Hôm nay,  

Làng Cốm Lâu Đời

3/4/200700:00:00(View: 2882)

Làng Cốm Lâu Đời

Bạn,

Theo báo quốc nội, trên địa bàn tỉnh Phú Yên, có làng Phong Hậu (xã An Định, huyện Tuy An) đã nổi danh với nghề làm cốm từ bao đời nay. Làng Phong Hậu lúc này chỉ còn khoảng 20 gia đình làm cốm thường xuyên, giảm đến mười phần so với cách đây chục năm. Tuy nhiên, mỗi mùa sắp Tết, số gia đình làm cốm có nhiều thêm, do mãi lực tăng. Dẫu đã có thêm nhiều loại bánh kẹo để lựa chọn nhưng nhà làm cốm Phong Hậu hiện nay đều vẫn sống được với nghề truyền thống. Phóng viên báo Thanh Niên ghi nhận toàn cảnh làng cốm này qua đoạn ký sự như sau.

Theo quốc lộ 1A từ ngã ba Chí Thạnh (Tuy An) rẽ qua đèo Thị khoảng 3 cây số đã là làng cốm Phong Hậu lâu đời của xứ "đất Phú trời Yên". Phóng viên có dịp đến Phong Hậu vào lúc làng bắt đầu vào mùa cốm Tết. Nhân vật am hiểu nghề cốm ở Phong Hậu mà tôi tìm gặp là ông Phạm Quả, 63 tuổi, một trong vài người cứng tuổi còn làm cốm ở đây, ông đang bày mấy khuôn cốm ra hong nắng. Ở tuổi ông, rất ít người còn đóng cốm, bởi nghề này đòi hỏi phải có sức vóc, mạnh tay để chà và nén cốm. Bây giờ đã có máy rang, xay cốm, chứ hồi trước còn phải rang tay và giã bằng cối đá. Mà nếp làm cốm phải là nếp tượng trồng tại vùng đất này; còn nay, nếp mua từ các tỉnh miền Bắc.Trước kia, nếp làm cốm phải rang nguyên vỏ với cát nóng trong chảo gang lớn, khi hạt nếp bung đều thì lấy rổ thưa để chà vỏ rồi mới bỏ vào cối giã. "Hồi nẳm (xưa, trước), giã cốm vui lắm nghe mày! Trai gái thức dậy từ mờ sớm, giã cà bịch, cà bịch đến khi nào cốm mịn. Tao tán gái, được vợ cũng từ việc giã cốm..." - ông Quả mơ màng. Rồi ông luận tới thực tại: "Chỉ riêng việc nếp làm cốm bây giờ là nếp đã xay xát vỏ trấu thì cái mùi thơm của cốm đã bị mất đi nhiều. Nhưng biết làm sao được, thời buổi công nghiệp nên chuyện ăn uống cũng phải giảm cái phần tinh ngon thôi...".

Cốm Phong Hậu có 4 loại chủ yếu: cốm bột, cốm dẻo (cốm gừng), cốm giòn và cốm bắp. Loại cốm bắp rang nổ nguyên hạt, trộn với đường dẻo thành từng nắm tròn, bây giờ hầu như không còn ai làm (cốm này chủ yếu dành cho trẻ con). Loại cốm giòn 500 đồng/bì 7 viên như ngón chân cái, vẫn còn được chuộng tại một số vùng nông thôn. Phong Hậu giờ phần lớn chỉ làm cốm bột và cốm dẻo. Cốm bột thì đóng miếng từ nếp rang xay nhuyễn trộn với đường cát; cốm dẻo thì giã hạt nếp rang ra làm ba làm tư, rồi ngào với đường và gừng đã xào chín.

Bạn,

Cũng theo báo TN, ăn cốm bột thì được hưởng trọn mùi vị của nếp đồng, còn ăn cốm dẻo thì nếp lại quyện với vị cay mềm của gừng, thêm tách nước trà giữa một ngày vãn xuân thì ít ai có ý đòi hỏi gì cao xa thêm nữa. Ăn cốm là phải sau 3 ngày Tết mới đằm thắm bởi vì miếng cốm trông vẻ cục mịch, lại đậm vị ngọt nên dễ bị "cho qua" so với các món khác. Cốm Phong Hậu vẫn được tiêu thụ từ miệt biển đến vùng rừng, từ trong huyện ra ngoài tỉnh, và người ta còn ăn cốm thì dân Phong Hậu còn làm.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bản tin “Nguy cơ tan rã ĐBSCL: Xác định lại chiến lược an ninh lương thực” trên báo Thanh Niên ngày 22-6-2016 ghi nhận, trích:
Chuyện xảy ra từ 10 năm nay... cả nước kinh doanh trái luật. Nói chính xác, “Tất cả điều kiện kinh doanh 10 năm qua đều trái luật.” Đó là lời của một chuyên gia.
Khi xả thải đầy độc chất, dòng sông sẽ thê thảm... Chuyện này đã xảy ra từ lâu với nhiều dòng sông. Và lần này, cơ nguy là dòng Sông Hậu...
Khi muối dư thừa, có phải vì dân chúng không dám mua nữa, có phải vì dân chúng rủ nhau tìm mua muối Thái Lan, muối Mỹ... chỉ vì sợ biển Việt Nam đầy chất độc Formosa?
Quan chức là phải có xe... Có xe cấp cho quan chức là phải có thêm tài xế... Đối với quan chức đại biểu Quốc hội cũng thế, tiền chi phí cho xe và tài xế, tiền sửa xe và xăng dầu, và đủ thứ... sẽ hao tiền vô số kể.
Báo Xã Luận kể về chuyện diễn ra trên một băng hình video, cho thấy một số nữ sinh tỉnh Thái Bình mặc áo dài trắng rửa chân cho cô giáo.
LGT: Một bài viết trên Đại Kỷ Nguyên, cho thấy một mảng lịch sử Trung Quốc đã bị xóa bỏ trong ký ức giới trẻ Hoa Lục. Có phải những hiện tượng tương tự cũng đã xảy ra tại Việt Nam? Xin trích bài này như sau...
Không phải rằng ông Hồ đã đẩy cả nước vào những cuộc binh lửa kinh hoàng, và rồi chính ông khởi động những cuộc thảm sát lớn như cải cách ruộng đất, đấu tố Nhân văn Giai phẩm sao?
Việt Nam cũng theo truyền thống nhiều nước từ mấy năm nay, chọn Ngày Của Cha là Chủ Nhật thứ ba của tháng 6 mỗi năm.
Bản tin VietnamNet ghi theo CafeBiz/TTVN cho biết khi dùng hình ảnh ông Obama để marketing, Bia Hà Nội có thể bị phạt 30 triệu đồng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.