phong phú. Mỗi sản phẩm bao giờ cũng đi đôi với một kỹ thuật làm nan, kỹ thuật đan độc đáo, được mọi người ưa thích và bắt chước. Người đời sau chỉ thêm thắt vào một ít để có được những chiếc gùi đẹp như hôm nay.

Có nhiều loại gùi trong nhà, gùi nhỏ để trang sức, để tuốt lúa, gùi lớn đan dày để dựng lúa, đựng ngô, gùi đan thưa để đi nương rẫy, lấy củi, đựng trái bầu để lấy nước. Mỗi dân tộc có những kiểu dáng gùi riêng. Người Bana có loại gùi dẹt sát vào lưng. Người Êddê dùng loại gùi bốn chân để lúc qua sông đặt xuống bãi cát nghỉ ngơi chốc lát. Có người ví cách tạo dáng của gùi Êddê như cái đài hoa pơlang (hoa gạo), loài hoa đẹp của buôn làng Tây nguyên. Người Chăm H'roi thích loại gùi ba ngăn như một chiếc ba lô bằng mây. Có loại gùi thưa dùng để mang củi, mang các ống nước từ rẫy, từ suối về nhà. Có gùi lớn để mang thóc, mang bắp. Chiếc gùi nhỏ xinh xinh cho các cô gái đựng quần áo đẹp. Loại gùi đựng đồ quí trong gia đình như tư trang thường có nắp đậy là một trong những vật dụng được trang trí hoa văn công phu nhất. Có loại gùi đan hai lớp, đổ nước vào không ngấm gỉ được.

Người Cơtu ở núi rừng Trường Sơn có nhiều loại gùi: gùi vận chuyển lúa (zôống) được đan nan lóng mốt, gùi củi thì được đan nan hình lục giác; gùi trẻ em Cơtu (p'reng) được đan bằng mây dày với nan lóng mốt, kết hợp với kỹ thuật chéo phức tạp, dáng gùi có hình ống, vành miệng tròn, đế gùi hình vuông. Riêng tà lét (gùi ba ngăn của đàn ông) và gùi đựng đồ dùng trang sức và thổ cẩm thì được đan nan lóng mốt kết hợp với nhiều kỹ thuật đan tinh xảo, nguyên liệu chủ yếu là dây mây, tạo cho gùi này có nét riêng là phụ thuộc vào sự sáng tạo cũng như tay nghề của từng nghệ nhân. Hai loại gùi này đan rất công phu và có độ bền rất cao, chỉ dùng làm quà biếu cho khách quí, tặng sui gia và đôi khi còn là vật sính lễ...

Bạn,

Cũng theo báo Tuổi Trẻ, trên những chiếc gùi với hàng chục kiểu dáng khác nhau, bàn tay khéo léo của người thợ đan Tây nguyên tạo ra nhiều kiểu hoa văn trang trí rất đẹp mắt.

Với kỹ thuật đan tinh xảo, nghệ thuật tạo dáng, tạo hình tinh tế, đồ đan nói chung, gùi nói riêng của các sắc tộc ở Tây nguyên là công trình nghệ thuật độc đáo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vậy là nhập hộ khẩu Sài Gòn sẽ có tiêu chuẩn cụ thể hơn, và điều kiện dễ hơn. Báo Tuổi Trẻ kể: Thống nhất tiêu chuẩn về diện tích nhà ở bình quân tối thiểu để đăng ký hộ khẩu thường trú vào nhà do mượn, thuê, ở nhờ trên địa bàn TP.SG là 20m2/người.
Nói ngọng, nói ngọng, nói ngọng... là chuyện có thể sửa được. Vì đó là thói quen tập nhiễm ở địa phương, khi trẻ em lớn lên và học nói theo người lớn. Vấn đề là, phải sửa ngay từ thời rất nhỏ...
Những người có tài một chút thường ngó cao hơn chỗ họ đứng… và đôi khi ngó cao, lại dễ té.
Báo Gia Đình Mới kể chuyện Bắc Giang: Đại diện Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cho biết, nhóm trẻ Vân Vũ 2 đã ngừng hoạt động do chưa được cấp phép, giáo viên liên quan đến sự việc cũng tạm nghỉ việc.
Câu chuyện xảy ra ở Đà Nẵng... Chính quyền đòi một ngôi chùa phải di tản... Bản tin RFA ghi nhận về chuyện “Dẹp chùa An Cư: Mục đích chính để triệt hạ cơ sở của Giáo hội Việt Nam Thống Nhất”...
Thành phố Hội An quá tải... Đông vô số kể... Chật chội kể gì... Báo Dân Trí kể: TP Hội An hiện có 92 ngàn dân nhưng mỗi năm đón trên 4 triệu du khách trong và ngoài nước. Du khách ngày càng đông nhưng hạ tầng đô thị, cơ sở đón tiếp, dịch vụ cho du khách… chưa phát triển tương xứng nên đô thị cổ Hội An trở nên quá tải…
Vậy là Việt Nam sẽ gia nhập thêm một hiệp ước thương mại... Báo Dân Việt kể: Theo báo cáo thuyết minh của Chính phủ, 11 nước tham gia CPTPP có quy mô dân số 502,2 triệu người, chiếm 6,7% dân số thế giới, quy mô GDP chiếm 13,5% GDP toàn cầu, tổng kim ngạch thương mại 10.000 tỷ USD.
Vậy là Trịnh Xuân Thanh sẽ về Đức? Các quan tham nhũng sẽ có những cách hạ cánh ở hải ngoại? Nguyễn Phú Trọng trở thành trò hề quốc tế? Vậy là, tốn biết bao nhiêu là công sức, tiền bạc, tai tiếng... trong khi đó, khi Trịnh Xuân Thanh về Đức, sẽ viết tiểu thuyết bán cho các nhà xuất bản Đức và hốt bộn bạc...
Giáo viên dưới chuẩn phải đào tạo lại... nghĩa là tốn tiền, tốn thì giờ, tốn công sức... nhất là khi phải đào tạo lại tới 80.000 giáo viên.
Câu chuyện nữ sinh viên sư phạm khi bán dâm bốn lần mới bị đuổi cho thấy điều lạ: tại sao các đại học khác không có quy định như thế? Có phải nữ sinh viên ngành y, ngành dược, ngành du lịch... không cần quy định như thế? Hay phải chăng, các quan chức giáo dục muốn đùa giỡn?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.