Hôm nay,  

Nông Dân Không Có Tết

27/01/200700:00:00(Xem: 2936)

Nông Dân Không Có Tết

Bạn,

Theo báo quốc nội, chỉ còn 3 tuần lễ nữa là đến Tết Đinh Hợi, nhiều người đã lo mua sắm để chuẩn bị đón Tết. Thế nhưng đối với  nhiều nông dân vùng ven ngoại thành TPSG, Tết dường như còn xa. Nhiều nơi, nông dân bị thất mùa vì rầy nâu, dịch bệnh, trong khi các món nợ vay ngân hàng đến hạn kỳ phải trả.Báo SGGP ghi nhận tình cảnh khốn khổ của nông dân của một xã ngoại thành SG như sau.

Xã Tân Nhựt huyện Bình Chánh là xã có diện tích lúa bị thiệt hại trong dịch rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nặng nhất thành phố (năm 2006, toàn xã có 1 ngàn 460 hécta diện tích trồng lúa thì có gần 1 ngàn 100 hécta bị thiệt hại).Tại xã này, phóng viên gặp nông dân Tạ Văn Dĩa, 64 tuổi. Ngồi tuốt những hạt lúa vừa gặt về từ mảnh ruộng bị rầy nâu phá hại, bác Tạ Văn Dĩa, tâm sự với phóng viên: "Tôi có 7 công đất ruộng, làm mỗi vụ cũng thu được 150 giạ lúa, năm nay bị rầy nâu, thu chưa được 20 giạ. Dù được nhà nước hỗ trợ, nhưng vụ này tôi vẫn lỗ hơn 2 triệu đồng. Lúa thất, tiền nợ phân bón, cày xới đất chưa trả, không biết vụ sau phải thế nào, nói gì đến chuyện ăn Tết".

Tại ấp 2 xã Tân Nhật, có vợ chồng anh Thái Văn Lời  nhà nghèo, không có đất, phải thuê đất làm ruộng, cần mẫn làm việc hàng năm, trừ các khoản chi phí anh còn dư một ít nuôi 2 đứa con ăn học. "Tất cả tiền thuê đất, phân bón, cày xới tôi đều gối đầu, xong vụ mới trả. Năm nay lúa có giá, tưởng được ăn cái Tết khá hơn mọi năm không ngờ bị dịch bệnh, đâm ra tiêu hết", giọng anh thật buồn.Trên cánh đồng trước nhà, bác Lê Thị Thài (ấp Phước Hiệp, phường Trường Thạnh quận 9) đang chăm bón giàn khổ qua và những cây bắp trồng được hơn 10 ngày. "Làm lúa bị rầy nâu phá hại nên tôi tranh thủ trồng ít bắp mong kiếm chút đỉnh tiền mua giống và phân bón vụ sau. Bây giờ đâu dám nghĩ đến Tết", bác Thài cho biết.

Bạn,

Cũng theo báo SGGP, tại những xã duyên hải của huyện Cần Giờ, tuy  nông dân không bị thất mùa, nhưng lại trắng tay vì các cơn bão vừa qua. Tại  xã đảo Thạnh An  ở huyện Cần Giờ, nơi bị bão số 9 tàn phá nặng nề, phóng viên ghé vào ngôi nhà của một cư dân tên là Phạm Thị Diệu. Chị Diệu cho biết: Chồng đi làm công cho các chủ ghe, còn chị nhận vá lưới, sống đắp đổi qua ngày.Từ khi bão đến nay, nhiều ghe không ra khơi nên vợ chồng chị không có việc làm. Theo một  viên chức của ấp cho biết: một chủ ghe khi ra khơi thường thuê 4 đến 6 ngư dân, ngày nào chủ ghe nghỉ thì họ thất nghiệp. Hiện vào mùa gió chướng, nhiều chủ ghe không ra khơi, nên Tết này có lẽ nhiều nhà sẽ không có Tết. 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.