Hôm nay,  

Quán Cóc Sài Gòn

01/08/200600:00:00(Xem: 2571)

Bạn,

Theo ghi nhận của báo quốc nội, trên địa bàn nội thành  Sài Gòn có hàng nghìn quán xá với vô vàn màu sắc khác nhau. Đặc biệt, quán cóc với vài chiếc ghế thâm thấp trên vỉa hè hay đầu con hẻm là hình ảnh  làm vấn vương những người từng sống ở Sài Gòn. Quán cóc bán đủ loại thức ăn, thức uống: nghêu sò, hột vịt, cháo, mì, bánh canh, bún, bánh ướt, bánh bèo, cà phê, chè... Lụp xụp, nghèo nàn, không bao giờ thiếu tiếng ồn nhưng ngon, rẻ và thân tình là đặc điểm chung của hầu hết các quán cóc ven đường thành phố Sài Gòn. Báo Người Lao Động ghi nhận toàn cảnh về quán cóc ở Sà Gòn qua đoạn ký sự như sau.

Tại SG, có lẽ trong các loại hình quán cóc, cà phê cóc có sức sống mãnh liệt hơn hết. Nhiều loại hình cà phê hưng thịnh rồi suy tàn, nhưng cà phê cóc vẫn âm thầm sống dai dẳng dù qua bao cuộc đổi dời. Xếp đầu bảng, có lẽ là quán trước hẻm nhà của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (đường Phạm Ngọc Thạch, quận 1).  Cách cà phê hẻm Trịnh không xa lắm là quán cà phê cóc trên đường Hàn Thuyên (quận 1). Dăm chiếc ghế đặt cạnh gian hàng thiệp đủ màu sắc, bên kia đường là công viên với hàng cây xanh mát, giờ tan trường từng tà áo trắng Trưng Vương thướt tha lướt nhẹ dưới hàng cây làm gợi nhớ đến nhạc phẩm Con đường tình ta đi của nhạc sĩ Phạm Duy để rồi mơ mộng, để rồi thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thản.

Quán cóc Sài Gòn đâu chỉ có cà phê. Tờ mờ sáng, nhiều quán ăn vỉa hè đã được dọn ra để phục vụ cho những người đi làm sớm. Hình ảnh nồi nước tỏa khói trong sương sớm và bóng người lúi húi ăn vội bữa ăn đầu ngày đã là một phần không thể thiếu của Sài Gòn. Quán bánh ướt bà Lạc ở đường Trần Khắc Chân (quận 1) đã bước qua tuổi 30. Con dao dùng để cắt bánh tôm khô ngày nào giờ trở nên mỏng tang như lá lúa vì qua không biết bao nhiều lần mài giũa. Trong thời buổi giá xăng tăng vùn vụt, dĩa bánh cũng chỉ bán 3 ngàn đồng. 30 năm vẫn một con đường đó dù bây giờ bà không bán giữa lòng đường nữa mà vào ở đậu hiên nhà người quen, khách đến ăn phải ngồi bó mình chật chội hơn trên chiếc ghế gỗ.

Bạn,

Báo Người Lao Động viết tiếp: "Có thể nói, tìm một quán cóc ở Sài Gòn là chuyện dễ làm nhất. Đêm xuống, những chiếc đèn tù mù sáng càng làm quán cóc thêm một vẻ huyền bí, thu hút nhiều người thích ăn khuya. Đến quán cóc, người ta chẳng yêu cầu chiếc ghế ngồi tươm tất, chỉ cần một không gian chan hòa để xua đi nỗi buồn và gánh nặng mưu sinh, để thỏa mãn thói quen la cà ăn uống trót ngấm sâu vào máu của người thành phố."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.