Hôm nay,  

Lời Thề Giữ Rừng

26/02/200700:00:00(Xem: 2631)

Lời Thề Giữ Rừng

Bạn,

Theo báo quốc nội, tại miền Bắc VN, có cộng đồng người sắc tộc Pu Péo (ở xã Phố Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) bao đời nay vẫn lưu giữ một nghi lễ kính cẩn với những cánh rừng nguyên sinh của mình: Lời thề giữ rừng. Trong ngày lễ, tất cả dân Pu Péo  ra trước cửa rừng đầu bản làng để hành lễ và cùng cất cao lời thề gìn giữ rừng. Báo Lao Động ghi nhận về nghi lễ này như sau. 

Lễ cúng rừng cầu sự an lành cho con người, súc vật và cỏ cây thì không phải chỉ một mình dân sắc tộc Pu Péo mới có. Song, để có một ngày cả cộng đồng ra trước cửa rừng đầu bản cùng hành lễ, rồi cùng nghe lời thề giữ rừng vang lên khắp thôn xóm của người Pu Péo, thì cả Việt Nam chỉ có một nghi lễ đặc biệt này. Lời thề cứ vang lên như tiếng của cỏ cây, như lời sấm dạy giữa thinh không của tạo hoá, người Pu Péo sống hồn nhiên giữa hoang sơ, họ cũng không biết lấy thế làm tự hào. Cha ông họ vẫn thề như thế, và cháu con họ mãi mãi sau này cũng sẽ hứa với thần rừng như thế.Giá mà lời thề giữ rừng được vang lên nhiều nơi khác ngoài Củng Chá, thì có khi lễ cúng kia của người Pu Péo trở thành một thứ lời thề chung của ngành kiểm lâm.

Tại Việt Nam, dân tộc này thuộc vào trong số 4 dân tộc ít người nhất (trên cả nước, theo thống kê mới nhất, chỉ có 705 người). Bản Củng Chá là nơi có đông người Pu Péo sinh sống nhất với hơn 140 người. Đứng ở bản Củng Chá, đỉnh núi án ngữ tầm nhìn trước nhà ông Pháng chính là dãy núi giáp biên. Cái xóm đẹp đến nao lòng của người Pu Péo ở Phố Là hiện ra, với khu cổng chào cong cong mái vòm hoàn toàn bằng đá đen đẽo thành tảng vuông vức xếp rất tự nhiên. Những bức tường thành bằng đá tảng ốp hình móng lừa ở đầu bản như kiến trúc của thành nhà Hồ ở Thanh Hoá.

Xóm Củng Chá vốn nằm sát chân khu rừng cấm, muốn vào xóm phải chui qua cổng vòm bằng đá, xung quanh xóm có công sự đá xếp uốn lượn chạy tít hút vào trong rông núi. Trong xóm là những ngôi nhà lớn, đất nện, ốp viền đá tảng xanh xếp vạm vỡ dọc các viền đồi. Những cây sa mộc già nua u mấu đứng sừng sững trước cổng, trước hiên. Những bể nước đẽo bằng đá liền khối có sức chứa 4-5m3. Những hiên nhà điệp điệp đá đẽo

Bạn,

Báo Lao Động ghi nhận rằng Cao nguyên đá Đồng Văn bao đời vẫn trơ lơ những đá xám eo xèo như thế; bỗng dưng, người Pu Péo, vì có lời thề giữ rừng, đã có được những cánh rừng già mọc như một ốc đảo xanh lạ lùng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.