Hôm nay,  

Lúa ‘Ma’ Vùng Nước Nổi

2/28/200700:00:00(View: 5399)

Lúa ‘Ma’ Vùng Nước Nổi

- Bạn,

Theo báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, khi mùa nước đổ về những cánh đồng cũng là lúc cho cư dân vùng nước nổi đồng bằng sông Cửu Long đi thu lượm lúa ở những cánh đồng ngập nước. Đây là loại lúa mà các nhà khoa học xếp  vào nhóm hoang kỳ, một loại  lúa tự mọc, không có bàn tay của nông dân, trong mùa lũ mới trổ bông, còn người dân quê đơn giản gọi bằng cái tên mộc mạc là lúa "ma". Xưa lúa ma mọc hằng hà vô số ở các cánh đồng ngập lũ, mọc không cần phân bón, không sợ sâu bọ tấn công, giữa bốn bề nước đục ngầu, lúa cứ ngạo nghễ vượt lên xanh tốt.. Báo Thanh Niên ghi nhận về loại lúa này qua đoạn ký sự như sau.

Cứ lũ ngập đồng là thấy ngọn lúa ma xanh rờn vượt mặt nước.Nhìn chúng ẻo lả theo con nước không ít người lầm tưởng chúng là cỏ hoang gây hại chứ đâu ngờ đó là hạt gạo thuần khiết ngon lành. Lúa ma thân dài khoảng 2,5m nhưng lũ lớn thì cây lúa có thể kéo lóng cho thân dài hơn 5m. Lúa này có đặc điểm kỳ lạ, lũ lên nhanh lóng lúa sẽ co bóp lại cho thân dài thêm, lúc này lóng lúa lẹp kép, còn khi lũ nhỏ hay nước lên chậm lóng lúa ngắn và co lại có hình tròn. Dựa vào lóng lúa ma người ta biết nước lũ lên nhanh hay chậm. Hiện nay diện tích lúa ma còn lại rất ít, chỉ có Tràm chim Tam Nông ở tỉnh Đồng Tháp là còn nhiều lúa ma.

So với các giống lúa ma vùng lũ đồng bằng Sông Cửu Long và thậm chí các cây lúa ma ở Bắc Thái Lan, Miến Điện lúa ma Tràm Chim có đặc điểm nổi trội hơn các cây lúa ma vùng khác là nước lũ cao đến đâu thân lúa cao vượt nước đến đó. Do ưu điểm này mà lúa ma được chọn làm nguồn gien quý tạo giống mới cho nông dân trồng trong mùa nước nổi.

Mùa nước nổi qua, gió bấc thổi hiu hiu tới là người dân rủ nhau đi hái lúa ma. Họ đem theo mấy tấm mê bồ căng ra rồi lấy cây tre hoặc cây sào từ sau quất tới cho các bông lúa rơi vào mê bồ. Những hạt lúa rơi vãi sẽ nuôi no bụng các loại chim hoang dã, các hạt còn sót lại được đất phù sa phủ lên đợi tới khi lũ về hạt lúa phá đất nảy mầm thành cây. "Gạo ma" nấu cơm ăn thơm ngon hơn gạo thường, có bất tiện là để lâu hạt gạo mau hư, hôi ẩm.

Bạn,

Báo Thanh Niên ghi nhận rằng hạt lúa ma bây giờ được "ưu ái" bởi lẽ đơn giản: ăn gạo từ lúa ma không sợ ngộ độc thuốc trừ sâu, lúa phát triển tự nhiên tự sinh tự diệt không có sự can thiệp của con người, không nhiễm các loại hóa chất, lại trải qua tiến  trình chống chọi với lũ nên hạt gạo rất bổ béo.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chuyện làm hàng mã là một kinh doanh giúp nuôi sống nhiều ngàn gia đình tại VN…Trên nguyên tắc, là dị đoan nhưng có tác dụng kinh tế.
Mì gói, mì gói, mì gói... Nếu không có mì gói, thế giới này sẽ trở ngại biết là bao nhiêu. Cứu trợ nạn nhân bão lụt cũng không biết gửi gì cho tiện. Bản tin VietQ kể: Số liệu thống kê mới nhất từ Hiệp hội mỳ ăn liền thế giới (WINA) cho thấy, sau 2 năm có dấu hiệu suy giảm, lượng tiêu thụ mỳ gói của Việt Nam đã tăng mạnh trở lại.
Có phải ung thư từ ô nhiễm môi trường? Đúng như thế. Có phải ung thư vì hóa chất tẩm vào thực phẩm? Đúng như thế. Có phải ung thư vì nhà máy phun khói mù mịt bầu trời? Đúng như thế. Có phải ung thư vì nguồn nước uống bị nhiễm độc, mất trong lành? Đúng như thế. Có phải ung thư vì khói xe mù mịt, vì bụi xi măng bên công trường bay ám sang khu phố, vì khu xử lý rác phải không làm tốt công việc, vì nhậu nhẹt tưng bừng? Đúng như thế. Và ung thư cũng vì chúng ta hại nhau, phun khói thuốc vào ám đầy nhà...
Khói thuốc hại vô cùng tận... Khói thuốc sẽ làm suy kiệt dân tộc... Bản tin Infonet nêu câu hỏi: Tăng thuế thuốc lá có làm gia tăng thất nghiệp? Đối với nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, kết quả nghiên cứu cho thấy, số việc làm tạo ra ở các ngành khác lớn hơn so với số việc làm bị mất đi của ngành thuốc lá.
Vậy là bão nữa rồi... Cũng Miền Trung, cũng quê ông Hồ... sao cứ mãi bão lụt, có phải trời hành cơn bão mỗi năm?
Bản tin Infonet kể: Các tỉnh đồng loạt cấm biển, di dời hơn 17.000 người... Để ứng phó với bão số 4, các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh đã thực hiện cấm biển; di dời 14.036 người trên các lồng bè, lều, chòi canh và 3.301 người trên đất liền đến nơi an toàn.
Đó là kỷ lục thế giới: ngành sư phạm Việt Nam kém hấp dẫn... Báo Lao Động kể chuyện Gia Lai và Thanh Hóa: “Cả ngành sư phạm chỉ có 1 sinh viên: Đào tạo thế nào?”
Câu chuyện qua sông vẫn y hệt như phim ảnh của thế kỷ trước… Báo Dân Việt kể về: Con đường tre mạo hiểm dài hơn 100m trên sông ở Lạng Sơn. Để tới trường, tới chợ phiên phía bên kia sông Kỳ Cùng (Lạng Sơn), người dân thôn Xuân Lũng phải vượt qua cây cầu tạm được kết từ 17 bè tre.
Nhiễm HIV vì dùng chung kim tiêm? Trong khi có nghi vấn như thế, người y sĩ trong cuộc nói là không xài chung kim tiêm...
Đà Lạt đẹp tuyệt vời với hồ, với đồi, với rừng... nhưng bây giờ thì, đành than thở thôi. Báo Lao Động kể: Hồ Than Thở đang... “tắc thở”...
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.