Hôm nay,  

Chùa Vạn Linh Ở Núi Cấm

13/11/200600:00:00(Xem: 4149)

Chùa Vạn Linh Ở Núi Cấm

Bạn,

Theo báo quốc nội, trên địa bàn tỉnh An Giang, có núi Cấm (còn có tên là Thiên Cẩm Sơn), một ngọn núi hùng vĩ nhất trong dãy Thất Sơn (716 mét). Ngoài môi trường thiên nhiên lý tưởng, núi Cấm còn nổi tiếng với nhiều chùa, miếu, am, động, hang, trong đó có chùa Vạn Linh là danh lam của vùng này. Báo CA Thành phố Sài Gòn dựa theo tài liệu của báo Người Viễn Xứ viết về chùa này như sau.

Trước kia trên đỉnh Cấm Sơn có một vài ngôi chùa và nhiều am cốc, như chùa Phật Nhỏ, chùa Phật Lớn, Trung Sơn Thiên Tự..., trong đó có một ngôi chùa đã đi vào ký ức của nhiều Phật Tử trên vùng Bảy Núi. Đó là chùa Vạn Linh.

Chùa Vạn Linh trước có tên là chùa Lá. Người bạt núi dựng chùa đầu tiên là Nguyễn Văn Xứng, sinh năm 1895 tại Bến Tre, đệ tử của tổ Phi Lai thuộc dòng Lâm Tế. Ngài đã xuất gia lên núi tìm thầy học đạo từ năm 1918, pháp danh là Thượng Thiện Hạ Quang. Hòa Thượng Thích Hoằng Xưng, thường trực tại bổn chùa hiện nay cho biết: Vào năm 1929, Hòa Thượng Thích Thiện Hạ Quang đã chọn đất lập am thờ Phật, lúc đầu làm bằng tranh lá đơn sơ để ẩn tu, dần dần số đệ tử quy tụ về đông hơn, mới cùng nhau ra công góp sức tu bổ. Đến năm 1940, cái am nhỏ bắt đầu đổi thành chùa, lấy tên là chùa Vạn Linh. Năm 1943 chùa được xây dựng lại đàng hoàng hơn, to đẹp và kín đáo hơn. Đến năm 1946, do chiến tranh, chùa bị phá hủy hoàn toàn. Sau năm 1975, giữa cảnh hoang tàn đổ nát, ông Lâm Cáo Kía, một cư sĩ mộ đạo Phật, đứng ra dựng lại một cái chòi lá ngay trên nền chùa cũ và lập bàn thờ Phật để ngày đêm hương khói. Cho đến năm 1983, ngôi Chùa Lá mới phục hồi.

Chùa được thiết kế theo lối kiến trúc vừa mang sắc thái Á Đông vừa mang tính hiện đại bao gồm tiền đường và hậu đường. Phần chính điện là nơi an vị các tượng Phật sơn son thếp vàng lộng lẫy giữa một khung cảnh trang nghiêm, trầm mặc và thoát trần, tạo ra một ấn tượng thẩm mỹ giữa phong cảnh u tịch của núi rừng. Ba ngọn tháp trước tiền đường làm tăng thêm vẻ thâm nghiêm. Bên trái là tháp chuông chín tầng với quả đại hồng chung nặng 1.2 tấn. Bên phải là tháp Tổ, chính giữa là Quan Âm các chín tầng cao 35 mét. Toàn cảnh tạo nên một nét đẹp hài hòa giữa lối kiến trúc tôn giáo và cảnh sắc thiên nhiên. Chung quanh chùa là những vườn hoa, vườn kiểng, vườn cây ăn trái và cây rừng tươi tốt bốn mùa, tạo nên một phong cảnh vừa thơ vừa thiền.

Bạn,

Cũng theo báo quốc nội, nhờ cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ và trong lành, được mệnh danh là "Đà Lạt 2", nên khu du lịch núi Cấm mỗi năm thu hút hơn 500 ngàn du khách, đều dừng chân ở chùa Phật Lớn và chùa Vạn Linh. Vào mùa lễ hội Vía Bà, ngày rằm và ba mươi lượng khách còn tăng lên gấp nhiều lần.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.