Hôm nay,  

Nghề Mộc Ơ Miền Tây

10/07/200700:00:00(Xem: 3244)
Bạn,

Theo báo quốc nội, tại miền Nam, các bậc cao niên nói rằng khoảng năm 1890, trong làn sóng di dân về miền Tây, có một nhóm người đem theo nghề mộc chạm trổ đến định cư ở chợ Thủ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, và từ đó, chợ Thủ được xem là chiếc nôi của nghề chạm trổ, điêu khắc gỗ hàng đầu ở vùng sông nước Cửu Long.  Báo SGGP viết về nghề  mộc tại làng này qua đoạn ký sự như sau.
Làng mộc chợ Thủ (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) lâu nay nổi tiếng với các sản phẩm như tranh kiếng, sơn thủy, tủ, bàn ghế, giường... Nhưng độc đáo nhất vẫn là ngón gán "hồn" cho gỗ. Một khúc gỗ vô tri, vậy mà khi qua tay các nghệ nhân đã được "thổi" vào một sức sống mới. Đến chợ Thủ, hỏi nghệ nhân Tư Chia (ông Hồ Xuân Lai) ai cũng biết. Ông là nghệ nhân cao tuổi nhất và có kinh nghiệm nhất làng nghề. Cơ ngơi của ông Tư nằm cạnh chân cầu Trà Thôn, vừa bước vào đã thấy hàng chục thợ đang hối hả đục đẽo, uốn lượn hình gỗ...

Năm nay, ông Tư đã bước sang tuổi 84. Tuổi cao nên ông không "tin cậy" đôi mắt của mình trong việc kiểm tra chất lượng từng sản phẩm, mà phải nhờ đến cảm giác của đôi tay. Bên cặp "song long" đặt giữa nhà, lần mười ngón run run theo những đường nét còn dang dở, ông Tư chậm rãi ngược thời gian về với hơn 70 năm trước. "Năm mới lên 10 tuổi, tôi theo học nghề mộc. Thuở ấy, nghề mộc ở đây phát triển mạnh nên cánh thợ quy tụ về ngày một nhiều, người theo học cũng rất đông. Tuy nhiên, người học chạm trổ, nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn - thì ít ai theo. Riêng tôi lại rất đam mê nghiệp chạm trổ nên nhanh chóng bén duyên với nghề này và trở thành thợ giỏi từ lúc nào không hay

Thập niên 1950-1960, chùa chiền, miếu mạo xây dựng nhiều nơi, nghề điêu khắc chạm trổ "đắt việc" theo. Đến lúc chiến tranh ly loạn, nghề chạm trổ bị mai một dần. Các bậc tiền bối lần lượt theo "ông bà", mang cái nghiệp đi theo. Nghề mà ông Tư cố công theo đuổi đứng trước nguy cơ thất truyền. Cuộc sống khó khăn buộc ông phải rời chợ Thủ lang thang khắp nơi làm thuê kiếm sống. Sau nhiều năm lặn lội khắp nơi, đến năm 1990, ông quay về chợ Thủ mở lại xưởng mộc nhỏ mưu sinh.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, cái nghề chạm trổ chợ Thủ một thời tiếng tăm lừng lẫy, nhưng đến lúc này chỉ còn một mình ông Tư theo nghề. Từ chuyện làm công theo đặt hàng, dần dần ông sáng chế ra nhiều tác phẩm độc đáo trang trí nhà cửa, cầu thang lầu, hình các loại thú bằng gỗ rất tinh xảo... Khách hàng tìm mua ngày càng nhiều và không bao lâu ông Tư đã vực dậy nghề chạm trổ chợ Thủ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.