Hôm nay,  

Làng Cốm Lâu Đời

3/4/200700:00:00(View: 2896)

Làng Cốm Lâu Đời

Bạn,

Theo báo quốc nội, trên địa bàn tỉnh Phú Yên, có làng Phong Hậu (xã An Định, huyện Tuy An) đã nổi danh với nghề làm cốm từ bao đời nay. Làng Phong Hậu lúc này chỉ còn khoảng 20 gia đình làm cốm thường xuyên, giảm đến mười phần so với cách đây chục năm. Tuy nhiên, mỗi mùa sắp Tết, số gia đình làm cốm có nhiều thêm, do mãi lực tăng. Dẫu đã có thêm nhiều loại bánh kẹo để lựa chọn nhưng nhà làm cốm Phong Hậu hiện nay đều vẫn sống được với nghề truyền thống. Phóng viên báo Thanh Niên ghi nhận toàn cảnh làng cốm này qua đoạn ký sự như sau.

Theo quốc lộ 1A từ ngã ba Chí Thạnh (Tuy An) rẽ qua đèo Thị khoảng 3 cây số đã là làng cốm Phong Hậu lâu đời của xứ "đất Phú trời Yên". Phóng viên có dịp đến Phong Hậu vào lúc làng bắt đầu vào mùa cốm Tết. Nhân vật am hiểu nghề cốm ở Phong Hậu mà tôi tìm gặp là ông Phạm Quả, 63 tuổi, một trong vài người cứng tuổi còn làm cốm ở đây, ông đang bày mấy khuôn cốm ra hong nắng. Ở tuổi ông, rất ít người còn đóng cốm, bởi nghề này đòi hỏi phải có sức vóc, mạnh tay để chà và nén cốm. Bây giờ đã có máy rang, xay cốm, chứ hồi trước còn phải rang tay và giã bằng cối đá. Mà nếp làm cốm phải là nếp tượng trồng tại vùng đất này; còn nay, nếp mua từ các tỉnh miền Bắc.Trước kia, nếp làm cốm phải rang nguyên vỏ với cát nóng trong chảo gang lớn, khi hạt nếp bung đều thì lấy rổ thưa để chà vỏ rồi mới bỏ vào cối giã. "Hồi nẳm (xưa, trước), giã cốm vui lắm nghe mày! Trai gái thức dậy từ mờ sớm, giã cà bịch, cà bịch đến khi nào cốm mịn. Tao tán gái, được vợ cũng từ việc giã cốm..." - ông Quả mơ màng. Rồi ông luận tới thực tại: "Chỉ riêng việc nếp làm cốm bây giờ là nếp đã xay xát vỏ trấu thì cái mùi thơm của cốm đã bị mất đi nhiều. Nhưng biết làm sao được, thời buổi công nghiệp nên chuyện ăn uống cũng phải giảm cái phần tinh ngon thôi...".

Cốm Phong Hậu có 4 loại chủ yếu: cốm bột, cốm dẻo (cốm gừng), cốm giòn và cốm bắp. Loại cốm bắp rang nổ nguyên hạt, trộn với đường dẻo thành từng nắm tròn, bây giờ hầu như không còn ai làm (cốm này chủ yếu dành cho trẻ con). Loại cốm giòn 500 đồng/bì 7 viên như ngón chân cái, vẫn còn được chuộng tại một số vùng nông thôn. Phong Hậu giờ phần lớn chỉ làm cốm bột và cốm dẻo. Cốm bột thì đóng miếng từ nếp rang xay nhuyễn trộn với đường cát; cốm dẻo thì giã hạt nếp rang ra làm ba làm tư, rồi ngào với đường và gừng đã xào chín.

Bạn,

Cũng theo báo TN, ăn cốm bột thì được hưởng trọn mùi vị của nếp đồng, còn ăn cốm dẻo thì nếp lại quyện với vị cay mềm của gừng, thêm tách nước trà giữa một ngày vãn xuân thì ít ai có ý đòi hỏi gì cao xa thêm nữa. Ăn cốm là phải sau 3 ngày Tết mới đằm thắm bởi vì miếng cốm trông vẻ cục mịch, lại đậm vị ngọt nên dễ bị "cho qua" so với các món khác. Cốm Phong Hậu vẫn được tiêu thụ từ miệt biển đến vùng rừng, từ trong huyện ra ngoài tỉnh, và người ta còn ăn cốm thì dân Phong Hậu còn làm.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Khi có dấu hiệu trở dạ, thai phụ 25 tuổi ở Trà Vinh được người phụ nữ chở bằng xe máy đến bệnh viện sinh thì xảy ra tai nạn với ôtô khách khiến cả hai tử vong.
Ai nói rằng dân Việt Nam không ưa hàng Trung Quốc? Từ hành tỏi cho tới nho, từ biên giới phía Bắc vào, là tiêu thụ nhanh chóng...
Không chỉ là lễ cúng, nhưng cũng là dịp vui chơi... Đó là suy nghĩ của nhiều người dân trong dịp Tết Đoan Ngọ, đặc biệt là cán bộ có cớ tưng bừng.
Trước tiên là chuyện ở Huế. Báo Dân Việt kể về chuyện tài xế Công ty cổ phần Xe khách Thừa Thiên - Huế đình công, phóng viên tới làm tin, bị người của công ty này xua đuổi và chửi là "đồ ăn cướp".
Không khí văn học tự nhiên căng thẳng ra – đó là chuyện ở Bình Định, khi một nhà văn bị chụp mũ là chống Cộng, là đứng về phía chế độ Sài Gòn cũ… khi ông viết về nhà văn Võ Phiến.
Rất nhiều chuyện để suy nghĩ, khi hàng ngày mở báo ra đọc. Như chuyện phong bì ở bệnh viện, hay chuyện nhân viên y tế sơ xuất, bệnh nhân phải cưa chân. Hỏi sao, dân phải cúng phong bì.
Tuy nhiên, báo cáo chỉ ra rằng vào đầu tháng 5.2016, hiện tượng cá chết tại một số tỉnh miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị…
“Tối 2-6, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Lương Ngọc Khuê đã ký công văn gửi Giám đốc Bệnh viện (BV) K đề nghị làm rõ sự việc người dân phản ánh “nhân viên y tế cầm một xấp phong bì”.
Hà Nội muốn gì? Muốn đưa Bob Kerrey vào trại cải tạo chung thân hay 20 năm? Có những mối thù dai dẳng như thế, nửa thế kỷ vẫn không quên.
Người nuôi tôm đang thê thảm... Câu chuyện xảy ra ở một phương diện khác với chuyện cá chết Miền Trung, cho thấy nông nghiệp nuôi thủy sản luôn luôn đối phó với nhiều bất trắc.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.